0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 58 -58 )

5. Bố cục đề tài

2.6.2. Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Nhóm yếu tố tài chính: đối với các biến độc lập là các tỷ số tài chính: dữ liệu đƣợc lấy từ các báo cáo tài chính cuối năm tài chính đã đƣợc kiểm toán của các doanh nghiệp trong mẫu, kỳ dữ liệu là một năm. Dựa vào cách tính của các biến độc lập nhƣ đã trình bày ở mục a của phần 2.3.2. Biến độc lập,

tác giả thực hiện việc thu thập các dữ liệu tƣơng ứng từ các báo cáo: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp để lập bảng dữ liệu liên quan đến các biến số tài chính.

Nhóm yếu tố thị trƣờng: đối với các biến độc lập là các yếu tố thị trƣờng: dữ liệu đƣợc lấy từ lịch sử giao dịch cổ phiếu đƣợc tổng hợp và công bố trên website Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT. Thời điểm xác định dữ liệu vào ngày giao dịch cuối cùng của mỗi năm. Cụ thể dữ liệu thu thập ở đây chính là giá cổ phiếu. Dựa vào công thức tính đã trình bày ở mục b của phần 2.3.2. Biến độc lập, tác giả xác định đƣợc biến quy mô doanh nghiệp và giá trị vốn hóa trị trƣờng trên tổng nợ của doanh nghiệp.

Nhóm yếu tố môi trƣờng kinh tế vĩ mô: dữ liệu đƣợc tham chiếu từ số liệu trên trang web Quỹ tiền tệ thế giới IMF. Tác giả thu thập số liệu chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn một năm (Treasure bill rate) từng năm trong giai đoạn từ 2009 đến 2016. Dựa công thức tính đã trình bày ở mục c của phần 2.3.2. Biến độc lập, tác giả xác định đƣợc biến liên quan.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Từ cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu đã trình bày trong chƣơng 1, trong chƣơng này tác giả đƣa ra cách xác định biến phụ thuộc và gồm 9 biến độc lập có khả năng ảnh hƣởng đến kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp theo 3 nhóm nhân tố tài chính, thị trƣờng và môi trƣờng kinh tế vĩ mô.

Mô hình nghiên cứu dựa theo nghiên cứu gốc của Tinoco và Wilson (2013). Tác giả tiến hành kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến để kiểm tra sự tồn tại mối quan hệ ở mức độ cao giữa các biến độc lập. Luận văn thực hiện phƣơng pháp nội suy dữ liệu bảng mô hình hồi quy logit với hiệu ứng cố định (fixed effect) và kiểm soát theo ngành, ƣớc lƣợng mô hình qua hai mốc thời gian: thời gian với độ trễ 1 năm (t-1) và thời gian với độ trễ 2 năm (t-2) để xem xét sự tác động của các biến độc lập lên xác suất kiệt quệ tài chính; thực hiện đo lƣờng độ phù hợp của mô hình, kiểm định sự khác biệt để xem xét các yếu tố tác động đến kiệt quệ tài chính ở hai khía cạnh doanh nghiệp có kiệt quệ tài chính và không có kiệt quệ tài chính, đo lƣờng hiệu ứng cận biên để xem xét sự tác động của các yếu tố đến kiệt quệ tài chính.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ THỰC TRẠNG

3.1.1. Thực trạng kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

Trong những năm vừa qua Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã thông báo đƣa một loạt cổ phiếu niêm yết vào diện cảnh báo do hoạt động kinh doanh của các công ty trên báo cáo tài chính năm bị âm. Hệ quả là một số cổ phiếu đã bị tạm ngừng giao dịch hoặc chỉ đƣợc giao dịch ở đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa mỗi phiên. Rủi ro của chứng khoán niêm yết khi bị đƣa vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát là chứng khoán sẽ bị tạm ngừng giao dịch và không đƣợc giao dịch ký quỹ cho đến khi các tổ chức niêm yết khắc phục đƣợc nguyên nhân dẫn đến chứng khoán bị kiểm soát.

