Các yếu tố sản xuất của Công ty

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cao su đà nẵng (Trang 53 - 60)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Các yếu tố sản xuất của Công ty

a. Nguồn nhân lực

Nhân sự là một yếu tố rất quan trọng trong bất cứ hoạt động nào nhất là đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi máy móc, nguyên vật liệu, tài

chính sẽ trở nên vô dụng nếu không có sự tham gia của bàn tay và trí tuệ của ngƣời lao động. Do đó đòi hỏi phải có một đội ngũ quản lý có trình độ quản lý cao, có phong cách quản lý có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thƣơng trƣờng, khả năng ra quyết định, khả năng xây dựng ekip quản lý,… Đội ngũ nhân viên có trình độ, tay nghề, ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và sáng tạo vì các yếu tố này chi phối việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tăng tốc độ chu chuyển hàng hóa thông qua đội ngũ nhân viên bán hàng, cũng nhƣ tạo thêm tính ƣu việt, độc đáo của sản phẩm. Chính vì thế Công ty đã rất chú trọng từ khâu tuyển dụng cho đến khâu đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, ngƣời lao động phù hợp với yêu cầu của công việc.

Lực lƣợng lao động trong Công ty rất đông đảo, bao gồm những ngƣời đã tốt nghiệp đại học, những công nhân đƣợc đào tạo từ các trƣờng trung cấp, cao đẳng cho tới những ngƣời không đƣợc qua trƣờng lớp nhƣ công nhân bốc vác, lao công. Nguồn nhân lực trong Công ty đƣợc phản ánh qua bảng sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 2013 - 2015

ĐVT: Người Năm 2013 2014 2015 Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) Tổng số 1.499 100 1.573 100 1.564 100

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động tiền lương)

Lực lƣợng lao động trong Công ty rất đông đảo, bao gồm những ngƣời đã tốt nghiệp đại học, những công nhân đƣợc đào tạo từ các trƣờng trung cấp, cao đẳng cho tới những ngƣời không đƣợc qua trƣờng lớp nhƣ công nhân bốc vác, lao công.

b. Tài chính

Một Công ty muốn thành lập thì yếu tố đầu tiên mà Công ty cần phải có đó là nguồn lực tài chính. Do vậy, nguồn lực tài chính là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ một Công ty nào, vốn chính là tiền đề vật chất để thành lập Công ty, để Công ty có thể tồn tại và phát triển. Thiếu vốn hoặc không có vốn sẽ là chiếc gọng kìm chặn mọi đƣờng tiến, khiến cho Công ty rơi vào vòng luẩn quẩn của cái cũ, cái nghèo nàn. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của nền kinh tế thị trƣờng vốn đóng một vai trò rất quan trọng trong mỗi bƣớc tiến của Công ty. Nguồn lực tài chính của Công ty thể hiện sức sống, tình trạng sức khỏe của Công ty. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm kinh doanh mà nhu cầu vốn của mỗi Công ty là khác nhau cũng nhƣ việc phân bổ vốn là khác nhau. Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ Phần cao su Đà Nẵng nhƣ sau:

47

Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty từ năm 2013 - 2015

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chênh lệch 2014/2013 2015/2014 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Số tiền % Số tiền % I. Tài sản 1.064.193.233.594 100 1.621.588.513.483 100 2.487.248.007.265 100 557.395.279.889 34,4 865.659.493.782 53,4 1. Tài sản ngắn hạn 771.480.141.769 72,5 1.213.155.482.270 74,8 1.053.936.116.773 42,4 441.675.340.501 57,3 -159.219.365.497 -13,1 2. Tài sản dài hạn 292.713.081.825 27,5 408.433.031.213 25,2 1.433.311.890.492 57,6 115.719.949.388 39,5 1.024.878.859.279 250,9 II. Nguồn vốn 1.064.193.233.594 100 1.621.588.513.483 100 2.487.248.007.265 100 557.395.279.889 52,4 865.659.493.782 53,4 1. Nợ phải trả 332.541.858.589 31,2 743.839.779.198 45,9 1.317.256.276.677 53 411.297.920.609 123,7 573.416.497.479 77,1 2. Vốn chủ sở hữu 731.651.365.005 68,8 877.748.734.285 54,1 1.169.991.730.588 47 146.097.369.280 20 292.242.996.303 33,3 Hệ số nợ 0,31 0,46 0,53 0,15 48,4 0,07 15,2 Hệ số VCSH 0,69 0,54 0,47 -0,15 -21,7 -0,07 -13

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản của Công ty tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2014 tăng 557.395.279.889 đồng tƣơng ứng tăng 34,4% so với năm 2013 và năm 2015, tổng tài sản tăng 865.659.493.782 đồng tƣơng ứng tăng 53,4% so với năm 2014. Với nguồn lực tài chính đó Công ty đã đầu tƣ nâng cấp và sửa chữa lại một số máy móc thiết bị cũ, nâng cấp thêm và cải thiện cơ sở hạ tầng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Để hiểu sâu hơn về hiện trạng vốn của Công ty ta đi phân tích hiện trạng vốn của Công ty nhƣ sau:

