Tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật của nhà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 28 - 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2 Tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật của nhà

nƣớc trong hoạt động quản lý FDI tại Khu kinh tế

a)Tổ chức tuyên truyền, phổ biến

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện các văn bản, chính sách pháp luật về quản lý hoạt động đầu tƣ FDI là nội dung công việc quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện nói chung về công tác QLNN về FDI.

Tuyên truyền, phổ biến trƣớc hết là cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan QLNN ở cấp địa phƣơng, đến các DN FDI, ngƣời lao động làm việc trong các DN FDI,...nhằm cập nhật thông tin, phổ biến, giúp các bên tham gia vào quá trình quản lý FDI hiểu và nắm rõ đƣợc chủ trƣơng, chính sách quản lý của nhà nƣớc. Từ đó, giúp công tác QLNN đƣợc hiệu quả, DN nắm rõ quy định và thực hiện đúng theo quy định pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; ngƣời lao động nắm rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình thì làm việc trong các DN FDI. Cần đa dạng hóa phƣơng pháp phổ biến, tuyên truyền, thông qua các hình thức gián tiếp, trực tiếp phù hợp với từng đối tƣợng, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực QLNN.

b)Tổ chức bộ máy đảm bảo thực hiện

Để đảm bảo bộ máy quản lý hoạt động đầu tƣ (trừ đầu tƣ công), Nhà nƣớc đã phân cấp quản lý từ Trung ƣơng đến địa phƣơng một cách rõ ràng, thực hiện phân quyền, phân cấp, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, trong đó, thống nhất bộ máy QLNN đối với DAtrong nƣớc và DAFDI, gọi chung là QLNN về đầu tƣ, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả phân tích bộ máy QLNN về đầu tƣ FDI cấp địa phƣơng, cụ thể:

Thực hiện việc QLNN về đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn lãnh thổ theo chức năng và thẩm quyền. Căn cứ vào quy hoạch phát triển KT-XH đã đƣợc phê duyệt, lập và công bố danh mục DAthu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại địa phƣơng tổ chức vận động, XTĐT.

Ban hành các chính sách ƣu đãi và khuyến khích cụ thể phù hợp với các quy định của pháp luật đối với việc ƣu tiên tuyển dụng và sử dụng lao động tại chỗ, lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi; hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động làm việc trong KKT.

Tổ chức, kiểm tra, thanh tra và giám sát việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của các DN FDI. Tiếp nhận DAđầu tƣ, thẩm định, cấp giấy phép đầu tƣ cho các DA đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam theo phân cấp của Chính phủ. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn QLNN khác về FDI theo quy định của pháp luật.

Ban Quản lý KKT

Trong phạm vi nghiên cứu luận văn QLNN FDI tại KKT, vì vậy, tác giả chỉ phân tích, nghiên cứu trên phạm vi cơ quản chủ quản trực tiếp quản lý FDI trên địa bàn KKT, cụ thể là Ban Quản lý KKT.

Ban Quản lý KKT là cơ quan trực thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN trực tiếp đối với KKT trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ƣơng; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tƣ và sản xuất kinh doanh cho NĐT trong KKT.

Ban Quản lý KKT là đầu mối hƣớng dẫn các NĐT FDI vào KKT theo hồ sơ DA của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và đƣợc uỷ quyền tiếp nhận hồ sơ của các DA đầu tƣ FDI vào KKT và thẩm định cấp giấy phép đầu tƣ cho các DA đáp ứng đủ các yêu cầu quy định; quản lý hoạt động của các DAsau khi cấp giấy phép. Quản lý chung hệ thống thông tin đăng ký đầu tƣ trên

cổng thông tin hệ thống đầu tƣ nƣớc ngoài theo thẩm quyền quản lý. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ

Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký DN; đăng ký tạm ngừng hoạt động DN FDI; cấp mới, bổ sung, thay đổi, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN FDI, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở; phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký thành lập của các DN tại địa phƣơng; thu thập, lƣu trữ và quản lý thông tin về đăng ký DN theo quy định của pháp luật, quản lý, vận hành, quản lý chung hệ thống thông tin đăng ký DN trên cổng thông tin hệ thống đầu tƣ nƣớc ngoài ở cấp địa phƣơng; đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình DN sau đăng ký thành lập.

