Quy mô kinh doanh dịch vụ thẻ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng NNPTNT việt nam, chi nhánh quảng nam (Trang 48 - 63)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Quy mô kinh doanh dịch vụ thẻ

Để phân tích quy mô kinh doanh dịch vụ thẻ cần đánh giá quy mô kinh doanh dịch vụ thẻ thông qua một số chỉ tiêu như số lượng khách hàng sử dụng thẻ , tần suất giao dịch, quy mô mỗi lần giao dịch và các rủi ro trong kinh doanh dịch vụ thẻ.

a. S lượng khách hàng s dng th

Phân tích số lượng khách hàng chính là phân tích số lượng thẻ mà khách hàng sử dụng, qua điều tra thu thập ta thấy số lượng thẻ tại chi nhánh tăng lên qua các năm,và được thể hiện ở bảng sau:

Bng 2.5. Tình hình biến động s lượng th qua các năm ti chi nhánh

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tiêu chí ST(thẻ) TT(%) ST(thẻ) TT(%) ST(thẻ) TT(%) Tổng số thẻ 123.512 100 152.557 100 176.750 100 Thẻ ghi nợ nội địa 123.348 99,87 152.327 99,85 176.389 99,8 Thẻ ghi nợ quốc tế 164 0,13 230 0,15 361 0.2

(Ngun: Phòng kinh doanh th-Agribank-Chi nhánh Tnh Qung Nam)

Từ số liệu bảng 2.5 ta nhận thấy, số lượng thẻ tăng lên chi tiết là tổng số thẻ năm 2011 là 123.512 thẻ, sang năm 2012 tổng số thẻ lũy kế là 152.557 thẻ và đến năm 2013 số thẻ lũy kế là 176.750 thẻ. Như vậy số lượng thẻ tăng qua các năm, điều này chứng tỏ chi nhánh đã có nhiều nổ lực, tăng cường công tác marketting về hoạt động kinh doanh thẻ, liên kết mở rộng kinh doanh thẻ…. trong những năm qua.

Tuy nhiên, số lượng thẻ ngân hàng phát hành chủ yếu là thẻ ghi nợ nội

địa, loại thẻ này chiếm tỷ trọng khá cao và hầu như chiếm đa số trong tổng số thẻ

123.348 thẻ (chiếm 99,87%), năm 2012 đạt 152.327 thẻ (chiếm 99,85%), và năm 2013 có 176.389 thẻ (chiếm 99,80%). Với con số này thì số lượng thẻ ghi nợ nội

địa chiếm gần như đa số trong tổng số lượng thẻ phát hành tại chi nhánh. Sở dĩ

có được con số này là do đặc thù vùng đất Quảng Nam, các doanh nghiệp chủ

yếu kinh doanh trong nước, và thẻ phát hành rơi vào thẻ liên kết sinh viên và thẻ

trả lương của các doanh nghiệp trong nước là chủ yếu. Bên cạnh đó, đời sống người dân ở địa bàn Quảng Nam còn nghèo, nhu cầu du lịch nước ngoài chưa cao nên số lượng thẻ chủ yếu là thẻ ghi nợ nội địa. Nhìn chung, số lượng thẻ có tăng lên trong 3 năm qua nhưng tăng với số lượng còn thấp. Chi nhánh cần phải

đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thẻ hơn nữa thông qua một số hoạt động tuyên truyền, quảng bá thẻđến với người dân vùng sâu, vùng xa để họ biết đến dịch vụ

thẻ, hơn nữa cần liên kết với các doanh nghiệp và trường học nhiều hơn nữa để

có thể gia tăng số lượng thẻ. Đây cũng là một mục tiêu nhưng đạt tới 2 đích, một mặt giúp chi nhánh tăng số lượng thẻ trong kinh doanh, mặt khác giúp chi nhánh mở rộng được một kênh huy động vốn với chi phí rẻ.

