5. Bố cục đề tài
3.7. ĐO LƢỜNG TÁC ĐỘNG CẬN BIÊN CỦA TỪNG BIẾN TRONG MÔ
quy năm (t-1) nhƣng lại có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy năm (t-2). Hệ số hồi quy dƣơng cho thấy lãi suất càng cao càng khiến cho doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính khi các khoản lãi vay phải trả nhiều lên. Hậu quả của sự tác động lãi suất hiện tại đến doanh nghiệp lại có độ trễ hai năm. Điều này cho thấy các doanh nghiệp khi đối diện với các khoản trả nợ và lãi vay, đặc biệt là các doanh nghiệp có cấu trúc nợ vay ngắn hạn nhiều hơn nhiều so với các khoản vay dài hạn, đến hạn trả nợ và lãi vay sẽ khiến doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn. Nhƣng đó chỉ là khởi đầu cho những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt, lúc này doanh nghiệp sẽ tìm mọi cách xoay sở để tháo gỡ. Nhƣng nếu kết quả không nhƣ mong muốn, doanh nghiệp chính thức rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính ở hai năm ngay sau đó.
3.7. ĐO LƢỜNG TÁC ĐỘNG CẬN BIÊN CỦA TỪNG BIẾN TRONG MÔ HÌNH MÔ HÌNH
Nhƣ đã thảo luận ở phần trƣớc, các thông số ƣớc lƣợng từ các mô hình nhị phân không giống nhƣ các mô hình tuyến tính, nó không giải thích trực tiếp và mô tả trực tiếp mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc (Long và Freese, 2003). Các giá trị của hệ sô ƣớc lƣợng không thể giải thích những tác động của biến độc lập riêng rẽ lên sự thay đổi của biến phụ thuộc trong mô hình vì bản chât phi tuyến của chúng. Phƣơng pháp đo lƣờng hiệu
ứng cận biên (marginal effects) đƣợc sử dụng để diễn giải cho kết quả hồi quy. Khi xem xét hiệu ứng cận biên của từng biến đối với xác suất để công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, hiệu ứng cận biên sẽ thay đổi cùng với sự thay đổi trong miền giá trị của biến độc lập đang xem xét. Với phƣơng pháp đo lƣờng này, các biến độc lập còn lại sẽ đƣợc giữ cố định tại giá trị trung bình trong miền xác định của từng biến, giá trị trung bình của các biến độc lập này đã đƣợc tác giả trình bày trong phần thống kê ở bảng mô tả các biến.
Bảng 3.10. Hiệu ứng cận biên của từng biến
Biến Mô hình hồi quy (t-1) Mô hình hồi quy (t-2)
Biến ở độ trễ năm (t-1) Biến ở độ trễ năm (t-1) Biến ở độ trễ năm (t-2)
Dy/dx z P>|z| Dy/dx z P>|z| Dy/dx z P>|z|
Khả năng sinh lời -0.181 1.22 0.006 -0.188 1.24 0.042 -0.513 0.93 0.352 Khả năng đáp ứng NVTC của dòng tiền từ HĐKD -0.183 -0.95 0.033 -0.164 0.31 0.056 -0.116 -0.28 0.782 Đòn bẩy tài chính 0.654 3.01 0.003 0.939 2.47 0.014 1.104 2.13 0.033 Khả năng thanh khoản -0.022 -0.38 0.049 -0.005 -0.11 0.051 0.044 0.74 0.460 Khả năng
thanh toán lãi vay
-0.104 -2.77 0.006 -0.318 -4.45 0.000 -0.161 -1.97 0.049
Quy mô doanh nghiệp -0.145 -3.36 0.001 -0.168 -2.60 0.009 -0.219 -2.66 0.008 Giá trị thị trƣờng DN trên tổng nợ -0.165 2.77 0.141 -0.217 1.74 0.081 -0.202 0.67 0.504 Lạm phát 0.328 -2.82 0.005 3.984 2.46 0.014 3.148 2.00 0.045 Lãi suất TPCP 0.437 0.57 0.568 1.478 -3.23 0.001 1.799 -2.33 0.020
Khi giá trị của biến khả năng sinh lời đƣợc xử lý các giá trị đột biến qua hàm lƣợng giác TANH tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất để công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính sẽ sụt giảm trung bình gần 18.1%, trong điều kiện các biến độc lập khác giữ cố định tại mức giá trị trung bình.
