ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 87)

6. Bố cục của luận văn

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG

2.3.1. Thành công

Kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hƣớng, tăng tỷ trọng khu vực chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trƣởng hàng năm đều ở mức cao.

Sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu, với tổng giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng cao, có vai trò quan trọng thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, nông nghiệp một mặt đáp ứng đƣợc đa số nhu cầu lƣơng thực tạo chỗ của ngƣời dân địa phƣơng một mặt cung ứng hàng hóa cho các huyện, thị xã, thành phố trong và ngoài tỉnh.

Về cơ cấu sử dụng đất giữa 3 nhóm đất chính, nhìn chung đã có những bƣớc chuyển đổi hợp lý, tích cực theo hƣớng tăng dần tỷ lệ đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, các công trình công cộng, các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; tỷ lệ đất nông nghiệp và đất chƣa sử dụng giảm dần.

Trong nội bộ đất nông nghiệp, cơ cấu sử dụng đất tƣơng đối hợp lý và dần dần đã đạt hiệu quả cao hơn. Đất lúa đặc biệt là đất trồng lúa có năng suất cao đƣợc tƣới thƣờng xuyên đƣợc khoanh định bảo vệ.

Các công thức luân canh tăng vụ đƣợc bố trí áp dụng gắn với việc cải tạo bảo vệ nâng cao độ phì của đất do đó năng suất lúa tăng đều qua các năm đảm bảo cung cấp đƣợc phần lớn lƣơng thực cho huyện

Việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đƣợc tỉnh, huyện chú trọng từng bƣớc phát huy tốt tiềm năng đất đai về tính chất đất, khả năng tƣới tiêu, tập quán canh tác và yêu cầu của thị trƣờng.

Sản xuất nông nghiệp đang phát huy các lợi thế, đƣợc chú trọng đầu tƣ, nên phát triển nhanh, vững chắc, tạo đà cho phát triển công nghiệp - TTCN và dịch vụ theo đúng đƣờng lối phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay của Đảng.

2.3.2 Những hạn chế

- Nguy cơ thiếu nƣớc đang đe doạ nhiều vùng trong huyện, bình quân lƣợng nƣớc trên đầu ngƣời ở huyện thấp. Kinh tế phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, thiếu vững chắc. Công tác quy hoạch và chỉ đạo thực hiện còn nhiều hạn chế, chƣa phát huy đƣợc lợi thế của tài nguyên đất, nƣớc, khí hậu.

- Chƣa có HTX, trang trại doanh nghiệp nông nghiệp nào, giá trị SXNN chủ yếu do kinh tế hộ tạo ra.

thiếu bền vững. Ngành trồng trọt còn chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp và có xu hƣớng giảm, dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu sản xuất toàn ngành.

- Nguồn vốn đầu tƣ phát triển cho nông nghiệp còn thấp.

- Hạn chế trong việc sử dụng máy móc thiết bị, đầu tƣ vốn, cải tiến công nghệ sản xuất.

2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế

Nguyên nhân thứ nhất, công tác quy hoạch tiểu vùng chƣa tốt, việc phát triển cây trồng do các hộ dân tự phát, chƣa có sự hỗ trợ của nhà nƣớc và nhà khoa học; do đó hiệu quả SXNN chƣa cao và gặp nhiều rũi ro về thời tiết.

Nguyên nhân thứ hai, các nội dung của phát triển nông nghiệp chƣa hoàn thiện, cụ thể nhƣ:

- Số lƣợng cơ sở sản xuất chƣa đủ lớn, quy mô nhỏ, kinh tế hộ còn hạn chế nhiều mặt nhƣ: quy mô nhỏ, thiếu vốn đầu tƣ, trình độ năng lực tổ chức sản xuất hạn chế… nhƣng vẫn giữ vai trò sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp. - Cơ cấu SXNN chƣa hợp lý, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp còn chậm, chăn nuôi và dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp.

- Quy mô sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp còn khiêm tốn. Tỷ lệ đất SXNN nhỏ, các chỉ tiêu về năng suất, hệ số sử dụng đất và diện tích đất canh tác bình quân trên hộ thấp, thiếu vốn đầu tƣ. Lao động nông nghiệp còn có tập quán sản xuất lạc hậu, lao động qua đào tạo thấp.

- Trình độ thâm canh trong nông nghiệp thấp, cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp còn thiếu, xuống cấp, giống vật nuôi, cây trồng bố trí chƣa phù hợp, công tác vận động, tuyên truyền sử dụng giống mới, kỹ thuật mới chƣa nhiều.

- Liên kết trong SXNN còn rất nhiều hạn chế. Các cơ sở sản xuất chƣa có liên kết kinh tế tiến bộ phù hợp.

- Công tác thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản chƣa đƣợc quan tâm, công tác khuyến nông, phòng trừ sâu, dịch bệnh còn hạn chế.

