Tăng cƣờng các nguồn lực trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 99 - 102)

6. Bố cục của luận văn

3.2.3. Tăng cƣờng các nguồn lực trong nông nghiệp

a. Đất đ i

Xuất phát từ quan điểm nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, nền tảng cho việc đảm bảo an ninh lƣơng thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho các ngành cơng nghiệp, do đó cần ƣu tiên dành đất cho nông nghiệp. Kết hợp với việc tăng vụ và sử dụng diện tích đất trống dành cho nơng nghiệp để tạo ra giá trị cao hơn. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

Hƣớng phát triển đất nông nghiệp là vừa biến đổi cơ cấu phân ngành theo tài nguyên, lợi thế và yêu cầu thị trƣờng, vừa phát triển theo chiều sâu với hƣớng tạo ra giá trị sản lƣợng cao trên một đơn vị đất đai.

Xây dựng, điều chỉnh phù hợp quy hoạch chi tiết sử dụng đất kết hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất nơng nghiệp và đất có khả năng SXNN. Nâng cao hệ số sử dụng đất cũng nhƣ tăng năng suất của ruộng đất. Tăng cƣờng công tác cải tạo và khai thác sử dụng hiệu quả quỹ đất SXNN ở từng vùng, từng xã…

Hiện tại, cần tập trung, tích tụ ruộng đất để đảm bảo quy mô, tăng nguồn lực sản xuất. Q trình tích tụ đất đai phù hợp với quy luật của thị trƣờng, đáp ứng đƣợc quyền lợi của ngƣời sở hữu và ngƣời sản xuất trên cơ sở chuyển nhƣợng, cho thuê. Tập trung tích tụ ruộng đất mới thực hiện đƣợc sản xuất lớn, tạo điều kiện cơ giới hóa, tăng cƣờng thủy lợi hóa, điện khí hóa, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm...

SXNN; tránh tình trạng sử dụng đất khơng đúng mục đích và sản xuất khơng đúng quy hoạch; hạn chế chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất lƣơng thực sang đất ở, bảo vệ quỹ đất nông nghiệp...

b. L o động

Hiện nay, ở Tây Giang do cịn nhiều khó khăn về đời sống kinh tế nên việc tiếp cận thông tin, cập nhật kiến thức, học tập, nâng cao tay nghề, kỹ thuật sản xuất, kỹ năng lao động của ngƣời dân còn nhiều hạn chế, nhất là trình độ dân trí làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng lao động nơng nghiệp. Do đó cần thiết phải tích cực thực hiện tốt hơn nữa chính sách về giáo dục, đào tạo, nâng cao năng lực nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp của huyện.

Thực hiện đúng lộ trình và giữ vững việc phổ cập giáo dục các cấp, nâng cao dân trí, thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu của ngƣời dân, của ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số, tăng cƣờng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu SXNN, tạo ra nhiều việc làm có thu nhập để thu hút lực lƣợng lao động trẻ, khỏe góp phần nâng cao chất lƣợng nhân lực lao động nông nghiệp.

Đầu tƣ nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề, có chính sách thu hút, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu phát triển; tổ chức các lớp bồi dƣỡng về quản lý, quy trình và cách thức làm giàu từ sản xuất nông nghiệp

Tổ chức chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới cho các các hộ nông dân. Hỗ trợ trong việc triển khai ứng dụng các tiến bộ KHKT. Thực hiện đào tạo bằng nhiều hình thức nhƣ lớp tại địa phƣơng, tham quan, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật… với sự tổ chức, hỗ trợ của Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân… Khuyến khích nơng dân, ngƣời lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động, tiếp cận kiến thức KHKT, công nghệ mới trong sản xuất. Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, cách tiếp cận các thông tin, kiến thức về

SXNN sạch, công nghệ, phƣơng thức sản xuất tiên tiến, kỹ thuật bảo quản, sơ chế nông sản, thị trƣờng nông sản...

c. Hu động v sử dụng m i nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp

Nguồn vốn là nguồn lực có vị trí rất quan trọng. Phát huy sức mạnh sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần để đang dạng hóa các hình thức đầu tƣ SXNN. Sử dụng các thành phần kinh tế vào việc đẩy mạnh SXNN hàng hóa cho phép khai thác hiệu quả các nguồn vốn để đầu tƣ cho nông nghiệp. Tạo điều kiện và nắm bắt mọi cơ hội để có thể huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế. Hình thành và phát triển thị trƣờng vốn có tổ chức ở nơng thơn để đa dạng hóa các kênh cung cấp vốn, đem lại nhiều lựa chọn.

Cần huy động mọi nguồn vốn nhƣ vốn từ ngân sách, vốn tích góp của nhân dân, vốn vay, vốn tài trợ để phát triển sản xuất nơng nghiệp. Phải sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn thu hút đƣợc: vốn ngân sách nhà nƣớc, vốn vay ngân hàng, vốn các chƣơng trình hợp tác quốc tế, vốn ODA, NGO, doanh nghiệp, nhân dân.... Hiện nay, các tổ chức tín dụng, ngân hàng cũng phát triển nhanh về số lƣợng, đây cũng là một lợi thế cho việc huy động nguồn vốn phục vụ đầu tƣ sản xuất. Cải tiến hoạt động của hệ thống tín dụng nơng thơn để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi nông dân vào phát triển sản xuất theo hƣớng các hộ góp vốn cùng kinh doanh.

Việc huy động vốn, sử dụng vốn cần phải thực hiện một cách thật tốt mới có thể phát huy hết tiềm năng của nguồn lực này. Cần phải quán triệt quan điểm phải tận dụng tối đa nội lực, tránh tƣ tƣởng trông chờ ỷ lại. Thực hiện chun mơn hóa sản xuất, tận dụng tốt điều kiện tự nhiên, tƣ liệu sản xuất và sức lao động. Đây là biện pháp tạo vốn tại chỗ, đáp ứng kịp thời cho sản xuất và tăng hiệu quả sử dụng vốn.

định hƣớng chuyển dịch cơ cấu SXNN. Vốn xây dựng cơ bản cần chú trọng giải quyết nhiệm vụ quan trọng đó và trong từng giai đoạn phải tập trung vào cây trồng, vật nuôi chủ lực ở từng vùng. Xác định cơ cấu vốn hợp lý để sử dụng đầy đủ và có hiệu quả.[38]

d. Tăng cư ng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong SXNN.

Chú trọng công tác khuyến nông để chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho nông hộ. Xây dựng, đánh giá rút kinh nghiệm từ đó nhân rộng, phổ biến các mơ hình sản xuất có hiệu quả, các điển hình thành cơng. Đƣa các giống cây trồng, vật nuôi chất lƣơng tốt, sản phẩm có chất lƣợng cao vào sản xuất. Áp dụng công nghệ mới trong bảo quản sản phẩm nông nghiệp.

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động ngƣời dân tích cực tiếp cận thơng tin, học tập kinh nghiệm và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhanh chóng xóa bỏ tập quán sản xuất, phƣơng thức canh tác lạc hậu. Phổ biến sử dụng cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái từng vùng và phù hợp với quy hoạch các vùng chuyên canh và lựa chọn phƣơng hƣớng sản xuất phù hợp. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm dịch giống, thực hiện quy trình sản xuất, thay đổi giống chất lƣợng cao và sạch bệnh. Đa dạng hoá các loại giống cây trồng. Đƣa vật ni, cây trồng đã thử nghiệm có hiệu quả vào sản xuất để đa dạng hố các đối tƣợng ni, trồng.

Cần phải đẩy mạnh việc áp dụng KHKT, công nghệ, phƣơng thức canh tác mới trong SXNN. Đẩy nhanh q trình thƣơng mại hóa các nơng sản chủ lực để tạo động lực thúc đẩy áp dụng tiến bộ trong SXNN. Khuyến khích mở rộng các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ nông nghiệp để tạo ra những giống vật nuôi cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhƣỡng và chịu đƣợc điều kiện khí hậu ở địa phƣơng cũng nhƣ chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)