Khi giá trị của biến khả năng đáp ứng nghĩa vụ tài chính của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đƣợc xử lý các giá trị đột biến qua hàm lƣợng giác TANH tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất để công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính sẽ sụt giảm trung bình gần 18.3%, trong điều kiện các biến độc lập khác giữ cố định tại mức giá trị trung bình.
Khi giá trị của đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp đƣợc xử lý các giá trị đột biến qua hàm lƣợng giác TANH tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất để công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính sẽ tăng lên gần 65.4%, trong điều kiện các biến độc lập khác giữ cố định tại mức giá trị trung bình. Đây là một sự tác động rất đáng kể lên kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp.
Khi giá trị của biến khả năng thanh khoản đƣợc xử lý các giá trị đột biến qua hàm lƣợng giác TANH tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ tài chính sẽ giảm đi 2.2%, trong điều kiện các biến độc lập khác giữ cố định tại mức giá trị trung bình.
Khi giá trị của khả năng thanh toán lãi vay đƣợc xử lý các giá trị đột biến qua hàm lƣợng giác TANH tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất để công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính sẽ sụt giảm trung bình gần 10.4%, trong điều kiện các biến độc lập khác giữ cố định tại mức giá trị trung bình.
Khi giá trị của quy mô doanh nghiệp tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất để công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính sẽ sụt giảm trung bình gần 14.5%, trong điều kiện các biến độc lập khác giữ cố định tại mức giá trị trung bình.
Khi lạm phát tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất để công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính sẽ tăng lên gần 32.8%, trong điều kiện các biến độc
lập khác giữ cố định tại mức giá trị trung bình.
Khi lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 1 năm tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất để công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính sẽ tăng lên gần 43.7%, trong điều kiện các biến độc lập khác giữ cố định tại mức giá trị trung bình.
Qua đó ta có thể thấy các biến chỉ số về tài chính tác động mạnh nhất đến sự thay đổi của khả năng rơi vào kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp, cụ thể là biến đòn bẩy tài chính với mức thay đổi 65.4%. Tiếp theo đó là sự ảnh hƣởng của các biến về môi trƣờng kinh tế vĩ mô trong đó lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 1 năm làm xác suất rơi vào kiệt quệ tài chính thay đổi 43.7% và lạm phát làm thay đổi 32.8%.
Xem xét tổng quát trong hai mô hình hồi quy ở hai độ trễ khác nhau, ta thấy trong nhóm biến tài chính thì biến đại diện cho đòn bẩy tài chính tổng nợ trên tổng tài sản có tác động mạnh nhất đến kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp, tiếp đến là các yếu tố về lãi suất và lạm phát. Hậu quả của nền kinh tế vĩ mô bất ổn không chỉ tác động đến doanh nghiệp ở năm hiện tại mà để lại những thiệt hại, khó khăn cho những năm về sau. Việc sử dụng nợ của doanh nghiệp, dƣới sự tác động của nền kinh tế vĩ mô thông qua các yếu tố lãi suất và lạm phát đã đẩy cho tình trạng kiệt quệ tài chính càng thêm trầm trọng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Luận văn thực hiện nghiên cứu trên 1,140 quan sát tại 151 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2009-2016, tác giả thực hiện thống kê mô tả thông tin chung về các biến trong mô hình, kiểm định đa cộng tuyến, ƣớc lƣợng bằng mô hình hồi quy Logit, kiểm định độ phù hợp của mô hình, kiểm định sự khác biệt, đo lƣờng hiệu ứng cận biên để xem xét sự tác động của từng biến đến xác suất rơi vào kiệt quệ tài chính của công ty.
