ĐÁNH GIÁ THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 88)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN

2.3.1. Thành công

Nhƣ vậy, có thể nói, sau gần 15 năm xây dựng và phát triển, hoạt động QLNN về FDI tại KTM đã không ngừng đƣợc đổi mới, tăng cƣờng theo hƣớng ngày càng rõ đầu mối và thực quyền hơn, việc phân cấp QLNN bƣớc đầu đã có sự thay đổi về chất nên đã hỗ trợ tích cực cho quá trình thu hút, kêu gọi các NĐT FDI. Về cơ bản, cơ chế phân cấp, ủy quyền đã phát huy tác động tích cực, BQL Khu KTM đã đƣợc trao nhiều quyền hơn trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến QLNN tại Khu KTM, góp phần nâng cao tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả QLNN, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các NĐT nên đã lấy đƣợc niềm tin của NĐT vào chính sách của nƣớc ta. Đạt đƣợc những kết quả nhƣ trên là do trong những năm qua tỉnh Quảng Nam, BQL Khu KTM luôn quan tâm đến công tác tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hạ tầng các KCN, đô thị, dịch vụ từ hạ tầng kỹ thuật đến hạ tầng xã hội, để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm tăng cƣờng thu hút đầu tƣ, từ đó nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng kinh tế của KKT.

BQL Khu KTM luôn coi trọng công tác lập, triển khai thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch QLNN trong Khu KTM. Ban Quản lý đã xác việc QLNN về FDI là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển KKT. Với sự thành công đó, đã tạo ra sự phấn khởi, tin tƣởng của các DN FDI đối với chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam, tạo động lực để kêu gọi, thu hút các NĐT FDI vào đầu tƣ tại KKTM.

hành các văn bản triển khai thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quản lý FDI trên địa bàn Khu KTM đã đạt những kết quả nhất định, việc ban hành các văn bản quy định hƣớng dẫn đảm bảo theo nguyên tắc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ban hành kịp thời và chi tiết, giúp tổ chức, cá nhân nắm bắt dễ dàng. UBND tỉnh đã ban hành cụ thể quy trình hƣớng dẫn hoạt động đầu tƣ, điều này không nhiều tỉnh đã có hƣớng dẫn này.

Thứ hai, một trong những thành công lớn nhất trong công tác triển khai

thực hiện các chính sách là tạo lập đƣợc môi trƣờng kinh doanh, đầu tƣ thông thoáng, thuận lợi khi các DN FDI chọn Khu KTM làm địa điểm đầu tƣ. Biểu hiện rõ nét nhất của thành công này đó đƣợc thể hiện qua công tác cải cách TTHC, cải cách tổ chức bộ máy cơ quan hành chính, hiện đại hóa nền hành chính.

Cùng với quá trình sắp xếp lại tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đã đƣợc rà soát lại và quy định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ hơn. Thông qua đó đã từng bƣớc loại bỏ đƣợc tình trạng chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng nhiệm vụ; tạo ra sự đồng bộ và thống nhất giữa chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của các cơ quan Nhà nƣớc. Nhờ đó, TTHC về đầu tƣ, xây dựng, đất đai, môi trƣờng đã đƣợc đơn giản hóa hơn nhiều so với trƣớc.

Thứ hai, bộ máy QLNN đối với DN FDI đƣợc phân cấp, phân quyền rõ

nét. Cụ thể, đối với các DN, DA FDI đầu tƣ tại địa bàn Khu KTM đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt thuộc thẩm quyền quản lý của BQL Khu KTM; các DN, DA FDI đầu tƣ ngoài Khu KTM thuộc sự quản lý trực tiếp của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ. Sự phân cấp đó đã tránh đƣợc những chồng chéo, quá tải trong công tác quản lý loại hình DN này.

Thứ ba, tạo kênh thông tin trực tuyến trao đổi giữa cơ quan QLNN và DN FDI. Đây có thể coi là một trong những đổi mới trong công tác quản lý, giải quyết các kiến nghị, hỏi đáp của các DN đối với các vấn đề liên quan của

DN. Thông qua cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cổng thông tin điện tử thành phần, DN có thể chủ động gửi câu hỏi lên mục hỏi đáp, các cơ quan quản lý có trách nhiệm điều phối, trả lời kiến nghị của DN trong thời gian sớm nhất, tăng cƣờng công tác hỗ trợ DN.

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động của DN, xử lý

các DN vi phạm đúng theo quy định, không gây ảnh hƣởng đến hoạt động đầu tƣ của DN, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đầu tƣ FDI, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho DN tuân theo.

Thứ năm, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện liên quan

đến hoạt động đầu tƣ của DN FDI đƣợc các cơ quan quản lý cấp tỉnh giải quyết kịp thời, BQL Khu KTM phối hợp với các cơ quan liên ngành tổ chức xác minh thực tế các đơn khiếu nại, khiếu kiện, giải quyết, hòa giải các tranh chấp của ngƣời lao động với ngƣời sử dụng lao động một cách khéo léo, đúng quy định, phân tích về phƣơng diện pháp luật để các tổ chức, cá nhân nắm rõ quy định.

Từ những thành công trên, công tác QLNN về FDI tại KKT mở từng bƣớc đƣợc nâng cao, DN đặt niềm tin vào KKT, tạo môi trƣờng đầu tƣ an toàn, hiệu quả, có sức lan tỏa.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, QLNN đối với DN FDI tại Khu KTM trong những năm qua cũng bộc lộ những hạn chế:

Thứ nhất, so với mục tiêu ban đầu đặt ra theo chủ trƣơng của Bộ Chính

trị là thí điểm áp dụng các cơ chế chính sách ƣu đãi đặc biệt, có môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế (có thể ƣu đãi vƣợt ngoài khung các quy định pháp luật hiện hành) nhƣng quá trình triển khai không thực hiện đƣợc những ý tƣởng đó, cho đến nay, cơ chế chính sách ƣu đãi đầu tƣ dành cho Khu KTM Chu Lai chỉ đƣợc áp dụng những điểm cao

nhất của pháp luật Việt Nam về ƣu đãi đầu tƣ nhƣ đối với khu vực có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn (ví dụ nhƣ các DA đầu tƣ vào địa bàn huyện Núi Thành, nếu không có Khu KTM Chu Lai thì vẫn đƣợc hƣởng ƣu đãi đầu tƣ cao nhất do đây là khu vực có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn). Sự phát triển của Khu KTM Chu Lai trong 15 năm qua, thực tế hoàn toàn mang tính địa phƣơng, tự làm, tự đi xin cơ chế, tự tổ chức quy hoạch, tự đào tạo và tổ chức tuyển dụng cán bộ… Vì vậy, thực chất Khu KTM Chu Lai đƣợc coi là KKT địa phƣơng, không theo đƣợc dự định ban đầu là mang tầm quốc tế, đƣợc áp dụng các luật chơi quốc tế.

Thứ hai, công tác xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch mặc dù đã có quy hoạch tổng thể về phát triển KT-XH từng năm, từng giai đoạn nhƣng vẫn chƣa đủ thông tin chi tiết về các DA đầu tƣ để cung cấp cho NĐT. Thông tin về DA chỉ dừng lại ở tên dự án, tổng vốn đầu tƣ, địa bàn, lĩnh vực, chƣa có quy mô, thông số kỹ thuật cụ thể. Chƣa có quy hoạch, chiến lƣợc định hƣớng thu hút các NĐT nƣớc ngoài.

Thứ ba, hệ thống cơ chế, chính sách quy định hiện nay chƣa tạo đột phá

và chƣa thể hiện đƣợc tính mở trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Cơ chế chính sách ƣu đãi đƣợc ban hành (về thuế, giá thuê đất, các quyền kinh doanh.... ) chƣa đủ sức cạnh tranh ở cấp khu vực và quốc tế, hiện chỉ tƣơng đồng với KKT cửa khẩu, tính nổi trội so với nội địa không nhiều và còn tụt hậu quá xa so với các KKT tự do của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Các quy định hiện nay chỉ đƣợc áp dụng bằng Nghị định, bị khống chế bởi các Luật chuyên ngành, do chƣa có Luật riêng để điều chỉnh các quy định về hoạt động KKT.

Thứ tư, không thể phủ nhận chủ trƣơng phân cấp quản lý đầu tƣ nƣớc

ngoài cho chính quyền địa phƣơng thời gian qua đã có tác động tích cực đến tính chủ động của các địa phƣơng trong hoạt động XTĐT, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ... Tuy nhiên, do năng lực thẩm định các DAđầu tƣ nƣớc ngoài

lớn của cán bộ còn hạn chế nên đã xảy ra tình trạng cấp phép mà không bảo đảm các điều kiện cần thiết. Việc cấp phép đầu tƣ quá dễ dàng khiến cho nhiều DAđƣợc cấp phép đã phá vỡ quy hoạch ngành, quy hoạch vùng; nhiều DAcó quy mô lớn nhƣng không triển khai hoặc triển khai chậm. Trình độ ngoại ngữ, kỹ năng hội nhập quốc tế của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn còn hạn chế.

