0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 65 -77 )

5. Bố cục đề tài

3.1.2. Thống kê mô tả

Luận văn thực hiện trên 1,140 quan sát của 151 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2009 đến 2016, trong đó có 46 công ty kiệt quệ tài chính gồm 6 ngành theo nhƣ Danh sách phân ngành các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đƣợc công bố năm 2011.

Bảng 3.2: Thống kê mẫu quan sát công ty kiệt quệ tài chính theo ngành

Mã ngành Ngành Số công ty kiệt quệ Số công ty cùng ngành Phần trăm kiệt quệ A Nông nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản

1 6 16.67%

C Công nghiệp chế biến, chế tạo

17 67 25.37%

F Xây dựng 9 16 56.25%

G Bán buôn và bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

8 27 29.63%

H Vận tải kho bãi 7 14 50%

L Hoạt động kinh doanh bất động sản

Qua bảng thống kê 3.2, các doanh nghiệp trong ngành hàng Xây dựng là ngành có tỉ lệ các doanh nghiệp kiệt quệ tài chính cao nhất (56.25%). Trong năm 2015, số doanh nghiệp giải thể ngành xây dựng là 1,071 doanh nghiệp, chiếm 11.3%. Ngành xây dựng là một ngành chiếm dụng vốn và nhu cầu về vốn là rất lớn, cơ cấu vốn tập trung vào vốn vay và chủ yếu là vay ngắn hạn, chỉ một số ít các công ty có quy mô lớn có nợ vay dài hạn cao. Nguyên nhân là do hạn chế về quy mô, tài sản thế chấp, uy tín nên các công ty có quy mô vừa và nhỏ khó tiếp cận vốn hơn các công ty lớn. Cấu trúc vốn của các công ty trong ngành xây dựng lại chịu ảnh hƣởng sâu sắc bởi tình hình kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, lạm phát và lãi suất tăng cao, nguồn vốn cổ phần khó tiếp cận nên các công ty nghiêng về việc sử dụng nợ nhƣng tỷ lệ nợ không đƣợc đƣa lên quá cao vì lúc này, chi phí kiệt quệ tài chính cộng với điều kiện kinh tế khó khăn là một nguy cơ lớn cho các doanh nghiệp ngành xây dựng. Ngành xây dựng còn chịu ảnh hƣởng nhiều của giá cả nguyên vật liệu đầu vào, vốn nợ đọng từ công trình đã hoàn thành nhiều, nhiều dự án thực hiện dang dở không thể thu hút thêm vốn để triển khai dẫn đến bị đình trệ hoặc trì hoãn, đồng thời việc cắt giảm đầu tƣ công theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, luật xây dựng vẫn còn nhiều bất cập đã khiến cho các doanh nghiệp ngành xây dựng càng gặp thêm nhiều khó khăn.

Ngành vận tải kho bãi là ngành đứng thứ hai trong bảng mô tả thống kê về tỉ lệ các doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ tài chính với 50%. Đối với ngành vận tải kho bãi, do nguồn vốn đầu tƣ cho việc mở rộng kho bãi, số lƣợng xe vận chuyển khá lớn, đồng thời tài sản cố định của những công ty vận tải thì nhiều nên ngành này nghiêng về sử dụng nợ. Chính vì điều này, khi nền kinh tế gặp khó khăn, lạm phát và lãi suất cho vay tăng cao, việc sử dụng nợ cao của các công ty ngành vận tải kho bãi đã đẩy chi phí kiệt quệ tài chính lên cao, đƣa công ty rơi vào tình trạng khó khăn hơn.

Ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác xếp hạng thứ ba tỉ lệ các doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ tài chính trong bảng mô tả thống kê với tỉ lệ 29.63%. Đối với ngành bán buôn, bán lẻ thì đây là ngành có số lƣợng giải thể nhiều nhất năm 2015 với 3,758 doanh nghiệp, chiếm 39.7% trong tổng số doanh nghiệp giải thể năm 2015. Sự chiếm lĩnh thị trƣờng bán lẻ của doanh nghiệp nƣớc ngoài ngày càng mạnh mẽ. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, các nhà phân phối nƣớc ngoài dần xuất hiện tại Việt Nam. Giai đoạn đầu, nhà phân phối nƣớc ngoài đƣợc thực hiện hoạt động phân phối dƣới hình thức bắt buộc là liên doanh với đối tác Việt Nam (phần vốn góp không quá 49% cổ phần). Từ 01/01/2008, các doanh nghiệp đƣợc phép hoạt động dƣới hình thức liên doanh nhƣng không bị hạn chế về tỉ lệ vốn góp (có thể lên đến 99,99%). Đến 01/01/2009, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài trong lĩnh vực bán lẻ. Với sự mở cửa này, những năm gần đây, các nhà bán lẻ nƣớc ngoài nhanh chóng tích cực đổ bộ vào Việt Nam. Thị trƣờng Việt Nam đƣợc đánh giá là thị trƣờng đầy tiềm năng khi có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ ngƣời dân đến các trung tâm thƣơng mại ngày càng nhiều. Trong giai đoạn 2011-2015, tổng doanh thu bán lẻ và tiêu dùng cả nƣớc luôn tăng trƣởng dƣơng. Theo số liệu thống kê, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2015 là 2,469,879 tỉ đồng, chiếm tới 76,2% tổng mức bán lẻ và doanh thu tiêu dùng. Sự nhập cuộc của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ở một khía cạnh nào đó là động lực để doanh nghiệp Việt Nam vƣơn lên. Tuy nhiên, sự hiện diện liên tục với tần suất mở rộng quy mô nhanh chóng của các nhà bán lẻ lớn ở nƣớc ngoài đang khiến sức cạnh tranh của các nhà bán lẻ Việt Nam ngày càng bị lấn át. Tính lũy kế tới cuối năm 2015, đã có 1,735 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa mô tô - xe máy, với tổng vốn đăng ký là hơn 4.6 tỉ USD, đứng trong nhóm 6 ngành nghề thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lớn

nhất. Các mô hình bán lẻ truyền thống nhƣ chợ truyền thống hay các hình thức bán lẻ siêu nhỏ đƣợc đánh giá là ít có triển vọng hơn so với mô hình siêu thị tổng hợp và trung tâm mua sắm. Đáng chú ý, ở đó có hai thƣơng vụ M&A thời gian qua là Metro và Big C làm kênh phân phối sản phẩm hàng Việt giảm đi đáng kể.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có tỉ lệ 25.37% các doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ tài chính. Trong năm 2015, ngành có số lƣợng doanh nghiệp giải thể nhiều thứ hai sau ngành bán buôn, bán lẻ chính là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (1,212 doanh nghiệp, chiếm 12.8%). Khó khăn của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở lƣợng hàng tồn kho cao, khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, khó khăn trong vấn đề xuất khẩu. Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê năm 2017, các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khá lạc quan về triển vọng kinh doanh. Những khó khăn đối với doanh nghiệp chủ yếu do khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nƣớc không cao, nhu cầu thị trƣờng thấp, tài chính khó khăn. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động theo yêu cầu, lãi suất cao và tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu cao.

Đối với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, số lƣợng doanh nghiệp nông nghiệp là khá lớn nhƣng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp nông nghiệp khá nhỏ so với những ngành kinh tế khác. Quy mô vốn nhỏ sẽ khó khăn trong việc mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh và thị trƣờng. Nhiều doanh nghiệp không tiếp cận đƣợc các nguồn vốn vay của các ngân hàng nhất là các doanh nghiệp nhỏ. Nguyên nhân do phƣơng án kinh doanh chƣa khả thi, năng lực tài chính yếu chƣa đủ điều kiện thế chấp và tín chấp đối với khoản vốn xin vay. Khả năng tiếp cận thị trƣờng quốc tế của doanh nghiệp nông nghiệp còn yếu do còn thiếu thông tin về thị trƣờng và các quy định của thƣơng mại quốc tế. Chất lƣợng sản phẩm nông sản còn thấp so với

tiêu chuẩn xuất khẩu, khối lƣợng sản phẩm sản xuất ra chƣa nhiều. Phần lớn các doanh nghiệp nông nghiệp có trình độ khoa học, công nghệ lạc hậu, tay nghề công nhân thấp do vậy chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ thấp, khả năng cạnh tranh yếu, chi phí giá thành cao, đầu tƣ đổi mới kỹ thuật và công nghệ còn thấp so với yêu cầu phát triển. Bên cạnh yếu kém về chất lƣợng sản phẩm hàng hóa, thì việc thiếu hụt về công nghệ thông tin và khả năng ngoại ngữ cũng là nguyên nhân quan trọng thể hiện doanh nghiệp nông nghiệp chƣa thật sự có đủ sức mạnh trƣớc yêu cầu cấp bách của hội nhập.

