TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cao su đà nẵng (Trang 44)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG

2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty

Tên đầy đủ : Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng Tên giao dịch quốc tế : DANANG RUBBER JOINT STOCK

COMPANY Tên viết tắt : DRC

Địa chỉ : 01 Lê Văn Hiến, Phƣờng Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng Website : http://www.drc.com.vn, http://www.drc.vn Email : drcmarket@dng.vnn.vn Điện thoại : 0511.3950824 – 3954942 – 3847408 Fax : 0511.3836195 – 3950486 Sản phẩm : - Săm, lốp ô tô - Săm, lốp xe máy - Săm, lốp xe đạp - Cao su kỹ thuật 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển a. Quá trình hình thành

Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng trƣớc đây là Công ty cao su Đà Nẵng, đƣợc thành lập tháng 12 năm 1975 từ một nhà máy đắp vỏ xe của quân đội Mỹ.

Công ty cao su Đà Nẵng đƣợc thành lập lại theo quyết định số 320/QĐ/TCNSĐT ngày 26/5/1993 của Bộ công nghiệp nặng.

Ngày 10/10/2005, theo quyết định số 3241/QĐ – TBCN của Bộ trƣởng Bộ công nghiệp, Công ty cao su Đà Nẵng chuyển thành Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng.

Ngày 01/01/2006 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng đã chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 49.000.000 đồng theo giấy chứng nhận kinh doanh số 3203000850 ngày 31/12/2005 do sở kế hoạch và đầu tƣ thành phố Đà Nẵng cấp và lần thay đổi gần đây nhất vào ngày 5/3/2009 với số chứng nhận đăng ký kinh doanh mới là 0400101531.

Ngày 28/11/2006 Công ty niêm yết cổ phiếu tại HOSE với số vốn điều lệ là 92.475.000.000 đồng. Vốn điều lệ đến năm 2012 của Công ty là 865.000.000.000 đồng.

Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng là: sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm và vật tƣ thiết bị cho ngành công nghiệp cao su, chế tạo, lắp đặt thiết bị cho ngành công nghiệp cao su, kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ tổng hợp.

b. Quá trình phát triển của Công ty

- Giai đoạn 1975 – 1985

Trong buổi đầu thành lập, cơ sở vật chất thiếu thốn, nguyên vật liệu không đủ, thiết bị công đoạn cuối của hệ thống đắp lốp ô tô đã bị hƣ hỏng nặng và chỉ đắp đƣợc 5 quy cách lốp. Năm 1977, nhà máy phát triển thêm xƣởng cán luyện, xƣởng săm, lốp xe đạp (1978 - 1981) với công suất 1.000.000 bộ/năm, xƣởng cao su kỹ thuật (1982). Qua 10 năm phấn đấu (1975 - 1985), lốp ô tô từ 5 quy cách đã lên 25 quy cách. Từ một cơ sở không tên tuổi nhà máy cao su Đà Nẵng đã ngày càng khẳng định vị trí của mình tại Miền Trung, đảm bảo thu nhập ổn định cho hơn 450 lao động vào loại khá trong khu vực.

Khi nền kinh tế nƣớc ta chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trƣờng, hàng loạt sản phẩm không đƣợc thị trƣờng chấp nhận. Trƣớc tình hình này, Công ty đã đề xuất Tổng cục hóa chất phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng xƣởng săm, lốp ô tô 20.000 bộ/năm. Đây là bƣớc chuyển hóa quan trọng, chặng đƣờng đầu tƣ phát triển gian khổ đầy thử thách và sản phẩm lốp ô tô DRC đã ra đời trong thời gian này.

- Giai đoạn 1991 đến nay

Kiên trì với phƣơng hƣớng mục tiêu đã hoạch định dù gặp phải khó khăn về công nghệ, vốn nhƣng đến cuối năm 1990 vốn đầu tƣ cho công trình xƣởng sản xuất săm, lốp ô tô cũng chỉ đƣợc 2,989 tỷ đồng. Chính vì vậy, Công ty lập luận chứng xin chuyển tiếp đầu tƣ dây chuyền lên 60.000 bộ/năm và đã đƣợc bộ công nghiệp nặng phê duyệt tại quyết định số 319/CCNg – XDCB ngày 29/8/1991, giá trị đầu tƣ đƣợc đáp ứng nhanh chóng trong vòng 4 năm từ 1991 - 1994.