Nguyên nhân thứ ba, công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo các cấp còn bất cập. Cán bộ nông nghiệp còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, chƣa tận dụng hết tiềm năng và cơ hội để phát triển nông nghiệp.

KẾT U N CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2 luận văn đã phân tích rõ đặc điểm về tự nhiên, xã hội và kinh tế của huyện Tây Giang. Trên cơ sở số liệu, thông tin thu thập đƣợc và bằng các phƣơng pháp phân tích chủ yếu đó là phân tích thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tổng hợp và khái quát hóa. Luận văn đã phân tích thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp Huyện Tây Giang qua 6 nội dung đó là: phân tích số lƣợng cơ sở SXNN thời gian qua, tình hình chuyển dịch cơ cấu SXNN huyện Tây Giang, quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp, tình hình thâm canh trong nông nghiệp, tình hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp, kết quả sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi.

Qua phân tích tác giả đã làm rõ thực trạng đồng thời rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những mặt hạn chế đó, làm cơ sở để nghiên cứu xây dựng các giải pháp phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢN NAM 3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN TÂY GIANG

3.1.1 Quan điểm

- Phát triển nông nghiệp theo nhu cầu thị trƣờng trên cơ sở lợi thế sẵn có tại địa phƣơng. Phát triển tối đa lợi thế tiềm năng về các loại cây phù hợp với loại đất và nhu cầu tiêu dùng, phát triển công nghiệp phụ trợ nhƣ công nghiệp chế biển, bảo quản, sơ chế để nâng cao giá trị nông sản.

- Phát triển nông nghiệp gắn với hiệu quả, lựa chọn các sản phẩm chủ lực có giá trị gia tăng cao. Phát triển nông nghiệp gắn áp dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học vào sản xuất, từng bƣớc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vƣơn lên thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đạt hiệu quả kinh tế cao. [25]

- Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành theo hƣớng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. Chú trọng bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

- Phát triển nông nghiệp phải giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt khu vực biên giới và đồng bào dân tộc tại chỗ. Giải quyết tốt yêu cầu đản bảo an ninh lƣơng thực và không ngừng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất. [20]

3.1.2. Mục tiêu

. Mục tiêu chung

- Phát huy lợi thế về đặc điểm điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực, thu hút nguồn lực từ bên ngoài, tận dụng các cơ hội đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp.

- Gia tăng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao vai trò và tỷ trọng của ngành chăn nuôi gắn với nâng cao chất lƣợng nguồn lao động nông nghiệp, mở rộng và phát triển thị trƣờng tiêu thụ thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao dân trí, tạo thêm việc làm, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các điểm dân cƣ tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội. [19]

- Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra trong sản xuất nông nghiệp.

b. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2025 đạt đƣợc các mục tiêu cụ thể sau:

- Tốc độ tăng GTSX nông nghiệp là 6%/năm. Trong đó, tốc độ tăng GTSX ngành trồng trọt 5%/năm, tốc độ tăng GTSX ngành chăn nuôi 14%/năm, tốc độ tăng GTSX ngành dịch vụ nông nghiệp 4%/năm.

- Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: GTSX trồng trọt chiếm 40%, chăn nuôi 52%, dịch vụ 8%.

- Tổng sản lƣợng lúa gạo đạt đƣợc 6000 tấn; Tổng sản lƣợng ngô đạt đƣợc 1400 tấn; Tổng sản lƣợng ngô đạt đƣợc 15000 tấn

- GTSX cây hằng năm chiếm 55% trong tổng GTSX ngành trồng trọt, GTSX cây lâu năm chiếm 45% trong tổng GTSX ngành trồng trọt. Trong tổng GTSX cây hằng năm, GTSX Cây công nghiệp hàng năm chiếm 20%, Trong tổng GTSX cây lâu năm, GTSX Cây công nghiệp lâu năm chiếm 50%

nuôi. GTSX chăn nuôi gia cầm chiếm 40% trong tổng GTSX ngành chăn nuôi.

3.1.3. Phƣơng hƣớng

- Phát triển nông nghiệp là ngành chủ đạo trong cơ cấu kinh tế, làm nền tảng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Từng bƣớc đƣa nông nghiệp phát triển theo chiều sâu, áp dụng công nghệ tiến bộ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo từng vùng, phát triển các vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa. [3]

- Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho SXNN, nông thôn; gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, mở rộng các loại hình dịch vụ; nâng thời gian làm việc cho lao động nông thôn. Tăng cƣờng thực hiện liên kế sản xuất, phát triển các sản phẩm chủ lực phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ, khả năng kinh tế, tập quán sản xuất của nông dân đến từng vùng, từng xã.

- Tăng cƣờng thâm canh nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở chuyển dịch nhanh cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng khoa học công nghệ; khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống, mở rộng các loại hình dịch vụ, chế biến nông sản.