Cục Hải quan

Về nhiệm vụ QLNN về FDI, Cục Hải quan tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Nhà nƣớc về Hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan gồm:

- Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng

hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.

-Thực hiện Pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào ngân sách nhà nƣớc..

- Thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc Cục Hải quan trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan theo quy chế hoạt động của Thanh tra Hải quan.

 Cục Thuế

thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nƣớc.

- Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với ngƣời nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức đƣợc uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trƣởng Cục Thuế.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trƣởng Cục Thuế.

-Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trƣởng cục thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế quản lý biên lai, ấn chỉ thuế lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khắc phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế.

-Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

 Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh

-Xem xét, giải quyết cấp thị thực, thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, cấp giấy phép vào khu vực biên giới, giấy phép vào khu vực cấm cho ngƣời nƣớc ngoài và thông báo kết quả giải quyết cho Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện đã đề nghị.

-Thông báo kết quả giải quyết cấp giấy phép vào khu vực biên giới cho ngƣời nƣớc ngoài cho Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh để theo dõi, quản lý.

-Thông báo kết quả giải quyết cấp giấy phép vào khu vực cấm cho ngƣời nƣớc ngoài cho cơ quan quản lý khu vực cấm để theo dõi, quản lý.

c) Quy định về ưu đãi đầu tư

Nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút các NĐT trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn theo quy hoạch, chiến lƣợc của các địa phƣơng, Chỉnh phủ đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về các chính sách ƣu đãi đầu tƣ về thuế, đất đai, tài chính, lao động,…. Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu của đề tài đề cập tại KKT, vì vậy, tác giả chỉ đi sâu phân tích các chính sách ƣu đãi trên địa bàn KKT.

Hiện nay, những ƣu đãi đối với DN đầu tƣ trên địa bàn KKT đƣợc điều chỉnh tại văn bản chuyên biệt đó là Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 quy định về KCN, khu chế xuất và KKT, đƣợc sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ và văn bản hƣớng dẫn Luật Đầu tƣ năm 2015, Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Theo đó, các DA đầu tƣ vào KKT đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, tùy vào lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh mà quy định đối tƣợng thuộc lĩnh vực ƣu đãi đầu tƣ hoặc lĩnh vực đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ để xác định mức miễn, giảm đối với các loại thuế và miễn, giảm thời gian

thuê đất. Các DA đầu tƣ không kể DA trong nƣớc và DA FDI, cơ chế, chính sách ƣu đãi hiện nay trên địa bàn KKT đƣợc điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật chuyên ngành về ƣu đãi thuế thu nhập DN, thuế xuất – nhập khẩu, thuế Giá trị gia tăng, ƣu đãi theo quy định hiện hành về miễn giảm tiền thuê đất,…

d) Các quy định về chính sách về quản lý hoạt động đầu tư

Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc công bằng, khách quan, minh bạch trong công tác quản lý hoạt động đầu tƣ của NĐT trong nƣớc và nƣớc ngoài, năm 2015, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Đầu tƣ số 67/2014/QH13, trong đó quy định chung thống nhất về các thành phần tham gia vào hoạt động đầu tƣ tại Việt Nam.

 Luật Đầu tƣ năm 2014 đã lập cơ sở pháp lý minh bạch để bảo đảm thực hiện nguyên tắc Hiến định về quyền tự do đầu tƣ kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong các ngành, nghề mà Luật không cấm thông qua các quy định về ngành, nghề cấm đầu tƣ và đầu tƣ kinh doanh có điều kiện. Củng cố, hoàn thiện cơ chế bảo đảm đầu tƣ phù hợp với quy định của Hiến pháp và điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên, quy định cụ thể về trình tự cấp phép đầu tƣ, trong đó NĐT FDI là đối tƣợng Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ. Tùy theo quy mô, ngành nghề kinh doanh, hình thức giao đất,…pháp luật đầu tƣ quy định đối tƣợng phải đƣợc cấp Quyết định chủ trƣơng đầu tƣ trƣớc khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ. Đối với DA cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ thuộc đối tƣợng cấp Quyết định chủ trƣơng đầu tƣ, theo quy định các cấp thẩm quyền phê duyệt Quyế định chủ trƣơng gồm: Quốc hội, Thủ tƣớng Chính phủ, UBND tỉnh, cụ thể đƣợc quy định theo thứ tự tại Điều 30, Điều 31, Điều 32 Luật Đầu tƣ năm 2014 và quy trình đƣợc quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35 Luật Đầu tƣ năm 2014. Các DA đầu tƣ dù thuộc cấp nào cấp Quyết định chủ trƣơng đầu tƣ thì cơ quan cấp phép đầu tƣ cũng là đơn vị cơ sở tổng hợp dự án, thẩm định ban đầu về DA theo

