0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

THẢO LUẬN KẾT QUẢ HỒI QUY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 82 -87 )

5. Bố cục đề tài

3.6. THẢO LUẬN KẾT QUẢ HỒI QUY

Sau khi hồi quy mô hình ở hai độ trễ (t-1) và (t-2), vai trò của các biến trong mô hình cũng có nhiều sự thay đổi với các dấu của hệ số hồi quy cũng

nhƣ mức ý nghĩa thống kê ở mỗi độ trễ mô hình cũng có sự khác nhau.

Biến khả năng sinh lời thể hiện đúng kỳ vọng về dấu nhƣ giả thiết nghiên cứu đƣa ra và có ý nghĩa thống kê đến mức 5% trong năm (t-1) và năm (t-2). Dấu âm của biến khả năng sinh lời cho thấy mối tƣơng quan nghịch giữa khả năng sinh lời và khả năng doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ tài chính. Những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, tỷ suất sinh lời âm thì khả năng rơi vào kiệt quệ tài chính sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp còn lại . Vì thế, đây chính là nhân tố chính đánh giá tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có đang hiệu quả hay không. Trong nghiên cứu của Campell (2011) cũng có sử dụng biến đo lƣờng tỉ suất sinh lợi dựa trên tỉ sổ cuả thu nhập ròng và giá trị thị trƣờng của tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy biến đo lƣờng tỉ suất sinh lời có ý nghĩa thống kê quan trọng và đúng với kỳ vọng về dấu ở cả ba mốc quan sát: năm quan sát, độ trễ 12 tháng và độ trễ 36 tháng.

Biến khả năng đáp ứng nghĩa vụ tài chính của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có hệ số hồi quy của biến thể hiện đúng nhƣ dấu kỳ vọng ở hai mô hình quan sát với hai độ trễ khác nhau và có ý nghĩa thống kê ở cả 2 mô hình với độ trễ năm (t-1) và năm (t-2). Dấu âm của biến khả năng sinh lời cho thấy nếu một doanh nghiệp có dòng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh ổn định thì doanh nghiệp có ít nguy cơ rơi vào kiệt quệ tài chính. Kết quả hồi quy cho kết quả tƣơng tự nhƣ trong nghiên cứu của Lê Đạt Chí và Phạm Hoàng Chiến (2016), biến này có ý nghĩa thống kê đến 1% và thể hiện đúng dấu kỳ vọng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của dòng tiền đƣợc tạo ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một yếu tố chính giúp doanh nghiệp có đƣợc tình trạng tài chính lành mạnh hay không, giúp doanh nghiệp vƣợt qua đƣợc các khó khăn về tài chính có thể gặp phải trong tƣơng lai.

độ trễ năm (t-1) và đáp ứng đƣợc kỳ vọng về dấu nhƣ giả thiết nghiên cứu đƣa ra. Dấu hệ số hồi quy mang dấu dƣơng thể hiện mối quan hệ cùng chiều, nghĩa là khi doanh nghiệp gia tăng việc sử dụng đòn bẩy tài chính thì xác suất kiệt quệ tài chính cũng tăng lên. Biến đòn bẩy tài chính chỉ có ý nghĩa thống kê trong mô hình có độ trễ (t-1) mà mất ý nghĩa thống kê trong mô hình ở độ trễ (t-2). Lý giải cho điều này, theo nhƣ mẫu quan sát trong cấu trúc sử dụng nợ của các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp đang thiên về việc sử dụng nợ ngắn hạn. Sự thay đổi trong cấu trúc nợ vốn mỗi năm sẽ tác động ngay đến tình hình tài chính của năm sau đó. Đây có thể là điều đáng lo ngại vì doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng mất thanh khoản trong ngắn hạn nếu nhƣ không đủ tiền trang trải cho các khoản vay ngắn hạn này. Đặc biệt, nếu nhƣ vốn vay đƣợc sử dụng không hiệu quả dẫn đến không còn đủ khả năng để đảm bảo việc chi trả lãi vay, lúc này doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng kiệt quệ. Kết quả hồi quy của biến đòn bẩy tài chính cho kết quả tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Lê Đạt Chí và Phạm Hoàng Chiến (2016), khi xây dựng mô hình dự báo kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp, biến đòn bẩy tài chính có ý nghĩa dự báo trong mô hình độ trễ năm (t-1) và độ trễ năm (t-2). Sự khác biệt kết quả hồi quy trong mô hình độ trễ năm (t-2) có thể đến từ sự khác nhau trong các doanh nghiệp đƣợc sử dụng trong mẫu quan sát khác nhau, một doanh nghiệp có thể đi vay nợ tại thời điểm hiện tại, nhƣng vốn vay có thể không đƣợc sử dụng hiệu quả, sau đó một hoặc hai năm, doanh nghiệp đối mặt với tình trạng kiệt quệ khi không còn đủ khả năng chi trả lãi vay.

Biến khả năng thanh khoản có dấu hệ số hồi quy đúng nhƣ kỳ vọng giả thiết ban đầu và có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy ở độ trễ (t-1). Dấu âm của hệ số hồi quy thể hiện mối tƣơng quan nghịch trong sự tác động của biến khả năng thanh khoản lên kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Biến chỉ có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy ở độ trễ (t-1), điều này cũng hợp lý

khi biến này đại diện cho khả năng tài trợ cho các hoạt động kinh doanh hàng ngày bằng nguồn tiền mặt và các tài sản có tính thanh khoản, mang hàm ý tính chất ngắn hạn nên sự tác động đến kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp chỉ ngay năm sau đó. Biến này cũng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu của Lê Đạt Chí và Phạm Hoàng Chiến (2016). Tuy nhiên, kết quả hồi quy có sự khác biệt.