- Khuyến khích quá trình tập trung tích tụ ruộng đất; nâng cao năng lực kinh tế hộ, gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa sản xuất và tiêu thụ. Khai thác có hiệu quả và bảo vệ diện tích đất nông nghiệp. [5]

Về trồng trọt: Phải lựa chọn một cơ cấu giống, cây trồng phù hợp và

những công thức luân canh hợp lý trên từng vùng, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, năng suất lao động nông nghiệp. Giữ vững quỹ đất cho cây lƣơng thực nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực. Triển khai, nâng cao hiệu quả tại các vùng có quy hoạch sản xuất hàng hóa theo quy hoạch đã phê duyệt.

Về chăn nuôi: Trên cơ sở lợi thế về điều kiện sinh thái từng vùng để

giống, thức ăn để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, xây dựng ngành chăn nuôi theo hƣớng tập trung, nâng cao thu nhập của nông dân, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số. [4]

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN TÂY GIANG TRONG THỜI GIAN ĐẾN

3.2.1 Phát triển các cơ sở sản xuất nông nghiệp

a. Nâng c o năng l c kinh tế hộ

- Các dự án đầu tƣ trong lĩnh vực nông nghiệp cần ƣu tiên cho các hộ đƣợc sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau đó nông dân đƣợc sản xuất và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp. Nâng cao tích lũy và tiết kiệm của kinh tế hộ, tăng cƣờng cung cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật - khuyến nông cho nông hộ.

- Coi trọng nâng cao dân trí, áp dụng các phƣơng thức sản xuất tiến bộ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Cải thiện môi trƣờng, tâm lý và pháp lý về vai trò, vị trí và quan hệ kinh tế của gia đình nông dân với đời sống kinh tế - xã hội. Khuyến khích lao động ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số đổi mới tƣ duy, cần cù, sáng tạo, tăng tích lũy vốn, trao đổi kinh nghiệm, tích tụ đất đai, phát triển sản xuất hàng hóa. Tận dụng tốt thời gian nhàn rỗi, tăng cƣờng sản xuất để có đủ lƣợng thực, xóa đói giảm nghèo. Phổ biến các mô hình sản xuất tiên tiến cho nông dân học tập, ứng dụng vào thực tiển. [9]

b. Phát triển kinh tế tr ng trại

Việc khuyến khích phát triển các trạng trại trên địa bàn huyện Tây Giang là cần thiết. Vì vậy cần xây dựng và phát triển kinh tế trang trại trong đó ƣu tiên phát triển các trang trại chuyên sản xuất cây- con giống, trang trại trồng trọt, chăn nuôi, nông lâm kết hợp…Sự phát triển các trang trại để định hƣớng và tập hợp các nông hộ nhỏ cùng thực hiện tham gia vào thị trƣờng

cung ứng sản phẩm nông nghiệp, chia sẽ kinh nghiệp học hỏi đƣợc phƣơng thức canh tác mới, áp dụng đƣợc qui t nh sản xuất và sơ chế và bảo quản sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trƣờng. [24]

- Huyện giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân. Hộ nông dân đƣợc chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, thuê hoặc thuê lại quyền sử dụng đất của các tổ chức hộ gia đình, cá nhân khác để phát triển trang trại. Huyện hỗ trợ đầu tƣ phát triển về cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, nƣớc, thông tin, cơ sở chế biến để phát triển kinh tế trang trại. Trang trại đƣợc vay vốn tín dụng thƣơng mại của các ngân hàng thƣơng mại, vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tƣ của Nhà nƣớc.

- Khi thành lập trang trại đƣợc miễn giảm thuế sử dụng đất, thuế thu nhập, nhất là trong giai đoạn sản xuất kinh doanh chƣa đi vào ổn định, giá trị hàng hóa và lợi nhuận chƣa nhiều.Thực hiện chƣơng trình đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các hộ nông dân về thị trƣờng, kỹ năng kinh doanh, hƣớng dẫn lập kế hoạch sản xuất và lập dự án. [10]

c. Phát triển hợp tác xã

Phát triển HTX phải gắn kết hài hòa với các thành phần kinh tế khác. Để phát triển HTX cần chú ý những giải pháp sau:

- Phát triển các HTX trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi, xuất phát từ nhu cầu của các hộ nông dân, phù hợp với trình độ phát triển của các ngành nghề trên địa bàn các xã. Nghiên cứu xây dựng mô hình HTX trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm để tạo động lực phát triển, tăng sức hấp dẫn của kinh tế tập thể. Tập huấn nghiệp vụ ban lãnh đạo hợp tác xã.

- Quy hoạch mạng lƣới các hợp tác xã, tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả trên địa bàn. HTX có thể thành lập và hoạt động theo các ngành yếu nhƣ: hợp tác xã cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ nông nghiệp... Cung cấp các dịch vụ phát triển nông nghiệp cho các xã viên.

- Hình thành các hình thức hợp tác dƣới dạng hội, hiệp hội ngành nghề để giúp nhau về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm trong sản xuất tiêu thụ sản

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 87)