Tình hình thu hút đầu tƣ của KKT thời gian qua

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 57)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Tình hình thu hút đầu tƣ của KKT thời gian qua

Qua gần 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Khu KTM Chu Lai đã biến một vùng đất gần nhƣ vùng đất cát hoang vu không phát triển nông nghiệp đƣợc trở thành vùng đất thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi toàn diện KT-XH của tỉnh Quảng Nam. Từ khi Khu KTM Chu Lai ra đời, các khu dân cƣ, KCN, khu đô thị, khu du dịch, với nhiều DA đƣợc hình thành, trong đó có những DA với quy mô lớn mang tầm quốc gia, quốc tế nhƣ: Nhà máy kính nổi Chu Lai, Nhà máy may Panko Tam Thăng, Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử CCI, Khu nghỉ dƣỡng Nam Hội An, Khu phức hợp du lịch nghỉ dƣỡng Vinpearl Nam Hội An,...; đặc biệt, Khu phức hợp ô tô Chu Lai – Trƣờng Hải đã góp phần phát triển ngành công nghiệp cơ khí ô tô Việt Nam và tạo ra một số sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu mang thƣơng hiệu Việt. Hoạt động XTĐT vào KKTM đƣợc tổ chức có trọng tâm, trọng điểm tại các quốc gia, vùng lãnh thổ nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Macau,... Đặc biệt, chú trọng hơn vào các tập đoàn, tổng công ty lớn có tiềm lực tài chính, công nghệ hiện đại, có thƣơng hiệu, có thiện chí, đàm phán cụ thể từng DA đầu tƣ. Nhờ vậy, đã xúc tiến đƣợc các NĐT đến tìm hiểu, nghiên cứu và triển khai đầu tƣ nhƣ: Liên doanh NĐT Châu Tài Phúc (Hồng Kông) Suncity (Macau) và VinaCapital với DAKhu nghỉ dƣỡng Nam Hội An, Tập đoàn Panko (Hàn Quốc) đầu tƣ vào KCN Tam Thăng (thành phố Tam Kỳ), Liên doanh Công ty CP Ô tô Trƣờng Hải và Tập đoàn Mazda (Nhật Bản), Tập đoàn Hyundai (Hàn Quốc), Tập đoàn Peugeot (Pháp) đang triển khai đầu tƣ DA sản xuất ô tô và công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô tại Tam Hiệp, Tam Anh (huyện Núi Thành), Liên doanh NĐT Tập đoàn ExxonMobil (Mỹ) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

đầu tƣ DA Trung tâm khí điện miền Trung tại xã Tam Quang (huyện Núi Thành), nhiều NĐT trong và ngoài nƣớc đã đến nghiên cứu đầu tƣ phát triển dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa sân bay Chu Lai. Đặc biệt, Tại Hội nghị XTĐT tỉnh năm 2017, cấp Quyết định chủ trƣơng đầu tƣ và ký thỏa thuận đầu tƣ chiến lƣợc hơn 15/16 tỷ đô la Mỹ toàn tỉnh, tại Hội nghị XTĐT Nhật Bản năm 2017, ký kết đƣợc 4 Biên bản ghi nhớ với đối tác Nhật, tổng vốn đầu tƣ 1,07 tỷ đô la Mỹ.

Về phát triển các KCN:

Bảng 2.2. Tình hình cho thuê đất tại các KCN

TT Tên khu Diện tích (ha) Đất tự nhiên Đất công nghiệp có thể cho thuê Đất công nghiệp đã cho thuê Tỷ lệ lấp đầy (%)

I KCN đã đi vào hoạt động

1 KCN Cơ khí Ô tô Chu Lai -

Trƣờng Hải 243 185.7 127.7 68.77 2 KCN, hậu cần cảng Tam Hiệp 417 336 156 46.43 3 KCN Bắc Chu Lai 361.4 283.9 177.61 62.56 4 KCN Tam Thăng 197.13 160 108.84 68.03 5 KCN Cảng và Hậu cần cảng CL-TH 173 126.2 30.7 24.33 Tổng số khu đã vận hành 1392 1092 601

II KCN đã đƣợc cấp Quyết định chủ trƣơng, GCN ĐKĐT, đang trong quá trình làm thủ tục, BTGPMB, XD

1 KCN Tam Anh -Hàn Quốc 200

2 KCN Tam Anh 1 193

3 KCN Tam Thăng 2 103

Qua bảng số liệu cho ta thấy, tại Khu KTM hiện nay có 08 KCN, trong đó, có 05 KCN đã đi vào hoạt động và 03 KCN đang làm thủ tục. Nhìn chung các KCN đi vào hoạt động đã cho thuê đất, lấp đầy trung bình đạt gần 50%.