Qua đó, tác giả nhận thấy sự tác động lớn của tất cả các yếu tố về tài chính đến kiệt quệ tài chính ở một năm sau đó (mô hình độ trễ (t-1)), đặc biệt là yếu tố đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, chỉ còn hai yếu tố khả năng sinh lời và khả năng đáp ứng nghĩa vụ tài chính của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tác động kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp vào hai năm sau đó (mô hình ở độ trễ (t-2)). Bên cạnh đó, sự tác động của các yếu tố môi trƣờng kinh tế vĩ mô nhƣ lạm phát và lãi suất đến khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp cũng rất đáng kể. Tuy nhiên, sự tác động của lạm phát và lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn một năm có độ trễ khác nhau, trong khi lạm phát ảnh hƣởng đến kiệt quệ tài chính doanh nghiệp ngay năm sau đó thì lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn một năm phải đến hai năm sau mới tác động mạnh đến kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Sự tác động của các yếu tố về thị trƣờng là yếu nhất trong ba nhóm nhân tố quan sát, chỉ có biến quy mô doanh nghiệp có ý nghĩa thống kê ở mô hình độ trễ (t-1). Đây cũng sẽ là cơ sở cho những khuyến nghị cho các nhà quản lý, các nhà đầu tƣ, các nhà hoạch định chính sách sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 4.
CHƢƠNG 4 KHUYẾN NGHỊ
Kiệt quệ tài chính là trạng thái mà một công ty đáp ứng một cách khó khăn các nghĩa vụ tài chính mà của mình đối với các chủ nợ. Kiệt quệ tài chính xảy ra không chỉ đem đến tổn thất cho chính doanh nghiệp mà còn đem đến thiệt hại cho các nhà đầu tƣ và cho cả nền kinh tế.
Đối với bản thân doanh nghiệp, kiệt quệ tài chính làm cho doanh nghiệp tốn kém nhiều chi phí trực tiếp và gián tiếp. Chi phí trực tiếp của kiệt quệ tài chính bao gồm chi phí pháp lý, chi phí kiểm toán, chi phí thuê chuyên gia tƣ vấn. Chi phí gián tiếp của kiệt quệ tài chính bao gồm các tổn thất của doanh nghiệp do giảm giá trị thị trƣờng, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp sụt giảm. Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ, việc bị cắt giảm nhân sự, sa thải, giảm thu nhập là điều khó tránh khỏi.
Đối với ngành, kiệt quệ tài chính giúp loại bỏ những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, làm gia tăng các vụ mua bán sáp nhập, giúp cho ngành hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một doanh nghiệp trong ngành bị kiệt quệ tài chính sẽ gây ra hiệu ứng lan truyền ảnh hƣởng đến niềm tin của các nhà đầu tƣ vào các sản phẩm và triển vọng phát triển của ngành.
Đối với nền kinh tế, kiệt quệ tài chính giúp nền kinh tế loại bỏ đƣợc những doanh nghiệp không hiệu quả và phân bổ nguồn lực vào những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, kiệt quệ tài chính làm cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, sản lƣợng sản phẩm dịch vụ giảm, thu nhập của ngƣời dân giảm.
Dƣới những tác động tiêu cực mà kiệt quệ tài chính có thể đem lại, luận văn đã tiến hành nghiên cứu những yếu tố tác động đến kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Tác giả nhận thấy, nguyên nhân gây ra tình trạng kiệt quệ tài chính của công ty luôn xuất phát từ hai phía: yếu tố bên trong và yếu tố bên
ngoài. Cụ thể yếu tố bên trong chính là yếu tố về tài chính của doanh nghiệp, yếu tố bên ngoài chính là thị trƣờng và hệ thống kinh tế vĩ mô. Thông qua kết quả từ mô hình kiểm định, tác giả đƣa ra một số khuyến nghị nhằm hạn chế kiệt quệ tài chính đứng ở khía cạnh các nhà quản trị công ty, các nhà đầu tƣ và các nhà hoạch định chính sách.
4.1. ĐỐI VỚI CÁC NHÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY
Qua kết quả kiểm định mô hình, ta thấy sức khỏe về tài chính của doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc doanh nghiệp có vƣợt qua đƣợc những khó khăn dẫn tới tình trạng kiệt quệ tài chính hay không. Trong giai đoạn mất khả năng thanh khoản, các doanh nghiệp thƣờng có các biểu hiện sụt giảm tỉ suất sinh lợi, tiền mặt giảm do thua lỗ liên tục, gián đoạn việc thanh toán, gia hạn các khoản nợ, vi phạm các hợp đồng tín dụng. Dựa vào những dấu hiệu cảnh báo và kết quả kiểm định mô hình, tác giả có đƣa ra một vài khuyến nghị đối với các nhà quản trị công ty.