các nội dung trên, ngoài ra các yêu cầu quy mô theo quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35 Luật Đầu tƣ năm 2014.

e)Chính sách quản lý về lao động và việc làm

Cho đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm điều chỉnh và quản lý các quan hệ xã hội trong lĩnh vực lao động và việc làm. Trong đó, đáng chú ý là hệ thống pháp luật lao động ở nƣớc ta đã có nhiều thay đổi và từng bƣớc đƣợc hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Cùng với Bộ luật Lao động, các văn bản hƣớng dẫn thi hành thƣờng xuyên đƣợc xem xét, sửa đổi, bổ sung đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn đời sống, đặc biệt là những nội dung trực tiếp liên quan đến quan hệ lao động và việc làm của DN FDI.

Lĩnh vực lao động

-Nội qui lao động: Nội qui lao động là sự cụ thể hoá các qui định của Luật Lao Động vào từng trƣờng hợp cụ thể của công ty đối với các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, mức độ vi phạm và hình thức kỷ luật tƣơng ứng, các xác định trách nhiệm vật chất và qui trách nhiệm bồi thƣờng….Một mặt, nội quy lao động hƣớng dẫn ngƣời lao động làm đúng và tôn trọng lợi ích chung, góp phần phát triển văn hoá DN, một mặt có thể phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, cố ý gây thiệt hại, xung đột lợi ích, bảo vệ bí mật kinh doanh và các quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động. Không có nội qui lao động đƣợc đăng ký đúng cách, ngƣời sử dụng lao động không thể áp dụng bất kỳ biện pháp kỷ luật nào và vẫn phải trả đủ lƣơng ngay cả trong trƣờng hợp ngƣời lao động không hoàn thành công việc hoặc có hành vi cố ý gây thiệt hại…

-Đăng ký thoả ƣớc lao động tập thể: Việc đăng ký thỏa ƣớc lao động tập thể nhằm làm rõ các chính sách phúc lợi, điều kiện đƣợc hƣởng của ngƣời lao động.

-Lĩnh vực việc làm

Cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài: Để quản lý tốt việc đi lại của ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam, Chính phủ yêu cầu ngƣời nƣớc ngoài phải xuất trình Giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh và theo yêu cầu của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền. Ngày 03 tháng 02 năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam thay thế Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam.

Ngƣời lao động nƣớc ngoài đƣợc chia thành loại không thuộc diện cấp Giấy phép lao động và ngƣời lao động thuộc diện cấp Giấy phép lao động. Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội có thẩm quyền xác nhận ngƣời lao động không thuộc diện cấp phép lao động và cấp Giấy phép lao động cho ngƣời lao động nƣớc ngoài thuộc diện. Ngoài ra, đối với các địa phƣơng có KKT, KCN, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, việc quản lý cấp phép việc làm đƣợc ủy quyền cho các Ban Quản lý KKT, KCN, KCX, KCNC.

Để đánh giá hiệu quả của việc triển khai thực hiện các quy định về quản lý đầu tƣ FDI, cần dựa vào các tiêu chí đánh giá sau:

-Về hiệu quả tuyên truyền, phổ biến và hƣớng dẫn thực hiện các quy định của nhà nƣớc về quản lý FDI.

-Việc tổ chức và thực hiện công tác cấp phép đầu tƣ, thực hiện các TTHC có khách quan, công bằng, quy trình thực hiện có dễ dàng, chi tiết.

-Về công tác hỗ trợ thông tin về các chính sách đối với NĐT có thuận

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)