Số lượng thẻ ghi nợ quốc tế chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng số thẻ

phát hành chẳng hạn như năm 2011 đạt 164 thẻ (chiếm 0,13%), năm 2012 đạt 230 thẻ (chiếm 0,15%) cho đến năm 2013 đạt 361 thẻ (chiếm 0,2%), số lượng thẻ có dấu hiệu tăng lên nhưng với tỷ trọng còn quá nhỏ. Chủ thẻ loại này chủ

yếu là một số nhỏ người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam cũng mở thẻ

phục vụ cho hoạt động thanh toán của họ. Hy vọng, trong những năm tới, kinh tế dần dần ổn định, đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu du lịch nước ngoài tăng sẽ giúp việc kinh doanh thẻ ghi nợ quốc tế được cải thiện.

a1. Tc độ tăng trưởng s lượng th

Từ số liệu biến động thẻ ở trên ta có thể xác định được tốc độ tăng trưởng qua các năm và được thể hiện ở bảng sau:

Bng 2.6. Tc độ tăng trưởng s lượng th qua các năm Tiêu chí So sánh 2012 so với 2011 (%) So sánh 2013 so với 2012(%) Ghi chú Tổng số thẻ 23,52 15,86 Thẻ ghi nợ nội địa 23,49 15,8 Thẻ ghi nợ quốc tế 40,24 56,96

(Ngun: Phòng kinh doanh th ti Agribank-Chi nhánh Tnh Qung Nam)

Từ bảng ta nhận thấy số lượng, tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ nhìn chung có xu hướng giảm, cụ thể tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ năm 2012

đạt 23,52% so với năm 2011, thẻ ghi nợ nội địa có tốc độ tăng trưởng là 23,49% , thẻ ghi nợ quốc tế 40,24%. Nhưng sang năm 2013 tốc độ tăng trưởng chung chỉ còn 15,86% so với năm 2012, và thẻ ghi nợ nội địa có tốc

độ tăng 15,8% , thẻ ghi nợ quốc tế có tốc độ tăng trưởng cao, đạt 56,96%. Sở

dĩ có kết quả như vậy là do trong những năm qua chi nhánh có chú trọng đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh thẻ nhưng kết quả đem lại không như mong muốn bởi chi nhánh chưa có chính sách marketing hợp lý, số lượng máy ATM và số lượng máy POS còn quá ít, không thuận lợi cho việc giao dịch của khách hàng, đây là điểm rất khó cạnh tranh được với các ngân hàng lân cận. Trong những năm tới cần mở rộng mạng lưới giao dịch, mạng lưới thanh toán và điểm chấp nhận thẻ để việc kinh doanh thẻ được phát triển hơn. Cần có chương trình chăm sóc khách hàng sử dụng thẻ, gia tăng tiện ích thẻ để mở

rộng hoạt động kinh doanh thẻ cũng như giữ chân khách hàng sử dụng thẻ tại chi nhánh. Nhìn chung, thẻ ghi nợ quốc tế tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số lượng thẻ như số liệu phần (a1 ) nhưng tốc độ tăng trưởng thẻ loại thẻ

này tăng đáng kể. Chi nhánh cần phát huy hơn nữa để dịch vụ thẻ này tăng trưởng và đem lại hiệu quả cao hơn.

a2 .Tình hình biến động s lượng th theo địa bàn

Tình hình biến động thẻ qua các năm theo vùng lãnh thổ được thể hiện

ở bảng 2.7 như sau: Bng 2.7. Tình hình biến động s lượng th theo địa bàn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu ST(thẻ) TT(%) ST(thẻ) TT(%) ST(thẻ) TT(%) Tổng số thẻ 123.512 100 152.557 100 176.750 100 Trong đó: Thẻ KV thành thị 95.475 77,3 116.706 76,5 125.316 70,9 Thẻ KV nông thôn 28.037 22,7 35.851 23,5 51.434 29,1