Theo quy chế niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, chứng khoán niêm yết đƣa vào diện bị kiểm soát khi xảy ra một trong các trƣờng hợp nhƣ: vốn điều lệ đã góp của tổ chức niêm yết giảm xuống dƣới 120 tỷ đồng Việt Nam tính theo giá trị ghi trên báo cáo tài chính hai năm liên tiếp, lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán năm kế tiếp của công ty là số âm hai năm liên tiếp, lỗ lũy kế vƣợt quá vốn điều lệ thực góp tại báo cáo tài chính bán niên soát xét gần nhất, tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh chính từ 9 tháng trở lên.

Cũng theo quy chế thì các doanh nghiệp sẽ bị hủy niêm yết khi tổ chức niêm yết không còn đáp ứng đƣợc một trong các điều kiện niêm yết quy định tại Điểm a, d Khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đối với cổ phiếu trong thời hạn một năm và kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong ba năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vƣợt quá số vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trƣớc thời điểm xem xét.

Bài viết thực hiện thống kê các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2017 và đƣợc kết quả nhƣ bảng 3.1.

Bảng 3.1. Số lƣợng công ty niêm yết rơi vào diện cảnh báo, kiểm soát, hủy niêm yết trên HOSE 2013-2017

Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Tình trạng 2013 2014 2015 2016 2017

Cảnh báo 43 49 1 3 27

Kiểm soát 10 18 10

Kiểm soát đặc biệt 2 1 2

Tạm ngừng giao dịch 9 3

Hủy niêm yết 16 8 17 14 25

Xét trong 3 năm gần đây nhất, việc hủy niêm yết của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2015 diễn ra khá nhiều với 17 trƣờng hợp hủy, tăng so với năm 2014 (8 trƣờng hợp hủy niêm yết), nguyên nhân là để thực hiện tái cấu trúc và do kinh doanh yếu kém. Khối lƣợng cổ phiếu hủy niêm yết là 517,080,271 cổ phiếu, tăng 116.6%. Đến năm 2016 số lƣợng công ty hủy niêm yết có giảm đi so với năm 2015 với 14 trƣờng hợp hủy niêm yết bắt buộc. Nguyên nhân chủ yết là do doanh nghiệp thua lỗ 3 năm liên tiếp (2013-2015), lỗ lũy kế vƣợt vốn điều lệ thực góp vào thời điểm cuối năm 2015, vi phạm công bố thông tin nghiêm trọng. Trong năm 2017 đã có 25 trƣờng hợp công ty hủy niêm yết và đến 27 trƣờng hợp rơi vào tình trạng cảnh báo. Nguyên nhân các cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc là do lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán âm trong ba năm liên tiếp và hàng chục cổ phiếu đang đứng trƣớc nguy cơ phải rời sàn chủ yếu do kinh doanh thua lỗ, mặc dù trong năm 2017 thị trƣờng chứng khoán sôi

động, giá trị giao dịch tăng cao, chỉ số chứng khoán liên tục tiến lên các mức mới so với nhiều năm trƣớc. Chỉ số VN-index trên HOSE hiện vƣợt ngƣỡng 720 điểm, cao nhất trong 9 năm và tăng khoảng 10% so với cuối năm 2016. Tuy nhiên giao dịch chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ cổ phiếu. Khoảng 1/3 số cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán có thanh khoản rất thấp, thậm chí không có giao dịch. Bên cạnh đó, có rất nhiều cổ phiếu không tăng giá. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cổ phiếu có tính thanh khoản thấp chủ yếu là do kết quả kinh doanh không tƣơng xứng với quy mô vốn của doanh nghiệp, một bộ phận doanh nghiệp thua lỗ. Theo thống kê, năm 2016, trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có 6% số doanh nghiệp thua lỗ. Qua đó có thể thấy, nếu các doanh nghiệp không nhanh chóng cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2017, số lƣợng các doanh nghiệp có nguy cơ sớm phải rời sàn do lỗ lũy kế lớn sẽ là một con số không hề nhỏ.