Đối với ngành hoạt động kinh doanh bất động sản, số liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cho thấy trong năm 2012 đã có 680 doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản đăng ký giải thể, ngừng hoạt động (con số của năm 2011 thống kê đƣợc là 576 doanh nghiệp).Thị trƣờng bất động sản năm 2012 trầm lắng không chỉ để lại hậu quả là hàng vạn doanh nghiệp báo lỗ, ngừng hoạt động, thậm chí là giải thể mà còn cả một lƣợng hàng tồn kho rất lớn và gánh nặng cho năm 2013. Nhiều doanh nghiệp, kinh doanh dịch vụ bất động thực sự gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, khi thị trƣờng suy thoái, không bán đƣợc hàng, không có khả năng trả nợ ngân hàng. Theo Viện Kinh tế xây dựng, trong thời gian này, ngoài những nguyên nhân do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, phát triển tự phát, thiếu sự quản lý chặt chẽ, thiếu quy hoạch, cơ cấu hàng hóa phát triển mất cân đối, thì những tác động từ các chính sách cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới thị trƣờng. Cụ thể, các chính sách tiền tệ, quản lý đất đai có thể giúp thanh lọc, làm cho thị trƣờng bất động sản phát triển bền vững hơn, nhƣng cũng đã hạn chế dòng tiền vào bất động sản, khiến thị trƣờng trầm lắng thời gian qua.Bên cạnh đó, với việc thu hẹp tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất của ngành ngân hàng, thì việc cả chủ đầu tƣ lẫn khách hàng sẽ phải đối mặt với khó khăn thiếu vốn là một điều hiển

hiện. Đối với chính sách tài khóa, Chính phủ tăng thu ngân sách, giảm bội chi ngân sách, rà soát cắt giảm đầu tƣ công. Thị trƣờng bất động sản luôn gắn liền với sự phát triển của đô thị và cơ sở hạ tầng. Do vậy, với chủ trƣơng thắt chặt đầu tƣ công, trong đó có nhiều dự án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của Chính phủ trong năm 2011, thì chắc chắn nhiều dự án đã và đang triển khai sẽ bị tác động.

Bảng 3.3 thể hiện kết quả thống kê các biến nghiên cứu của mẫu gồm 1,140 quan sát ở 151 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 3.3. Thống kê mô tả theo các biến

Biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị cực tiểu Giá trị cực đại

Khả năng sinh lời 0.049 0.113 -0.99 0.65

Khả năng đáp ứng NVTC của dòng tiền từ HĐKD

0.236 0.278 -0.73 1

Đòn bẩy tài chính 0.46 0.188 0.006 1

Khả năng thanh khoản -0.19 0.978 -1 1

Khả năng thanh toán lãi vay 0.85 0.44 -1 1

Quy mô doanh nghiệp -3.31 0.67 -5.52 -0.87

Giá trị thị trƣờng DN trên tổng nợ 0.618 0.336 0.003 1

Lạm phát 0.074 0.05 0.006 0.186

Lãi suất trái phiếu CP 0.071 0.037 0.0004 0.1235

Nhìn chung, qua mẫu gồm 1,140 quan sát, dựa vào giá trị trung bình của các biến nghiên cứu có thể thấy các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi ở mức trung bình 0.049, dòng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh có khả năng đáp ứng nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với giá trị trung bình 0.236, các

doanh nghiệp có xu hƣớng sử dụng nợ cao với giá trị trung bình 0.46, khả năng thanh khoản của toàn bộ mẫu thấp ở giá trị trung bình -0.19, tuy nhiên vẫn đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay với giá trị trung bình 0.85, quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ có giá trị trung bình -3.31, giá trị thị trƣờng doanh nghiệp so với tổng nợ cũng khá cao với giá trị trung bình 0.618, lạm phát trung bình tác động lên các doanh nghiệp là 0.074 và lãi suất trái phiếu chính phủ trung bình là 0.071.