(Ngun: Phòng kinh doanh th-Agribank-Chi nhánh Tnh Qung Nam)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, số lượng thẻ khu vực thành thị có xu hướng giảm nhưng số lượng thẻ ở khu vực nông thôn tăng lên cụ thể năm 2011 số

lượng thẻ khu vực thành thị đạt 95.475 thẻ (Chiếm 77,3%) sang năm 2012 đạt 116.706 thẻ (chiếm 76,5%) cho đến năm 2013 đạt 125.316 thẻ (chiếm 70,9%). Trong khi đó, số lượng thẻ tại khu vực nông thôn tăng dần từ năm 2011 đạt 28.037 thẻ, sang năm 2012 đạt 35.851 thẻ và qua năm 2013 tổng số thẻ lũy kế là 51.434 thẻ (chiếm 29,1%). Sở dĩ vậy là do tại thành thị có nhiều ngân hàng mới ra đời trong những năm gần đây, và đặc biệt các ngân hàng này có chính sách phát triển thẻ rất mạnh như họ cho nhân viên quan hệ tới các trường học nhằm phát hành thẻ ngay tại trường kèm theo quà tặng, làm thẻ cho đội ngũ giáo viên tại trường, làm thẻ trả lương cho các doanh nghiệp, chương trình tặng mũ bảo hiểm,áo mưa, quay số…cho khách hàng phát hành thẻ. Với các chính sách như

vậy nên số lượng khách hàng sử dụng thẻ tại các ngân hàng đó tăng lên làm cho khách hàng sử dụng thẻ tại chi nhánh ở khu vực thành thị giảm. Bên cạnh đó, các ngân hàng khác mới thành lập họ chỉ chú trọng phát triển thị trường thành thị

giúp chi nhánh mở rộng khai thác các khách hàng ở nông thôn. Do đời sống người dân dần được cải thiện và phát triển, nhiều gia đình có con cái hoặc người thân đi làm ở xa đã giúp người dân khu vực nông thôn có điều kiện tiệp cận với dịch vụ thẻ thông qua phòng giao dịch ngay cảở các xã, thôn. Đây cũng chính là lý do trong giai đoạn này số lượng thẻ tại khu vực nông thôn tăng lên đáng kể. Ngoài ra, do quá trình đô thị hóa nông thôn, hoạt động trao đổi mua bán diễn ra ngày càng nhiều hơn, làm cho việc giao dịch bằng thẻ phát triển nhiều nhằm đẩy nhanh quá trình thanh toán trong nên kinh tế.

a3 .Tình hình biến động khách hàng s dng th theo gii tính Tình hình biến động thẻ theo giới tính được thể hiện tại bảng số liệu 2.8 như sau: Bng 2.8. Tình hình biến động khách hàng s dng thqua các năm theo gii tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tiêu chí ST(thẻ) TT(%) ST(thẻ) TT(%) ST(thẻ) TT(%) Tổng số thẻ 123.512 100 152.557 100 176.750 100 Trong đó: Nam 63.856 51,7 78.719 51,6 83.603 47,3 Nữ 59.656 48,3 73.838 48,4 93.147 52,7

(Ngun: Phòng kinh doanh th-Agribank-Chi nhánh Tnh Qung Nam)

Từ bảng 2.8 ta nhận thấy, khách hàng sử dụng thẻ trong hai năm đầu chủ

yếu là nam giới chẳng hạn như năm 2011 số lượng nam giới tham gia sử dụng thẻđạt 63.856 thẻ (chiếm 51,7%), sang năm 2012 đạt 78.719 thẻ (chiếm 51,6%) nhưng đến năm 2013 đạt 83.603 thẻ (chiếm 47,3%), tình hình biến động như vậy là do nam giới trong những năm này tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nhiều hơn, bên cạnh đó do cơ cấu dân số cũng ảnh hưởng không nhỏ, hơn thế, sở thích của quỹ chị em phụ nữ muốn giữ tiền trong tay để tiện cho việc mua sắm.

Trong năm 2013 khách hàng sử dụng thẻ là nữ có xu hướng tăng lên, từ

vậy là do trong những năm gần đây, nữ giới đã tham gia nhiều vào hoạt động kinh doanh, tâm lý dùng thẻ của họ cũng đã được thay đổi. Nhiều người đã nhận thức được những tiện ích mà thẻ mang lại cho họ trong đời sống. Hiện nay, nhiều người đã sử dụng thẻ trong các hoạt động mua sắm tại các siêu thị

và các cửa hiệu. Số lượng máy ATM và máy thanh toán thẻ POS được lắp đặt nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thanh toán, giảm thanh toán bằng tiền mặt, đẩy nhanh quá trình lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế.

a4 .Tình hình biến động s lượng khách hàng s dng th theo độ tui

Trong những năm qua, khách hàng sử dụng thẻ ở độ tuổi 23-35 tuổi cao và tăng dần qua các năm và được thể hiện rõ trong bảng 2.9 sau:

Bng 2.9. Tình hình biến động SLKH s dng thqua các năm theo độ tui Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tiêu chí ST(thẻ) TT(%) ST(thẻ) TT(%) ST(thẻ) TT(%) Tổng số thẻ 123.512 100 152.557 100 176.750 100 Dưới 22 tuổi 26.432 21,4 30.054 19,7 39.946 22,6 23-35 tuổi 45.329 36,7 64.837 42,5 77.417 43,8 35-55 tuổi 42.735 34,6 44.089 28,9 43.304 24,5 Trên 55 tuổi 9.016 7,3 13.577 8,9 16.083 9,1

(Ngun: Phòng kinh doanh th-Agribank-Chi nhánh Tnh Qung Nam)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, số lượng thẻ ở độ tuổi 23-35 tuổi chiếm tỷ trong cao trong tổng số, cụ thể năm 2011 đạt 45.329 thẻ (chiếm 36,7%), năm 2012 đạt 64.837 thẻ (chiếm 42,5%), đến năm 2013 đạt 77.417 thẻ

(chiếm 43,8%). Bên cạnh đó, khách hàng sử dụng thẻ ở độ tuổi 35- 55 tuổi xếp thứ hai trong danh sách khách hàng dùng thẻ và có xu hướng giảm dần, chẳng hạn như năm 2011 số lượng thẻ ở độ tuối này là 42.735 thẻ (chiếm 34,6%), năm 2012 đạt 44.089 thẻ (chiếm 28,9%), năm 2013 đạt 43.304 thẻ

(chiếm 24,5%). Đây là độ tuổi lao động, hầu hết chủ thẻ ở độ tuổi này là những người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp hay giáo viên tại

một số trường học. Như vậy, so với các ngân hàng khác, người dùng thẻ tại chi nhánh là những cán bộ, công nhân, giáo viên…những người lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp. Thẻ được mở cho đối tượng này thường để

trả lương qua thẻ là chủ yếu. Trong đó, tăng dần số lượng thẻ của đối tượng lao động trẻ (tuổi 23-35 tuổi) và giảm dần số lượng thẻ của khách hàng ở độ tuổi 35-55 tuổi. Ở độ tuổi 35- 55 tuổi, thường đã phát hành thẻ rồi, công việc thường ổn định, ít thay đổi công nên họ thường dùng một loại thẻ nào

đó, còn ở độ tuổi 23-35 tuổi, trong độ tuổi này thường thay đổi công việc từ

công ty này sang công ty khác theo sở thích, hay yêu cầu của họ nên thẻ trả

lương qua ngân hàng cũng thay đổi cho phù hợp.

Trong những năm gần đây, số lượng khách hàng sử dụng thẻ ở độ tuổi dưới 22 tuổi có xu hương tăng lên, như năm 2011 đạt 26.432 thẻ (chiếm 21,4%), năm 2012 đạt 30.054 thẻ (chiếm 19,7%) đến năm 2013 đạt 39.946 thẻ

(chiếm 22,6%).Sở dĩ như vậy, là do khách hàng ở độ tuổi này đa phần là sinh viên, và một số lao động phổ thông. Trong những năm gần đây, thẻ liên kết sinh viên cũng đang được chú trọng, chi nhánh có chương trình làm thẻ thanh toán kết hợp thẻ sinh viên trên một tấm thẻ đã thu hút được và có xu hướng tăng những năm qua. Đây cũng là đối tượng trẻ, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật rất nhanh. Trong những năm tới, cần triển khai phát triển thẻ ởđộ tuổi này hơn nữa thông qua chương trình khuyến mãi, tặng quà khi phát hành thẻ… vì đây là đối tượng đang đi học, sử dụng thẻ nhiều và con số này ngày một tăng lên.

a5 .Tình hình biến động s lượng khách hàng s dng th theo ngh

nghip

Lúc đầu, khách hàng sử dụng thẻ là cán bộ công nhân viên, họ thường mở

thẻ để nhận lương là chủ yếu, nhưng về sau số lượng thẻ ở nhóm này giảm dần.

Bng 2.10. Tình hình biến động khách hàng s dng th

qua các năm theo ngh nghip

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tiêu chí ST(thẻ) TT(%) ST(thẻ) TT(%) ST(thẻ) TT(%) Tổng số thẻ 123.512 100 152.557 100 176.750 100 HSSV 40.512 32,8 51.412 33,7 63.807 36,1 CBCNV 43.106 34,9 42.264 27,7 49.844 28,2 Kinh doanh 15.810 12,8 30.668 20,1 45.602 25,8 Hưu trí 8.399 6,8 10.984 7,2 13.433 7.6 Khác 15.686 12,7 17.139 11,3 4.064 2,3

(Ngun: Phòng kinh doanh th-NHNN&PTNT VN, chi nhánh Tnh QN)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, năm 2011 số lượng thẻ mà CBCNV mở đạt 43.512 thẻ (chiếm 34,9%), nhưng qua những năm sau con số này có tỷ trọng giảm dần như năm 2012 đạt 42.264 thẻ (chiếm 27,7%) sang năm 2013 con số này là 28,2%. Như vậy do tình hình cạnh tranh, nên số lượng thẻ phát hành cho đối tượng là những cán bộ nhân viên tăng rất ít và với tỉ lệ giảm, điều này cho thấy chi nhánh những năm qua thiếu sự chăm sóc khách hàng sử dụng thẻ, tình hình phát triển thị trường còn kém và dường như có sự chuyển hướng sang đối tượng học sinh sinh viên. Trong năm 2011 số lượng thẻ của đối tượng HSSV là 40.512 thẻ

(chiếm 32,8%), năm 2012 đạt 51.412 thẻ (chiếm 33,7%), qua năm 2013 đạt 63.807 thẻ (chiếm 36,1%). Số lượng thẻ của đối tượng HSSV tăng dần do trong giai đoạn này, trên địa bàn có 1 trường đại học, 4 trường cao đẳng và 1 trường cao

đẳng nghề, 2 trường TCCN số lượng sinh viên theo học tại các trường này trên địa bàn tương đối đông, là điều kiện thuận lợi để ngân hàng giới thiệu sản phẩm thẻ

của mình. Đồng thời, trong những năm qua đối tượng này được chi nhánh đã chú trọng nhiều đến phát hành thẻ cũng như kết hợp làm thẻ cho HSSV.

Khách hàng sử dụng thẻ ở độ tuổi hưu trí chiếm tỷ trọng thấp nhưng có xu hướng tăng lên. Trong năm 2011 con số này đạt 8.399 thẻ (chiếm 6,8%), năm 2012 đạt 10.984 thẻ (chiếm 7,2%) đến năm 2013 đạt 13.433 thẻ (chiếm 7,6%). Số lượng thẻở đối tượng này tăng lên nhưng với tốc độ thấp, sở dĩ như

vậy là do cán bộ hưu trí gần đây được tiếp cận với tin học nhiều hơn, họ dễ

dàng dùng máy móc thiết bị thành thạo hơn trước, và họ cũng nắm bắt được các tiện ích trong việc sử dụng thẻ, nên trong những năm gần đây, đối tượng này dùng thẻ tăng lên.

Tóm lại, đề hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại chi nhánh ngày đem lại hiệu quả cao thì chi nhánh cần chú trọng phát triển thẻ các đối tượng CBCNV và đối tượng kinh doanh vì các đối tượng này có số lượng tương đối lớn trong xã hội đồng thời họ là những người thường xuyên thực hiện giao dịch thanh toán, chi trả bằng thẻ và các hình thức khác. Nếu khách hàng của chi nhánh là đối tượng này thì việc kinh doanh thẻ tại chi nhánh rất thuận lợi bên cạnh đó những dịch vụ đi kèm thẻ cũng phát triển hơn.

a6. Tình hình phát hành th mi

Trong những năm qua, tình hình phát hành thẻ mới tăng trong năm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng NNPTNT việt nam, chi nhánh quảng nam (Trang 48 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)