Thứ nhất, yếu tố đầu tiên cần quan tâm nhất đó chính là đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào kết quả kiểm định đã trình bày ở chƣơng 3, ta có thể thấy tác động mạnh mẽ của đòn bẩy tài đến khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Vì thế các doanh nghiệp nên lựa chọn việc sử dụng nợ một cách hợp lý, cấu trúc nợ dài hạn và nợ ngắn hạn một cách phù hợp, sử dụng nợ vay một cách hiệu quả. Cân đối cấu trúc vốn, sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hợp lý, giảm thiểu tài trợ nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn. Điều này không có nghĩa là giảm tài trợ nợ mà chính là thực thi chính sách cổ tức hợp lí. Chính sách cổ tức hợp lí chính là giữ lại lợi nhuận để tái đầu tƣ và bổ sung cho các dự án đầu tƣ phát triển thay vì phụ thuộc vào việc tài trợ nợ vay.
Thứ hai, chú trọng đến khả năng sinh lời và khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh. Việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp luôn ở mức ổn định, thậm chí là cao luôn là các mục tiêu đƣợc đặt ra của các nhà quản lý.
Một doanh nghiệp có khả năng sinh lời tốt, dòng tiền đƣợc tạo ra từ hoạt động kinh doanh luôn ổn định, không chỉ đảm bảo đáp ứng đƣợc các nhu cầu về tài chính thì không những đảm bảo sức khỏe tài chính giúp công ty hạn chế rơi vào kiệt quệ tài chính mà còn giúp công ty có khả năng phát triển hơn trong tƣơng lai. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần phải có những nắm bắt kịp thời về những tình hình thực tế của doanh nghiệp để kịp chấn chỉnh, hiểu biết về thị trƣờng để có những định hƣớng đúng đắn, giúp công ty phát triển một cách ổn định và bền vững.
Đối với bất kì một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào (trừ các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động công ích), khi tiến hành một quyết định sản xuất kinh doanh đều quan tâm đến lợi nhuận mà họ có thể đạt đƣợc từ hoạt động đó và đều quyết định tiến hành sản xuất theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng các doanh nghiệp đều rất chú ý đến hiệu quả của chi phí lao động, vật tƣ, tiền vốn. Để sản xuất một loại sản phẩm nào đó doanh nghiệp phải tính toán, xây dựng mối quan hệ tối ƣu giữa chi phí và thu nhập. Sản xuất bao nhiêu sản phẩm và bán với giá nào đó thì đảm bảo hòa vốn bỏ ra, và bao nhiêu sản phẩm tiêu thụ trên mức đó mang lại lợi nhuận. Việc lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh hiệu quả chính là đem lại khả năng sinh lời cao cho doanh nghiệp, đảm bảo một dòng tiền ổn định từ hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, kiểm tra tình hình khả năng thanh khoản và khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Các nhà quản lý cần kết hợp giữa sự phát triển của công ty, hiệu quả trong việc sử dụng nợ, đảm bảo khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đến hạn.Việc cân nhắc giữa việc đầu tƣ và việc sử dụng nợ ngắn hạn quá nhiều trong một thời gian ngắn là điều rất cần thiết, vì việc này có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh khoản trong ngắn hạn và mất khả năng thanh toán lãi vay. Dƣới sự tác động cộng
gộp của nhiều yếu tố từ thị trƣờng và môi trƣờng kinh tế vĩ mô, tuy chỉ là mất thanh khoản tạm thời, nhƣng nếu doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chính sẵn có thì có nguy cơ nhanh chóng rơi vào khó khăn. Vì thế, các nhà quản lý nên xem xét về khả năng thanh khoản và khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp, cân đối một cấu trúc nợ vốn hợp lý trƣớc tình hình hoạt động kinh doanh thực tại của doanh nghiệp.