Nâng cao hành vi, thái độ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cao su đà nẵng (Trang 26 - 29)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Nâng cao hành vi, thái độ

Hành vi, thái độ của ngƣời lao động đƣợc coi là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển nguồn nhân lực. Trình độ nhận thức của mỗi ngƣời là khác nhau dẫn đến kết quả cũng khác nhau. Vì vậy, cần nâng cao chất lƣợng một cách toàn diện trên cả ba mặt: nâng cao kiến thức trình độ, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác cho đội ngũ lao động tạo ra ngƣời lao động có đạo đức, phẩm chất tốt đẹp, có kiến thức và trình độ văn hóa, chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ.

Hành vi, thái độ thể hiện trình độ nhận thức của ngƣời lao động, là cách nhìn nhận của họ về vai trò, trách nhiệm, mức độ tận tâm, nhiệt tình đối với

công việc. Hành vi, thái độ của ngƣời lao động là tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của nguồn nhân lực, vì trình độ nhận thức của mỗi ngƣời khác nhau dẫn đến các kết quả công việc khác nhau. Nâng cao hành vi, thái độ của nguồn nhân lực là tìm cách nâng cao trình độ nhận thức cho ngƣời lao động, nâng cao trình độ hiểu biết về các kiến thức xã hội, nâng cao tính tự chủ, tự giác trong công việc [2, tr25].

Nâng cao hành vi, thái độ giúp ngƣời lao động có hành vi, thái độ đúng đắn trong công việc, giúp họ hoàn thành công việc ở mức tốt nhất có thể, giúp tổ chức tận dụng tối đa khả năng của ngƣời lao động trong công việc.

Tiêu chí phản ánh hành vi, thái độ của ngƣời lao động là mức độ hiểu biết về xã hội, kinh tế, đoàn thể, trình độ văn hóa, tính tự giác và khả năng tiếp thu kiến thức một cách cơ bản nhất của ngƣời lao động.

Để nâng cao hành vi, thái độ cho ngƣời ngƣời lao động thì tổ chức cần tạo động lực cho ngƣời lao động. Ðộng lực chính là sức mạnh bên trong thúc đẩy con ngƣời hoạt động, chỉ đạo hành vi và làm gia tăng lòng quyết tâm bền bỉ giành lấy mục tiêu. Để tạo động lực lao động cần sử dụng những biện pháp sau:

- Điều kiện và chế độ thời gian lao động: Đây là yếu tố có ảnh hƣởng không nhỏ tới động lực lao động, khi điều kiện lao động thuận lợi, môi trƣờng làm việc đảm bảo an toàn, vệ sinh ngƣời lao động sẽ yêu thích công việc hơn, làm việc tốt hơn.

- Tổ chức phục vụ nơi làm việc: Là sự sắp xếp, bố trí công việc phục vụ cho ngƣời lao động đảm bảo môi trƣờng làm việc tốt nhất để ngƣời lao động phát huy một cách tối đa mọi khả năng của bản thân. Tạo điều kiện để quá trình sản xuất đƣợc liên tục nhịp nhàng.

- Thù lao lao động: Là số tiền mà tổ chức trả cho ngƣời lao động vì những gì họ đã phục vụ. Khi ngƣời lao động cảm thấy thu nhập nhận đƣợc là

tƣơng xứng với công sức họ bỏ ra thì ngƣời lao động sẽ có động lực để làm việc phục vụ tổ chức. Thù lao lao động không công bằng sẽ có ảnh hƣởng xấu tới động lực lao động vì khi đó họ cho rằng mình đang bị đối xử không công bằng. Vì vậy ngƣời quản lý cần phải thực hiện công tác thù lao lao động một cách hợp lý nhất tạo tâm lý thoải mái và tinh thần đoàn kết tập thể.

- Đánh giá kết quả làm việc: Là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng và luôn tồn tại trong mọi tổ chức. Hoạt động đánh giá kết quả làm việc xác định mức lao động mà ngƣời lao động đã thực hiện đƣợc để xét các mức khen thƣởng hoặc kỷ luật đồng thời qua công tác đánh giá cũng xem xét đƣợc năng lực, thành tích và triển vọng của từng lao động từ đó đƣa ra các quyết định nhân sự có liên quan. Kết quả đánh giá cũng có ảnh hƣởng đến tâm lý tình cảm của từng ngƣời nên nếu đánh giá không chính xác có thể dẫn đến hậu quả không mong muốn.

- Kỷ luật lao động: Là những tiêu chuẩn quy định những hành vi cá nhân của ngƣời lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Khi thực hiện kỷ luật lao động ngƣời quản lý nên tránh tình trạng xử lý mang tính cá nhân gây bất bình cho ngƣời lao động.

- Công tác đào tạo cho lao động là các hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của tổ chức. Do vậy trong các tổ chức công tác đào tạo phát triển cần đƣợc thực hiện một cách bài bản có kế hoạch rõ ràng, đối tƣợng đƣợc đào tạo cũng phải chọn lựa kỹ lƣỡng tránh trƣờng hợp đào tạo sai tay nghề chuyên môn. Ngƣời lao động luôn muốn học tập nâng cao trình độ, tay nghề đáp ứng sản xuất, khi chính sách đào tạo hợp lý sẽ tạo đƣợc động lực cho họ làm việc.

- Văn hóa trong tổ chức: Là toàn bầu văn hóa ứng xử, giao tiếp trong tổ chức. Nơi nào có đƣợc bầu không khí văn hóa tốt sẽ có đƣợc tinh thần đoàn

kết cao, thực hiện công việc dễ dàng hơn, làm việc với tinh thần hăng say vui vẻ, cán bộ công nhân viên biết quan tâm tới nhau cả trong công việc và trong cuộc sống. Ngƣợc lại dù điều kiện cơ sở vật chất có cao, khen thƣởng, lƣơng bổng có tốt tới mấy cũng sẽ gây chán nản cho ngƣời lao động.

Nhƣ vậy, để nâng cao thái độ cho ngƣời lao động, doanh nghiệp cần tiến hành đào tạo, sử dụng các chính sách khuyến khích tính tự giác, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc,… của ngƣời lao động. Bên cạnh đó, bản thân ngƣời lao động cũng cần phải không ngừng rèn luyện và học hỏi để nâng cao nhận thức, hành vi và thái độ của bản thân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cao su đà nẵng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)