Biến khả năng thanh toán lãi vay có hệ số hồi quy đúng với kỳ vọng về dấu và có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy ở độ trễ (t-1). Dấu âm gợi ý rằng với sự gia tăng về khả năng đảm bảo các nghĩa vụ nợ thì khả năng kiệt quệ tài chính sẽ thấp. Ở các doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ tài chính hầu nhƣ mất khả năng thanh toán lãi vay này. Trong nghiên cứu của Lê Đạt Chí và Phạm Hoàng Chiến (2015), biến có ý nghĩa thống kê trong năm quan sát (t). Lý giải cho điều này, đó là sự khác nhau trong việc sử dụng các độ trễ trong việc thực hiện hồi quy mô hình. Sự khác nhau trong mục tiêu nghiên cứu dẫn đến các tác giả sẽ lựa chọn cách thức hồi quy cho phù hợp. Trong mô hình dự báo kiệt quệ tài chính của nhóm tác giả, cũng xét trên dấu hiệu nhận biết kiệt quệ tài chính là khả năng thanh toán lãi vay, vì thế yếu tố này là giúp dự báo sớm kiệt quệ tài chính ngay tại năm quan sát.

Quy mô doanh nghiệp có dấu của hệ số hồi quy đáp ứng đƣợc giả thiết nghiên cứu đƣa ra và có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy ở độ trễ (t-1). Dấu âm của hệ số hồi quy thể hiện mối tƣơng quan nghịch giữa quy mô doanh nghiệp và khả năng doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ tài chính. Biến quy mô doanh nghiệp đƣợc xác định thông qua yếu tố trung gian là giá cổ phiếu. Giá thị trƣờng của cổ phiếu phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tƣ về dòng tiền và thu nhập trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp lâm vào kiệt quệ tài chính, cổ phiếu công ty sẽ kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng. Quy mô công ty cũng chính là sự thể hiện mối tƣơng quan của doanh nghiệp

đó trong toàn thị trƣờng. Một công ty có quy mô nhỏ thì có khả năng sẽ có xác suất kiệt quệ hoặc phá sản sẽ cao hơn, khả năng thích nghi với các điều kiện khó khăn của nền kinh tế và khả năng tiếp cận với nguồn vốn rẻ sẽ hạn chế hơn. Trong nghiên cứu của Lê Đạt Chí, Phạm Hoàng Chiến (2016), biến quy mô chỉ có ý nghĩa và dấu thống kê trong mô hình dự báo năm (t). Nhóm tác giả cũng khẳng định nhân tố thị trƣờng cũng góp phần dự báo khả năng kiệt quệ tài chính, tức là thị trƣờng cũng phản ánh đƣợc phần nào tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu. Tuy vậy, các biến chỉ số thị trƣờng không thật sự ổn định trong mô hình hồi quy.

Biến giá trị vốn hóa thị trƣờng của doanh nghiệp trên tổng nợ là thƣớc đo đánh giá khả năng chịu đựng trong tình trạng kiệt quệ tài chính của công ty thông qua sự sụt giảm giá trị tài sản (đo lƣờng bằng giá trị vốn hóa thị trƣờng) trƣớc khi các khoản nợ vƣợt quá giá trị tài sản của công ty. Biến này không có ý nghĩa thống kê trong cả hai mô hình. Mặc dù cùng thông qua giá trị trung gian là giá trị vốn hóa thị trƣờng của doanh nghiệp nhƣ biến quy mô doanh nghiệp nhƣng hệ số mẫu của hai biến này không giống nhau. Giá trị tổng nợ đang đƣợc xem xét theo giá trị sổ sách, chƣa xem xét tác động của giá trị thị trƣờng lên giá trị của tổng nợ, trong khi mẫu số đang phản ảnh sự tác động của thị trƣờng lên giá thị của doanh nghiệp. Chính sự chƣa nhất quán này biến này không ý nghĩa thống kê trong cả hai mô hình.

Biến lạm phát có dấu của hệ số hồi quy đúng với kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy năm (t-1). Dấu dƣơng của hệ số hồi quy có thể hiểu là khi lạm phát cao thì gia tăng khả năng rủi ro về kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Lạm phát tác động đến doanh nghiệp không chỉ ngay trong thời điểm hiện tại mà cả một năm sau đó. Tại Việt Nam, lạm phát luôn là chủ đề nóng bỏng trong giai đoạn 2008-2012. Đây là giai đoạn mà mục tiêu của chính phủ Việt Nam luôn là kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Lạm phát cao luôn là hệ quả của một giai đoạn mở rộng cung tiền, hoặc

hệ quả của một môi trƣờng vĩ mô còn yếu kém. Quan trọng là khi lạm phát tăng có thể làm giảm nhu cầu chi tiêu của ngƣời dân để mua sắm các sản phẩm trong nƣớc, càng làm cho nền kinh tế suy giảm, mà cụ thể hơn đó chính là làm giảm doanh thu, thu nhập của các doanh nghiệp bị suy giảm, khiến doanh nghiệp càng thêm khó khăn và gia tăng khả năng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp.

Biến lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 1 năm đáp ứng đƣợc kỳ vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 82 -87 )

×