Có khoảng cách rất lớn giữa giá trị cực đại và giá trị cực tiểu của các biến quan sát. Để xem xét chi tiết hơn về sự biến động này và để mô tả chi tiết hơn các biến trong mẫu quan sát, luận văn tiến hành so sánh sự khác biệt trong các yếu tố giữa hai nhóm quan sát kiệt quệ tài chính và quan sát không kiệt quệ tài chính. Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Mô tả thống kê hai nhóm mẫu quan sát

Biến

Mẫu các quan sát kiệt quệ tài chính (n=96)

Mẫu các quan sát không kiệt quệ tài chính (n=1044) Giá trị trung bình Giá trị cực tiểu Giá trị cực đại Giá trị trung bình Giá trị cực tiểu Giá trị cực đại Khả năng sinh lời -0.165 -0.999 0.110 0.069 -0.161 0.654 Khả năng đáp ứng NVTC của dòng tiền từ HĐKD -0.117 -0.734 0.531 0.268 -0.299 1 Đòn bẩy tài chính 0.692 0.135 1 0.440 0.007 0.886 Khả năng thanh khoản -0.873 -1 1 -0.128 -1 1

Biến

Mẫu các quan sát kiệt quệ tài chính (n=96)

Mẫu các quan sát không kiệt quệ tài chính (n=1044) Giá trị trung bình Giá trị cực tiểu Giá trị cực đại Giá trị trung bình Giá trị cực tiểu Giá trị cực đại Khả năng thanh

toán lãi vay

-0.194 -1 1 0.951 -1 1

Quy mô doanh nghiệp -4.185 -5.520 -2.135 -3.232 -4.789 -0.870 Giá trị thị trƣờng DN trên tổng nợ 0.224 0.003 0.992 0.654 0.008 1 Lạm phát 0.075 0.007 0.186 0.052 0.006 0.186 Lãi suất TPCP 0.059 0.036 0.123 0.059 0.036 0.123

Thông qua kết quả thống kê mô tả ở Bảng 3.4, tác giả nhận thấy các biến nghiên cứu ở các công ty kiệt quệ tài chính thể hiện không khả quan nhƣ ở các công ty kiệt quệ tài chính, ngoại trừ một số biến thể hiện sự khác biệt chƣa rõ ràng ở cả hai nhóm quan sát (nhƣ quy mô doanh nghiệp, lạm phát, lãi suất). Ở những công ty kiệt quệ tài chính, các nhóm chỉ tiêu về tài chính nhƣ khả năng sinh lời, dòng tiền hoạt động, khả năng thanh toán và khả năng thanh toán lãi vay đều thấp hơn và không khả quan nhƣ công ty không kiệt quệ tài chính.

Đi cụ thể vào từng biến, đầu tiên là biến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đối với các công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, khả năng sinh lời có giá trị trung bình bị âm, chỉ khoảng -0.165, nghĩa là các doanh nghiệp đang trong giai đoạn làm ăn không có lời. Quan sát mẫu thống kê ở những công ty không kiệt quệ tài chính, ta có thể thấy giá trị trung bình của khả năng sinh lời ở những công ty này ở mức 0.068, trong đó cao nhất có thể

lên đến 0.654, nhƣ vậy ở những quan sát này hầu hết các doanh nghiệp có mức sinh lời ổn định, thậm chí có những quan sát có khả năng sinh lời là rất cao. Qua đó ta có thể thấy những công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính có tình hình kinh doanh rơi vào khó khăn. Hoạt động kinh doanh không hiệu quả làm cho doanh nghiệp có nguy cơ rơi vào kiệt quệ tài chính cao hơn các doanh nghiệp khác.

Biến khả năng đáp ứng nghĩa vụ tài chính của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có giá trị trung bình trong mẫu các công ty kiệt quệ tài chính là số âm -0.117, thấp hơn nhiều so với các công ty không kiệt quệ tài chính 0.269. Dòng tiền đƣợc tạo ra từ hoạt động kinh doanh của các quan sát kiệt quệ tài chính thậm chí là âm có thể cho thấy khả năng đảm bảo cho các nghĩa vụ tài chính bằng dòng tiền hoạt động ở các công ty kiệt quệ tài chính là rất kém, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang có vấn đề. Nếu doanh nghiệp đƣợc nuôi sống mãi bằng hai dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 65 -77 )

×