8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Đánh giá là việc xác định mức độ các hoạt động đáp ứng mục tiêu. Đánh giá là để xác định xem các chƣơng trình có đáp ứng đƣợc các mục tiêu đƣa ra hay không (nghĩa là hiệu quả làm việc của ngƣời lao động có thay đổi theo hƣớng mong muốn không) và những thay đổi về hiệu quả đó của ngƣời lao động có thể kết luận chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực mang lại hiệu quả không.
Thông thƣờng ngƣời ta sử dụng phƣơng pháp Kirkpatrick để đánh giá kết quả phát triển nguồn nhân lực. Sau đây là mô hình đánh giá Kirkpatrick:
Hình 1.2: Mô hình đánh giá Kirkpatrick
(Nguồn: Kirkpatrick, D. (1994), Evaluting Training Programs: The Four levels, San Francisco: Berrett – Koeher)
Hiệu quả luôn là mục tiêu hàng đầu của công tác đánh giá các chƣơng trình đào tạo. Hệ thống đánh giá hiệu quả đƣợc sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là hệ thống đánh giá bốn cấp độ của Kirkpatrick.
Cấp độ 1: Phản ứng: Đánh giá ở cấp độ này chủ yếu tìm hiểu phản ứng của ngƣời lao động đối với chƣơng trình phát triển họ tham dự. Thông qua
Cấp độ 4: Kết quả Cấp độ 3: Ứng dụng Cấp độ 2: Kết quả học tập Cấp độ 1: Phản ứng MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ KIRKPATRICK
phiếu thăm dò thƣờng đƣợc phát, ngƣời lao động sẽ bày tỏ ý kiến của mình về những khía cạnh khác nhau của chƣơng trình.
Cấp độ 2: Kết quả học tập: Cấp độ thứ hai trong hệ thống đánh giá liên quan đến kết quả học tập của ngƣời lao động. Kết quả học tập đƣợc xác định dựa trên lƣợng kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học viên tiếp thu đƣợc từ chƣơng trình phát triển.
Cấp độ 3: Ứng dụng: Khả năng và mức độ ứng dụng của những kiến thức và kỹ năng ngƣời lao động đạt đƣợc từ chƣơng trình phát triển vào công việc của họ là đối tƣợng đánh giá chủ yếu của cấp độ ba.
Cấp độ 4: Kết quả: Là đánh giá hiệu quả chƣơng trình phát triển thông qua ảnh hƣởng của nó với kết quả kinh doanh. Cấp độ này không tập trung vào ảnh hƣởng của chƣơng trình phát triển đối với từng cá nhân mà nó tập trung vào ảnh hƣởng chung của đào tạo đối với toàn bộ tổ chức.
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngƣời lao động, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động qua lại với nhau. Những yếu tố nhƣ: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua đƣợc, học hỏi đƣợc, sao chép đƣợc, nhƣng con ngƣời thì không thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng quản trị nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể nhƣ sau: