THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU THEO THÔNG TIN NHÂN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm yến sào của người tiêu dùng tại thành phố đà nẵng (Trang 67 - 70)

6. Bố cục đề tài

3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU THEO THÔNG TIN NHÂN

NHÂN KHẨU HỌC

Nghiên cứu đã thu thập 5 thông tin về nhân khẩu học của đáp viên đó là: tuổi, giới tính, thu nhập, học vấn, nghề nghiệp.

Giới tính: Theo kết quả khảo sát, về giới tính, do đề tài nghiên cứu là về mặt hàng thực phẩm và theo một số nghiên cứu trƣớc đây thì những ngƣời có ý định mua hoặc mua thực phẩm chủ yếu là nữ nên mẫu đã đƣợc lấy với tỷ lệ nữ cao. Kết quả thống kê mẫu cho thấy, số nữ chiếm 149 ngƣời, chiếm tỷ lệ 67,1% mẫu. Số lƣợng nam giới là 73 ngƣời chiếm tỷ lệ 32,9%.

Bảng 3.1. Thống kê mô tả m u theo gi i tính

Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy

Nam 73 32.9 32.9

Nữ 149 67.1 100

Tổng 222 100

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Độ tuổi: Theo kết quả khảo sát, số mẫu trong độ tuổi 18-25 là 32 ngƣời, chiếm 14,4%. Độ tuổi 26-35 là 103 ngƣời, chiếm 46,4%. Độ tuổi 36-45 là 63 ngƣời, chiếm 28,4%. Độ tuổi trên 45 là 24 ngƣời, chiếm 10,8% tổng số lƣợng mẫu khảo sát. Nhƣ vậy ta thấy có hai nhóm độ tuổi chiểm tỷ lệ cao trong mẫu nghiên cứu đó là từ 26-35 và từ 36-45, đây là 2 nhóm tuổi chủ yếu chịu trách nhiệm mua sắm thực phẩm chính trong gia đình.

Bảng 3.2. Thống kê mô tả m u theo độ tuổi

Chỉ tiêu Tần Số Phần trăm Phần trăm tích lũy

Từ 18-25 tuổi 32 14.4 14.4 Từ 26-35 tuổi 103 46.4 60.8 Từ 36-45 tuổi 63 28.4 89.2 Trên 45 tuổi 24 10.8 100 Tổng 222 100 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Trình độ học vấn: Nghiên cứu này đƣợc khảo sát trên 22 ngƣời có trình độ học vấn phổ thông, 70 ngƣời có trình độ trung cấp, 110 ngƣời có trình độ cao đẳng/đại học và 20 ngƣời có trình độ sau đại học. Tính theo tỷ lệ phần trăm, số ngƣời tham gia khảo sát theo trình tự trên lần lƣợt là 9,9%, 31,5%, 49,5% và 9% đƣợc thể hiện qua bảng sau. Ta thấy số ngƣời đƣợc điều tra nằm trong nhóm có trình độ học vấn cao đẳng/đại học chiểm tỷ lệ cao nhất, điều này có thể đƣợc giải thích là trong khu vực nội thành Thành phố Đà Nẵng hay những chợ Trung tâm thƣơng mại, siêu thị là nơi tập trung nhiều tri thức.

Bảng 3.3. Thống kê mô tả m u theo Trình độ h vấn

Chỉ tiêu Tần Số Phần trăm Phần trăm tích lũy

Phổ thông 22 9.9 9.9 Trung cấp 70 31.5 41.4 Cao đẳng/Đại học 110 49.5 91.0 Sau đại học 20 9.0 100.0 Tổng 222 100.0 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Nghề nghiệp: Trong nhóm nghề nghiệp, có 124 ngƣời tham gia khảo sát là công nhân viên, chiếm tỷ lệ cao nhất đó là 55,9%. Nội trợ là 24 ngƣời, chiếm 10,8%. Nhóm ngƣời kinh doanh là 52 ngƣời, chiếm 23,4%. Và nhóm ngành nghề khác là 22 ngƣời, chiếm 9,9% đƣợc thể hiện nhƣ bảng dƣới đây. Ta thấy rằng công nhân viên chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm nghề

nghiệp, điều này là phù hợp với trình độ học vấn cao đẳng/đại học chiếm tỷ lệ cao nhất ở trong nhóm học vấn.

Bảng 3.4. Thống kê mô tả m u theo nghề nghiệp

Chỉ tiêu Tần Số Phần trăm Phần trăm tích lũy

Công nhân viên 124 55.9 55.9

Nội trợ 24 10.8 66.7

Kinh doanh 52 23.4 90.1

Khác 22 9.9 100.0

Tổng 222 100.0

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Thu nhập hàng tháng: Trong nghiên cứu này, thu nhập đƣợc chia làm 4 khoảng: thu nhập từ 0 đến 5 triệu đồng có 22 ngƣời, chiếm 9,9%. Từ 5 đến 10 triệu đồng có 110 ngƣời, chiếm 49,5%. Từ 10 đến 15 triệu đồng có 66 ngƣời,chiếm 29,7%. Và trên 15 triệu đồng có 24 ngƣời, chiếm 10,8%. Nhƣ vậy có thể thấy trong mẫu điều tra tỷ lệ ngƣời tiêu dùng có thu nhập cao trên 15 triệu là thấp. Điều này có thể giải thích rằng tỷ lệ ngƣời trẻ tuổi trong mẫu (26-35 tuổi) là cao (46,4%), nên thâm niên công tác chƣa nhiều và do đó thu nhập có thể chƣa cao.

Bảng 3.5. Thống kê mô tả m u theo thu nhập

Chỉ tiêu Tần Số Phần trăm Phần trăm tích lũy

Dƣới 5 triệu 22 9.9 9.9 Từ 5-10 triệu 110 49.5 59.5 Từ 10-15 triệu 66 29.7 89.2 Trên 15 triệu 24 10.8 100.0 Tổng 222 100.0 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm yến sào của người tiêu dùng tại thành phố đà nẵng (Trang 67 - 70)