Sau 2 năm kết thúc đạt 60.000 bộ/năm. Năm 1997, công suất của dây chuyền đã đạt đƣợc 64.000 bộ/năm.

Đầu năm 1998, Công ty xin phép Tổng Công ty hóa chất Việt Nam đầu tƣ chiều sâu nâng công suất xƣởng sản xuất săm, lốp ô tô lên 90.000 bộ/năm đƣợc phê duyệt tại quyết định số 297/QĐ - HĐQT ngày 17/11/1998 với số vốn hơn 15 tỷ đồng và sau khi kết thúc giai đoạn đầu tƣ chiều sâu năm 1998 sản lƣợng đạt 158.442 lốp/năm. Đến năm 1999, Công ty đã đƣợc Bộ công nghiệp phê duyệt cùng lúc hai dự án thuộc hai nguồn khác nhau cho sản xuất săm, lốp ô tô đó là dự án săm, lốp ô tô cỡ lớn và chuyên dùng 50.000 bộ/năm, dự án đầu tƣ chiều sâu nâng công suất sản xuất săm, lốp ô tô 7.000 bộ/năm lên 200.000 bộ/năm, giá trị đầu tƣ 27,372 tỷ đồng từ nguồn vay ƣu đãi nhà nƣớc.

Đầu năm 2001, Công ty đƣợc Bộ công nghiệp phê duyệt dự án nâng công suất sản xuất lốp ô tô từ 200.000 lên 500.000 bộ/năm với tổng mức đầu tƣ 341,158 tỷ đồng.

Đầu năm 2005, tiếp tục đầu tƣ nâng công suất lốp ô tô lên 1.000.000 bộ/năm đồng thời với việc xây dựng cơ sở sản xuất mới tại khu công nghiệp Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Năm 2006, Công ty đầu tƣ, phát triển dây chuyền sản xuất các loại lốp đặc chủng công suất 60.000 bộ/năm. Đây là loại lốp siêu trọng dụng sử dụng trong khai thác, vận tải khoáng sản, các phƣơng tiện bốc xếp hàng hóa tại các cảng.

Trong những năm gần đây, Công ty đƣợc đánh giá là một trong những đơn vị hoạt động hiệu quả nhất tại thành phố Đà Nẵng. Hiện nay, Công ty có 5 Xí nghiệp là Xí nghiệp săm, lốp ô tô mới, Xí nghiệp săm, lốp xe máy và xe đạp, Xí nghiệp lốp ô tô đắp và sản phẩm cao su kỹ thuật, Xí nghiệp cán luyện, Xí nghiệp cơ khí năng lƣợng và hai chi nhánh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với hơn 35 năm trƣởng thành và phát triển, Công ty tự hào là một trong những Doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su và các quy cách lốp siêu trƣờng siêu trọng phục vụ công trình và mỏ.

2.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty

- Tổng nguồn vốn của Công ty tính đến năm 2015 là 2.487.248.007.265 đồng, trong đó số vốn điều lệ của Công ty là 865.000.000.000 đồng.

- Hiện tại, số lao động của Công ty là 1.564 ngƣời. Trong đó: Lao động trực tiếp: 1.283 ngƣời và lao động gián tiếp: 281 ngƣời.

Nhƣ vậy, với số vốn và lao động hiện tại Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng đƣợc đánh giá là Công ty có quy mô lớn.

2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty

a. Chức năng

Sản xuất các sản phẩm săm, lốp xe đạp, xe máy, săm, lốp ô tô và lốp ô tô đắp, các sản phẩm cao su kỹ thuật khác.

Sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu nội địa, thay thế hàng ngoại nhập và xuất khẩu ra nƣớc ngoài.

Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng là một Doanh nghiệp lớn trong khu vực, đóng vai trò hàng đầu cho ngành công nghiệp trong khu vực do đó mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho khu vực.

b. Nhiệm vụ

Thực hiện hạch toán kinh tế các hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng hợp lý lực lƣợng lao động, tài sản, vật tƣ đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh.

Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng đƣợc nhu cầu kinh doanh, tạo công ăn, việc làm cho ngƣời lao động.

Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, bảo vệ môi trƣờng.

