Đào tạo nguồn nhân lực chính thức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cao su đà nẵng (Trang 32 - 35)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực chính thức

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đƣợc coi là chiến lƣợc quan trọng của mọi doanh nghiệp trong quá trình phát triển của mình. Căn cứ vào kế hoạch nhân sự, đặc thù lĩnh vực kinh doanh và khả năng tài chính, mỗi doanh nghiệp sẽ chọn cho mình một hình thức đào tạo phù hợp.

Theo Quinn, Anderson và Finkelstein (1996), mục tiêu đào tạo là cho nhân viên nắm vững các kiến thức, kỹ năng và hành vi đƣợc nhấn mạnh trong chƣơng trình đào tạo và áp dụng chúng vào công việc hàng ngày của nhân viên. Đào tạo nguồn nhân lực để đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh, đào tạo có liên quan đến hơn việc phát triển các kỹ năng cơ bản.

McNamara (2008) nêu ra lợi ích chung từ việc đào tạo nhân viên nhƣ sau:

- Nâng cao tinh thần làm việc và nâng cao sự hài lòng của nhân viên về công ty.

- Tạo động lực làm việc cho nhân viên.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty.

- Tăng cƣờng năng lực để áp dụng công nghệ và phƣơng pháp mới vào sản xuất.

- Tăng sự đổi mới trong chiến lƣợc phát triển sản phẩm tại Công ty. [10, tr16-18]

Để đào tạo nguồn nhân lực thì cần thực hiện theo tiến trình sau:

Hình 1.1: Tiến trình đào tạo nguồn nhân lực

(Nguồn: Fondamentals of Human Resource Management)

Về cơ bản, đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp đƣợc tiến hành qua 3 hình thức: Đào tạo lớp học, đào tạo trực tuyến và đào tạo kết hợp. Bên cạnh những thế mạnh, trong mỗi hình thức đào tạo cũng tồn tại những khuyết điểm của mình.

Đào tạo lớp học: Đây là mô hình đào tạo đang đƣợc áp dụng phổ biến và quen thuộc với các doanh nghiệp. Để nâng cao khả năng làm việc của nhân viên, doanh nghiệp có thể tiến hành đào tạo thông qua đào tạo nội bộ, cử nhân viên của mình tham gia các chƣơng trình đào tạo bên ngoài hoặc mời các công ty đào tạo về huấn luyện trực tiếp. Ƣu điểm của mô hình đào tạo lớp học là tính tƣơng tác giữa học viên và giảng viên cao. Những kiến thức đƣa ra dựa

Đánh giá nhu cầu đào tạo Sự sẵn sàng cho việc đào tạo Kế hoạch chƣơng trình đào tạo: - Mục tiêu đào tạo

- Ngƣời hƣớng dẫn - Phƣơng pháp

Thực hiện chƣơng trình đào tạo Đánh giá kết quả đào tạo

PHẢN HỒI

trên kinh nghiệm thực tế của giảng viên nên học viên dễ dàng tiếp thu và vận dụng. Đồng thời đây cũng là phƣơng pháp quen thuộc với cách học truyền thống của ngƣời học nên dễ dàng đƣợc học viên đón nhận. Nhƣợc điểm của hình thức đào tạo này chính là yếu tố thời gian và chi phí tổ chức. Để tiến hành một lớp học nhƣ vậy, các doanh nghiệp phải bố trí thời gian sao cho không ảnh hƣởng đến hoạt động chung của tổ chức. Chƣơng trình đào tạo có hiệu quả hay không phụ thuộc vào trình độ giảng dạy cũng nhƣ kinh nghiệm thực tế của giảng viên.

Đào tạo trực tuyến hay còn gọi là E - Learning: Mô hình đào tạo này còn tƣơng đối mới mẻ với nhiều doanh nghiệp và thực sự phát triển tại Việt Nam trong vòng vài năm nay. Chỉ cần một máy tính kết nối Internet, một tài khoản truy cập của nhà cung cấp khóa học, học viên có thể làm chủ quá trình học tập của mình.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, E - Learning là hình thức học tập hiệu quả nhất của thời đại công nghệ thông tin. Với E - Learning học viên có thể tiết kiệm 50 - 70% chi phí đào tạo (IOMA), giảm 40 - 60% thời gian học (Brandon Hall), tăng hiệu quả làm việc lên 25% so với các hình thức đào tạo khác (JD Fletcher - Multimedia Review). Qua hình thức đào tạo trực tuyến, học viên có thể điều khiển quá trình học tập của mình mọi lúc, mọi nơi với những khóa học đƣợc thiết kế bởi các nhà cung cấp nội dung đào tạo hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, đào tạo trực tuyến không thể thay thế đƣợc hoàn toàn hình thức đào tạo lớp học. Nhƣợc điểm của mô hình đào tạo này là tính tƣơng tác yếu giữa học viên và học viên. Các khóa học đƣợc thiết kế với những tình huống cố định nên gây khó khăn cho học viên trong quá trình ứng dụng. Đây là phƣơng pháp yêu cầu sự chủ động cao trong học tập của học viên nên khi áp dụng vào các doanh nghiệp Việt cần có những hoạt động PR nội bộ rầm rộ.

Đào tạo kết hợp: Nhằm kết hợp các điểm mạnh của hai phƣơng pháp đào tạo trên cũng nhƣ khắc phục những hạn chế vốn có của mỗi hình thức, hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang áp dụng mô hình đào tạo kết hợp. Với phƣơng pháp đào tạo kết hợp, doanh nghiệp vẫn có thể đảm bảo đƣợc các hoạt động bình thƣờng, tiết kiệm chi phí đào tạo và nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên. Bên cạnh các giờ tự học qua máy tính, học viên sẽ đƣợc tham gia các buổi học tập trung mang tính chất thực hành kỹ năng, tổng kết và chia sẻ kinh nghiệm làm việc bởi các chuyên gia hàng đầu trong từng lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cao su đà nẵng (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)