Qua bảng phân tích trên ta thấy về nguồn vốn nhìn chung Công ty có khả năng tự chủ về mặt tài chính, năm 2013 vốn chủ sở hữu là 731.651.365.005 đồng đến năm 2014 là 877.748.734.285 đồng tăng so với năm 2013, đến năm 2015 là 1.169.991.730.588 đồng tức tăng 292.242.996.303 đồng so với năm 2014. Cùng với sự tăng của vốn chủ sở hữu thì số nợ phải trả cũng tăng theo, năm 2014 tổng nợ phải trả tăng 411.297.920.609 đồng so với năm 2013, đến năm 2015 tiếp tục tăng 573.416.497.479 đồng tƣơng ứng tăng 77,1% so với năm 2014. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho hệ số nợ tăng qua các năm. Mặc dù, năm 2014 hệ số nợ của Công ty tăng so với năm 2013 nhƣng con số 0,46 lại nhỏ hơn 0,5 nên cũng không đáng báo động. Năm 2015, hệ số nợ của Công ty là 0,53 vƣợt con số 0,5 cho thấy hệ số nợ cao nhƣng nguyên nhân làm cho hệ số nợ cao là do sự tăng lên đáng kể của nợ phải trả dài hạn trong khi nợ ngắn hạn lại giảm cho thấy Công ty thay sử dụng nợ ngắn hạn sang sử dụng nợ dài hạn. Điều này sẽ giảm áp lực cho Công ty trong việc thanh toán các khoản nợ. Nhƣ vậy, sự tăng lên về khoản nợ phải trả của Công ty là hợp lý và không phải là hiện tƣợng xấu về mặt tài chính, Công ty đã biết tận dụng các nguồn vốn từ bên ngoài để tạo cơ hội phát triển nhanh hơn.

Nhƣ vậy, với tốc độ tăng đó Công ty sẽ ngày càng mạnh hơn, có vị thế ngày càng cao hơn trên thị trƣờng. Công ty sẽ có điều kiện để mở rộng kinh doanh hơn nữa từ nguồn vốn bản thân Doanh nghiệp mình.

c. Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Với điều kiện tài chính đảm bảo Công ty đang từng bƣớc mở rộng đầu tƣ sản xuất, bổ sung vào các dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm nâng cao năng suất.

Bảng 2.3: Danh mục diện tích đất năm 2015

STT Danh mục Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) 1 Đất đã liên doanh 8.200 4,82 2 Nhà làm việc 6.000 3,53 3 Nhà xƣởng 40.000 23,54 4 Nhà kho 15.000 8,82 5 Đƣờng xá 10.000 5,88 6 Cơ sở hạ tầng 9.000 5,29

7 Khu công nghiệp Liên Chiểu 50.000 29,41

8 Chƣa sử dụng 31.800 18,71

Tổng diện tích 170.000 100

(Nguồn: Phòng Hành chính)

Với ƣu thế về diện tích mặt bằng sản xuất giúp cho việc bố trí nhà xƣởng, nhà kho, nhà làm việc,… hợp lý, cơ sở hạ tầng tốt. Khoảng cách vận chuyển và đi lại đƣợc rút ngắn đã giúp Công ty tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất.

Bảng 2.4: Tình hình sử dụng trang thiết bị sản xuất Danh mục sản phẩm Loại máy phục vụ Số lƣợng (máy) Công suất thiết kế (lốp) Công suất bình quân thực tế (lốp) Săm, lốp xe máy, xe đạp Máy cán tráng 3 2.000.000 1.860.000 Máy cán tanh 2 3.500.000 3.100.000 Máy thành hình 13 500.000 468.000

Máy lƣu hóa 64 70.000 63.000

Săm, lốp ô tô

Máy cán tráng 3 800.000 715.000

Máy cán tanh 4 800.000 730.000

Máy thành hình 5 150.000 142.000

Máy lƣu hóa 9 75.000 65.000

Săm, lốp ô tô đắp

Máy cán tráng 9 120.000 110.000

Máy cán tanh 3 180.000 169.000

Máy thành hình 2 200.000 187.000

Máy lƣu hóa 10 22.000 19.500

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật cao su)

Máy móc thiết bị của Công ty có nhiều chủng loại đa dạng và nhãn hiệu phong phú bởi chúng đƣợc thay đổi trong quá trình sản xuất và chuyển đổi công nghệ. Việc đầu tƣ cho hệ thống máy móc thiết bị sản xuất săm, lốp khá hoàn chỉnh với nhiều thiết bị đƣợc nhập từ nƣớc ngoài nhƣ: Nga, Nhật, Trung Quốc,… Dây chuyền sản xuất này thuộc loại tiên tiến nhất Việt Nam với quy mô công suất có thể lên đến 200.000 bộ/năm. Hiện tại Công ty đang đầu tƣ về chiều sâu thiết lập dây chuyền sản xuất đồng bộ và bán tự động để mở rộng quy mô sản xuất. Công ty luôn cố gắng sắp xếp bố trí kế hoạch sản xuất một cách hợp lý, khai thác hiệu quả công suất máy móc thiết bị với phƣơng châm:

“Máy móc thiết bị, nhà xưởng đầu tư, lắp đặt đến đâu phải đưa vào hoạt động ngay đến đó nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định trước khi đưa ra thị trường”.

d. Năng lực tổ chức quản lý

Công ty luôn coi trọng việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phân bổ lực lƣợng phù hợp với tình hình mới. Trong những năm qua, công tác tổ chức quản lý Công ty đã tiến bộ hơn rất nhiều, nhờ đó mà Công ty đã đạt đƣợc mục tiêu, kế hoạch mà nhà nƣớc giao phó. Để nâng cao kiến thức và trình độ kinh doanh, ban lãnh đạo Công ty không ngừng chú trọng tới việc đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ quản lý. Các biện pháp kinh doanh mới luôn đƣợc áp dụng để hoàn thiện năng lực sản xuất, các phòng ban chức năng đƣợc sắp xếp hợp lý hơn trƣớc nên đã tránh đƣợc những lãng phí không cần thiết. Chính nhờ những đổi mới hiệu quả trong quản lý mà Công ty đã tăng tốc độ bán hàng do giảm thiểu thời gian ở những thủ tục bán hàng rƣờm rà trƣớc kia.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cao su đà nẵng (Trang 53 - 60)