Quản lý, chỉ đạo Công ty theo cơ chế hiện hành, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động của Công ty.

c. Quyền hạn

Công ty có quyền hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ kinh doanh, đƣợc nhập khẩu trực tiếp, vay vốn, mua bán ngoại tệ tại ngân hàng công thƣơng.

Tự cân đối năng lực sản xuất, hoàn thiện cơ cấu tài sản theo yêu cầu của quy trình công nghệ.

Công ty đƣợc kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký, Công ty có quyền khiếu nại trƣớc cơ quan pháp luật nhà nƣớc đối với mọi tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng kinh tế, chế độ quản lý tài chính.

d. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Bộ máy quản lý của Công ty đƣợc phân thành 3 cấp: - Cấp cao: Ban Giám đốc.

- Cấp trung: Các phòng ban. - Cấp cơ sở: Các Xí nghiệp.

Bộ máy quản lý của Công ty đƣợc tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng.

Ƣu nhƣợc điểm trong cơ cấu tổ chức của Công ty:

- Ưu điểm

Cơ cấu này tạo điều kiện cho các thành viên trong Công ty đóng góp và phát huy kiến thức, năng lực chuyên môn trong hoạt động sản xuất của Công ty.

Tạo điều kiện cho các nhà quản trị cấp dƣới chủ động, linh hoạt trong việc đƣa ra các quyết định một cách kịp thời.

- Nhược điểm

Bên cạnh những ƣu điểm, cơ cấu này tồn tại một số nhƣợc điểm sau: Đòi hỏi sự phân công công việc các phòng ban rõ ràng để tránh sự chồng chéo về quyền hạn và trách nhiệm của nhau rất dễ xảy ra.

Ban điều hành của Công ty bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc điều hành các phòng ban và các Xí nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất điều này đòi hỏi năng lực chuyên môn cao và kinh nghiệm quản lý tổ chức.

41

* Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động TL)

Ghi chú: Quan hệ chức năng

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ GĐ BÁN HÀNG BAN KIỂM SOÁT KẾ TOÁN TRƢỞNG P hòng KCS Ban ISO PHÓ GĐ SẢN XUẤT Tr ung tâm Mi ền Tr ung PHÓ GĐ KỸ THUẬT P hòng H ành c hính XN săm, l ốp xe má y, xe đạ p P hòng K ỹ thu ật cơ nă ng XN c ơ khí và nă ng lƣ ợng XN c án luy ện C hi nhánh Mi ền Na m P hòng K ế ho ạc h và v ật tƣ XN đ ắp l ốp B an đ ầu tƣ P hòng K ỹ thu ật ca o su P hòng Tà i chính – k ế toán Phòng Bá n hàng C hi nhánh Mi ền B ắc XN săm, l ốp ô tô P hòng T ổ ch ức lao độ ng TL

* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận - Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm, xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lƣợc đƣợc Đại hội đồng cổ đông thông qua.

- Ban Kiểm soát

Ban kiểm soát là một cơ quan quản trị với nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng cổ đông kiểm tra, giám soát, theo dõi mọi hoạt động của Hội đồng quản trị và ban điều hành.

- Tổng giám đốc điều hành

Tổng giám đốc là ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tƣ của Công ty đã đƣợc Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua, quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của Hội đồng quản trị.

- Phòng Hành chính

Quản lý công văn, giấy tờ sổ sách hành chính và các loại con dấu Công ty, nhận phát hành, sao chụp, lƣu trữ và hủy bỏ các văn bản, tài liệu, quản lý các xe ô tô con, nhà gửi xe và hội trƣờng, mua sắm, quản lý tài sản văn phòng, quản lý đất đai, nhà làm việc của Công ty, hai chi nhánh và trung tâm Miền Trung, quản lý trạm y tế, phụ trách công tác tổ chức, đón tiếp khách Công ty, cuộc họp của Công ty.

- Phòng Tổ chức lao động tiền lƣơng

Xây dựng cơ cấu bộ máy của Công ty, quy định chức năng, nhiệm vụ các đơn vị trong Công ty. Tuyển dụng, bố trí đề bạt khen thƣởng, kỷ luật, thôi việc, công tác đào tạo và nâng bậc cho cán bộ nhân viên, các chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý hồ sơ cán bộ nhân viên, quản lý lao động, giải quyết chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng, xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lƣơng,

thực hiện các chính sách nhà nƣớc đối với ngƣời lao động, phòng chống tiêu cực và kiểm tra, chấp hành nội quy Công ty.