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê với chủ đề “Báo cáo kết quả rà soát số lƣợng doanh nghiệp năm 2012” đã làm một khảo sát về các nguyên nhân khiến doanh nghiệp phá sản. Kết quả cho thấy trong tổng số doanh nghiệp đƣợc hỏi có 69.9% số doanh nghiệp phản ánh nguyên nhân chính làm cho các doanh nghiệp phá sản giải thể là do sản xuất kinh doanh thua lỗ; 28.2% phản ánh do nguyên nhân thiếu vốn, 14.7% phản ánh nguyên nhân không tiêu thụ đƣợc sản phẩm, 11.7% doanh nghiệp khó khăn về địa điểm sản xuất kinh doanh và 4.6% doanh nghiệp phải đóng cửa để thành lập doanh nghiệp mới, chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh, 4.6% doanh nghiệp đóng cửa để sáp nhập với doanh nghiệp khác.1

Qua đó ta có thể thấy các yếu tố nội sinh thể hiện qua các biến chỉ số tài

chính đóng một vai trò chủ chốt trong việc tác động đến kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các biến về thị trƣờng và môi trƣờng kinh tế vĩ mô cũng gia tăng mức độ giải thích khi kết hợp cùng với biến tài chính trong mô hình hiệu chỉnh xác định mức độ tác động lên kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp.

Trong năm 2011 đã có thời điểm Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có mức lạm phát cao nhất thế giới, nói một cách khác, lạm phát là một trong những vấn đề nổi cộm của nền kinh tế Việt Nam năm 2011. Đầu năm 2011, lạm phát Việt Nam khởi điểm 7% so với cùng kỳ năm 2010 thì đúng 3 tháng sau đó, cuối tháng 4 năm 2011, Tổng cục thống kê Việt Nam chính thức thông báo lạm phát hay chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nhảy vọt lên mức gần 18% so với một năm trƣớc đó. Với mức tăng xấp xỉ gần 18%, tốc độ leo thang của giá cả đƣợc cho là nhanh nhất kể từ năm 2008. Tuy nhiên, lạm phát Việt Nam vẫn chƣa dừng lại ở đó. Lạm phát vào tháng 7 năm 2011 lên đến đỉnh điểm, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm 2010 và tăng xấp xỉ 15% so với ngày đầu tiên của năm 2011. Lạm phát của Việt Nam lúc này ở mức cao nhất châu Á và đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Venezuela. Lạm phát bắt đầu có dấu hiệu chững lại và tốc độ tăng chậm hơn vào quý 3 và đến những tháng cuối cùng của năm, lạm phát đƣợc xem là bắt đầu giảm từ từ, cụ thể là từ mức ở gần 22% trong tháng 10 giảm xuống gần 20% trong tháng 11 và 18% ở tháng 12. Lạm phát làm giảm lợi nhuận thu đƣợc trên thực tế trong khi các nhà quản lý cứ ngỡ rằng công ty mình đang phát triển. Lạm phát cũng khiến mức đầu tƣ giảm và ảnh hƣởng đến phân bổ tài nguyên. Giá trị thị trƣờng suy giảm, cổ phần hầu nhƣ không sinh lãi trong thời kì lạm phát.

Lãi suất hay nói cách khác chính là áp lực lãi vay ngân hàng. Lạm phát của Việt Nam năm 2011 hơn 18% nên lãi suất ngân hàng luôn đƣợc duy trì ở mức cao (hơn 20%) trong thời gian này. Vì vậy, công ty nào sử dụng càng

nhiều nợ vay hoặc không quản trị đƣợc tình hình tài chính hiệu quả thì con đƣờng thua lỗ hoặc thậm chí phải phá sản là không tránh khỏi. Trong khi lãi vay ngân hàng quá cao thì lợi nhuận cả năm của nhiều công ty chỉ ở mức thấp. Lợi nhuận làm ra không đủ để trả lãi, trong khi tỷ lệ nợ quá cao là rủi ro lớn trong hoạt động của công ty. Với mức lãi suất cho vay của ngân hàng trên 20%/năm nên chi phí lãi vay đã trở thành gánh nặng quá lớn đối với nhiều công ty.

3.1.2. Thống kê mô tả

Luận văn thực hiện trên 1,140 quan sát của 151 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2009 đến 2016, trong đó có 46 công ty kiệt quệ tài chính gồm 6 ngành theo nhƣ Danh sách phân ngành các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đƣợc công bố năm 2011.