Bảng 2.3. Tổng số dự án trên địa bàn Khu KTM

Năm Dự án đầu tƣ Vốn đầu tƣ Số lƣợng đăng ký Số lƣợng thực hiện Tỷ lệ (%) Đăng ký (triệu USD) Thực hiện (triệu USD) Tỷ lệ (%) 2011 59 49 83,05 1.650 700 42,42 2012 68 57 83,82 1.767 750 42,44 2013 74 61 82,43 1.812 785 43,32 2014 80 66 82,50 1.914 935,1 48,85 2015 98 77 78,57 2.087 1.106 52,99 2016 114 85 74,56 2.191 1.140 52,03 2017 142 88 61,97 4.164,4 1.353,2 32,49

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của Ban Quản lý KKTM giai đoạn 2011-2017

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, DA đầu tƣ vào Khu KTM tăng liên tục cả về số lƣợng lẫn nguồn vốn từ năm 2011 đến năm 2017. Năm 2012, năm 2013 có số DA tăng thấp, đạt mức 6 dự án, tốc độ vốn đăng ký tăng là 2,05%. Năm có tốc độ tăng số DA và vốn đăng ký cao nhất là năm 2017, so với năm 2011, tăng 83 dự án, với vốn đăng ký tăng 2.514 triệu đôla, tăng hơn 2,5 lần. Trong đó, số DA đi vào hoạt động tăng 39 dự án, vốn thực hiện tăng 1,93 lần. Lũy kế đến ngày 31/12/2017, tổng số DA trên địa bàn Khu KTM là 142 DA với tổng vốn đầu tƣ hơn 86 nghìn tỷ đồng, tƣơng đƣơng 4,2 tỷ USD (35 DA FDI với tổng vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD); 88 DA đi vào hoạt động, với vốn thực hiện hơn 1,3 tỷ USD (trong đó 24 DA FDI, vốn thực hiện khoảng 227 triệu USD).

Bảng 2.4. Cơ cấu DA đầu tư theo lĩnh vực hoạt động STT Lĩnh vực hoạt động Số DA đầu tƣ DAđầu tƣ nƣớc ngoài DAđầu tƣ trong nƣớc 1 Ngành công nghiệp 95 27 68 2 Ngành du lịch 21 04 17 3 Ngành thƣơng mại dịch vụ 14 02 12 4 Ngành xây dựng CSHT 12 02 10

(Nguồn: Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển Khu KTM 2017)

Phân theo cơ cấu ngành, ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu là ngành công nghiệp, chiếm 66,9% trong cơ cấu các ngành đang đầu tƣ tại KKTM. Trong đó, ngành may mặc, công nghiệp cơ khí là chủ yếu, cũng là các ngành FDI đầu tƣ nhiều nhất. Ngành xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu là đầu tƣ kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, trong đó, có 01 DA đầu tƣ ngành này là NĐT Hàn Quốc. Đối với ngành du lịch và dịch vụ, số lƣợng DA ít hơn, tuy nhiên, quy mô DAchiếm tỷ trọng cao trong tổng số DA đầu tƣ tại KKT, tiêu biểu là DA Khu phức hợp nghỉ dƣỡng Nam Hội An (Singapore) với tổng vốn đầu tƣ 4 tỷ đôla, giai đoạn 1 là 650 triệu đô la; DA Khu vui chơi giải trí, nghỉ dƣỡng, khách sạn Vinpearl Nam Hội An với tổng vốn đầu tƣ là 4.800 tỷ đồng, Khu nghỉ dƣỡng An Thịnh với tổng vốn đầu tƣ là 4.300 tỷ đồng. Ngành du lịch đƣợc định hƣớng là ngành trọng tâm thu hút đầu tƣ tại KKTM giai đoạn 2015-2020, trong đó, định hƣớng đến du lịch cộng đồng nhằm khai thác nguồn lợi tự nhiên, tạo điều kiện cho nhân dân quanh vùng DA có cơ hội đƣợc tham gia vào chuỗi phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam, theo phƣơng châm nhà nƣớc và nhân dân cùng làm.

Chính những thành quả trên, Khu KTM đã góp phần lớn trong việc phát triển KT-XH tỉnh nhà, cụ thể:

sản xuất công nghiệp năm 2016 đạt 56.215 tỷ đồng, chiếm 57% so với toàn tỉnh. - Về giá trị xuất khẩu: Tăng bình quân 18,5% so với năm 2012. Năm 2016, chiếm 19% so với toàn tỉnh.

- Về đóng góp nguồn thu ngân sách: Tổng thu ngân sách trên địa bàn Khu KTM so với tổng thu ngân sách tỉnh: Năm 2011 đạt 4.200 tỷ đồng, chiếm 61%; năm 2016 đạt 15.500 tỷ đồng, chiếm 75% toàn tỉnh, năm 2017 đạt 13.052 tỷ đồng, chiếm khoảng 70% toàn tỉnh (18.730 tỷ đồng).

- Về giải quyết việc làm: tổng số lao động đến thời điểm ngày 31/12/2017 gần 23.000 lao động.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)