Yếu tố ngoại sinh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến kiệt quệ tài chính tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

5. Bố cục đề tài

1.3.2.Yếu tố ngoại sinh

Theo nghiên cứu của Whitaker (1999), các công ty rơi vào tình trang kiệt quệ tài chính do yếu tố nội bộ (yếu kém trong quản lý) chiếm 76.8%, các công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính do chịu tác động của cả hai yếu tố bên trong và bên ngoài là 37.5%. Cuối cùng chỉ có 9.4% trong các công ty là do ảnh hƣởng của yếu tố bên ngoài. Qua đó cho thấy các yếu tố bên ngoài cũng có một sự tác động nhất định đến kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Các yếu tố ngoại sinh đa phần đến từ các tác nhân của chính sách kinh tế vĩ mô và thị trƣờng.

a. Yếu tố thị trường

Các yếu tố thị trƣờng tác động đến kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp xuất phát từ sự đánh giá của thị trƣờng về giá trị của doanh nghiệp thông qua giá cổ phiếu, quy mô của doanh nghiệp trên thị trƣờng hay đôi khi những khó khăn này đến từ sự cạnh tranh của các đối thủ trong thị trƣờng, sự vỡ nợ của các đối tác kinh doanh.

Quy mô công ty đóng một vai trò quan trọng quyết định công ty có rơi vào kiệt quệ tài chính hay không. Chỉ có một số ít công ty lớn gặp phải các vấn đề tài chính so với những công ty vừa và nhỏ (Monti & Mariano, 2010).

Những công ty lớn có thể dễ dàng thu hút vốn rẻ từ bên ngoài và có khả năng sống sót trong suốt thời kì khủng hoảng cao hơn so với những công ty nhỏ bằng nguồn vốn dự trữ tích lũy (Ooghe & Prijcker, 2008). Cuối cùng, những công ty ở các ngành khác nhau thì có xác suất rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính và quy mô chi phí kiệt quệ tài chính phải gánh chịu là khác nhau do đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành.

b. ế tố i trườ i tế

Sự tác động của các yếu tố môi trƣờng kinh tế vĩ mô đến kiệt quệ tài chính có thể kể đến sự suy thoái kinh tế, lạm phát, biến động bất lợi tỷ giá hối

đoái, lãi suất trái phiếu chính phủ tăng cao, thay đổi bất lợi trong các chính sách của chính phủ.

Nghiên cứu của Bibeault (1983) chỉ ra rằng có 5 yếu tố bên ngoài gây ra tình trạng kiệt quệ tài chính của công ty là: biến động của nền kinh tế, biến động môi trƣờng cạnh tranh, thay đổi các yếu tố xã hội và thay đổi khoa học công nghệ. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy 41% công ty phá sản là do sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, 31% là do môi trƣờng cạnh tranh thay đổi, 13% là do những thay đổi bất lợi trong chính sách của chính phủ và 15% là chịu sự tác động của thay đổi xã hội và khoa học công nghệ. Tuy nhiên, 80% các công ty rơi vào tình trạng tài chính là do sự tác động của các yếu tố quản lý, cụ thể là thiếu năng lực quản lý.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến kiệt quệ tài chính tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)