- Phòng Kỹ thuật cơ năng

Quản lý kỹ thuật máy móc thiết bị sản xuất, thí nghiệm, thiết bị vận tải, nâng chuyển, hệ thống thiết bị tin học, thông tin liên lạc, nhà xƣởng,…Lập kế hoạch sữa chữa lớn, quy hoạch mặt bằng dây chuyền sản xuất, tham gia các dự án đầu tƣ, tiến bộ kỹ thuật, sáng kiến,…

- Phòng kỹ thuật cao su

Nghiên cứu thiết kế đơn pha chế, quy trình công nghệ, thiết kế sản phẩm, theo dõi giám sát quản lý việc thực hiện các quy trình công nghệ, đơn pha chế, thiết kế phi công sản phẩm, tổng hợp phân tích nguyên vật liệu,… Xây dựng, ban hành và quản lý các định mức lao động, ban hành các tiêu chuẩn kiểm tra nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, giải quyết các biến động sản xuất, kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, kiểm tra bán thành phẩm hỗn luyện,...

- Phòng KCS

Kiểm tra ngoại quan, đóng gói sản phẩm trƣớc khi nhập kho, phối hợp các đơn vị giải quyết các sản phẩm nâng hạ cấp, sản phẩm không phù hợp, đề xuất thƣởng phạt theo quy định.

- Phòng Kế hoạch vật tƣ

Rà soát lại toàn bộ định mức vật tƣ cho các sản phẩm để có kế hoạch mua, nhập vật tƣ kịp thời, hợp lý. Theo dõi nắm bắt chính xác xu hƣớng giá, tận dụng khả năng vốn, mua thêm các loại nguyên liệu chủ yếu để tăng tồn kho và kinh doanh nguyên vật liệu để tăng hiệu quả sử dụng vốn, tìm thêm đối tác để đảm bảo cạnh tranh về giá. Ổn định chất lƣợng các loại nguyên vật liệu, làm việc với các nhà cung cấp để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của Công ty. Phân tích, tính toán giá thành kịp thời để có cơ sở tham mƣu các phƣơng án sản xuất hiệu quả.

- Phòng Bán hàng

Quảng bá thƣơng hiệu, tham gia các hội chợ thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế, xây dựng cơ chế giá bán linh hoạt theo nhiều tiêu chí khác nhau. Xác định nhu cầu sử dụng từng đối tƣợng khách hàng, từng khu vực, vùng miền với địa hình, tải trọng, tốc độ, thói quen, thị hiếu tiêu dùng,…để bán những sản phẩm phù hợp tƣơng ứng. Chú trọng thu thập và phân tích thông tin về xu hƣớng thị trƣờng và đối thủ cạnh tranh để có các chính sách thị trƣờng phù hợp và hiệu quả.

- Phòng Tài chính - kế toán

Đánh giá các chi phí hoạt động và giá thành thực tế, nhận diện và đề xuất những biện pháp phòng tránh rủi ro, loại bỏ lãng phí, tham mƣu giá mua bán nguyên vật liệu, sản phẩm thực hiện tốt vai trò tham mƣu cho hoạt động quản lý điều hành Công ty. Kiểm soát chặt chẽ, thu chi, công nợ, thanh toán.

- Các Xí nghiệp

Các Xí nghiệp là những đơn vị sản xuất có tổ chức hạch toán riêng bao gồm: Xí nghiệp săm, lốp ô tô, Xí nghiệp cán luyện, Xí nghiệp săm, lốp xe đạp, xe máy, Xí nghiệp đắp lốp, Xí nghiệp cơ khí, Xí nghiệp năng lƣợng động lực.

- Các chi nhánh

Chịu trách nhiệm bởi Phó tổng giám đốc bán hàng, có nhiệm vụ phân phối hàng hóa đến những vùng mình chịu trách nhiệm cũng nhƣ theo dõi, phát hiện nhu cầu và biến động của thị trƣờng.

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG

2.2.1. Các yếu tố sản xuất của Công ty

a. Nguồn nhân lực

Nhân sự là một yếu tố rất quan trọng trong bất cứ hoạt động nào nhất là

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cao su đà nẵng (Trang 44)