Bảng 3.2: Thống kê mẫu quan sát công ty kiệt quệ tài chính theo ngành

Mã ngành Ngành Số công ty kiệt quệ Số công ty cùng ngành Phần trăm kiệt quệ A Nông nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản

1 6 16.67%

C Công nghiệp chế biến, chế tạo

17 67 25.37%

F Xây dựng 9 16 56.25%

G Bán buôn và bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

8 27 29.63%

H Vận tải kho bãi 7 14 50%

L Hoạt động kinh doanh bất động sản

Qua bảng thống kê 3.2, các doanh nghiệp trong ngành hàng Xây dựng là ngành có tỉ lệ các doanh nghiệp kiệt quệ tài chính cao nhất (56.25%). Trong năm 2015, số doanh nghiệp giải thể ngành xây dựng là 1,071 doanh nghiệp, chiếm 11.3%. Ngành xây dựng là một ngành chiếm dụng vốn và nhu cầu về vốn là rất lớn, cơ cấu vốn tập trung vào vốn vay và chủ yếu là vay ngắn hạn, chỉ một số ít các công ty có quy mô lớn có nợ vay dài hạn cao. Nguyên nhân là do hạn chế về quy mô, tài sản thế chấp, uy tín nên các công ty có quy mô vừa và nhỏ khó tiếp cận vốn hơn các công ty lớn. Cấu trúc vốn của các công ty trong ngành xây dựng lại chịu ảnh hƣởng sâu sắc bởi tình hình kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, lạm phát và lãi suất tăng cao, nguồn vốn cổ phần khó tiếp cận nên các công ty nghiêng về việc sử dụng nợ nhƣng tỷ lệ nợ không đƣợc đƣa lên quá cao vì lúc này, chi phí kiệt quệ tài chính cộng với điều kiện kinh tế khó khăn là một nguy cơ lớn cho các doanh nghiệp ngành xây dựng. Ngành xây dựng còn chịu ảnh hƣởng nhiều của giá cả nguyên vật liệu đầu vào, vốn nợ đọng từ công trình đã hoàn thành nhiều, nhiều dự án thực hiện dang dở không thể thu hút thêm vốn để triển khai dẫn đến bị đình trệ hoặc trì hoãn, đồng thời việc cắt giảm đầu tƣ công theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, luật xây dựng vẫn còn nhiều bất cập đã khiến cho các doanh nghiệp ngành xây dựng càng gặp thêm nhiều khó khăn.

Ngành vận tải kho bãi là ngành đứng thứ hai trong bảng mô tả thống kê về tỉ lệ các doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ tài chính với 50%. Đối với ngành vận tải kho bãi, do nguồn vốn đầu tƣ cho việc mở rộng kho bãi, số lƣợng xe vận chuyển khá lớn, đồng thời tài sản cố định của những công ty vận tải thì nhiều nên ngành này nghiêng về sử dụng nợ. Chính vì điều này, khi nền kinh tế gặp khó khăn, lạm phát và lãi suất cho vay tăng cao, việc sử dụng nợ cao của các công ty ngành vận tải kho bãi đã đẩy chi phí kiệt quệ tài chính lên cao, đƣa công ty rơi vào tình trạng khó khăn hơn.

Ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác xếp hạng thứ ba tỉ lệ các doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ tài chính trong bảng mô tả thống kê với tỉ lệ 29.63%. Đối với ngành bán buôn, bán lẻ thì đây là ngành có số lƣợng giải thể nhiều nhất năm 2015 với 3,758 doanh nghiệp, chiếm 39.7% trong tổng số doanh nghiệp giải thể năm 2015. Sự chiếm lĩnh thị trƣờng bán lẻ của doanh nghiệp nƣớc ngoài ngày càng mạnh mẽ. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, các nhà phân phối nƣớc ngoài dần xuất hiện tại Việt Nam. Giai đoạn đầu, nhà phân phối nƣớc ngoài đƣợc thực hiện hoạt động phân phối dƣới hình thức bắt buộc là liên doanh với đối tác Việt Nam (phần vốn góp không quá 49% cổ phần). Từ 01/01/2008, các doanh nghiệp đƣợc phép hoạt động dƣới hình thức liên doanh nhƣng không bị hạn chế về tỉ lệ vốn góp (có thể lên đến 99,99%). Đến 01/01/2009,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 58 -58 )

×