Thứ năm, công tác xử lý vi phạm còn chƣa kiên quyết, còn buông lỏng,

còn thiếu chế tài xử lý, các quy định về xử phạt còn quá nhẹ, chƣa đủ sức răn đe nên nhiều DN cố tình không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời hoặc trì hoãn. Hiện nay, BQL Khu KTM chƣa có chức năng chủ trì thanh tra và quyền xử lý vi phạm các hoạt động của DN sau khi đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ. Do đó, công tác hậu kiểm chủ yếu dựa vào phối hợp với các cơ quan liên ngành, thông qua báo cáo định kỳ của chủ dự án, chủ DN, nên BQL Khu KTM khó có thể cập nhật và phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình triển khai thực hiện dự án, nhất là các DA FDI.

Thứ sáu, công tác kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của DN FDI tại

Khu KTM chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, mới dừng lại ở khâu cấp phép, chƣa chú trọng đến khâu sau cấp phép.

Thứ bảy, công tác quản lý hiện trạng còn nhiều khó khăn, ngày càng

phức tạp, tình trạng cơi nới lấn chiếm trái phép chƣa đƣợc ngăn chặn, xử lý kịp thời. Việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, khiếu kiện chƣa dứt điểm. Nếu không có biện pháp quản lý hữu hiệu thì chi phí đầu tƣ tăng quá cao, ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng đầu tƣ; công tác bồi thƣờng thiệt hại, giải phóng mặt bằng, tái định cƣ đƣợc quan tâm đúng mức, chỉ đạo quyết liệt, tƣơng đối đồng bộ nhƣng trên thực tế vẫn chậm và gặp nhiều vƣớng mắc, làm chậm tiến độ triển khai các dự án;

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

- Việc ban hành và triển khai áp dụng các cơ chế, chính sách của các Bộ,

ngành Trung ƣơng về đầu tƣ, tài chính, đất đai vào Khu KTM còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ. Chƣa có cơ chế ƣu đãi thực sự vƣợt trội để thu hút đầu tƣ FDI.

-Hệ thống pháp luật, chính sách và thủ tục đầu tƣ chƣa đồng bộ, thiếu nhất quán và thay đổi nhanh, chồng chéo giữa hệ thống pháp luật đầu tƣ, luật DN và các luật chuyên ngành. Hệ thống pháp luật về đầu tƣ có liên quan chặt chẽ với các đạo luật chuyên ngành, tuy nhiên có sự chồng chéo và quy định không thống nhất giữa pháp luật đầu tƣ và pháp luật chuyên ngành, thậm chí có quy định trái ngƣợc nhau. Chính sách ƣu đãi đầu tƣ còn nhiều bất cập và không thống nhất giữa pháp luật đầu tƣ với pháp luật về thuế, đất đai,... chƣa đủ sức hấp dẫn đối với một số ngành, lĩnh vực cần khuyến khích đầu tƣ nhƣ lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.

-Cơ chế phối hợp tham mƣu giữa các sở, ngành của tỉnh và giữa các cơ quan của tỉnh với cơ quan chức năng ở địa phƣơng chƣa chặt chẽ, chƣa đồng bộ và hiệu quả.

-Cán bộ quản lý chƣa quan tâm đầy đủ, đúng mức đến việc thẩm định năng lực tài chính, kỹ thuật cũng nhƣ chƣa nhận thức rõ những tác động lâu dài đến môi trƣờng, KT-XH của các DA có quy mô lớn, có tác động không những đến sự phát triển KT-XH của tỉnh mà còn tác động đến KT-XH của cả nƣớc.

-Do rào cản về ngôn ngữ khác nhau giữa NĐT nƣớc ngoài và nƣớc nhận đầu tƣ (Việt Nam), nên NĐT chƣa nhận thức, trang bị cho mình kiến thức đầy đủ liên quan đến pháp luật tại Việt Nam.

-BQL Khu KTM chƣa có chức năng chủ trì thanh tra và quyền xử lý vi phạm các hoạt động của DN sau khi đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ. Do đó,

công tác hậu kiểm chủ yếu dựa vào báo cáo định kỳ của chủ dự án, chủ DN, nên BQL Khu KTM khó có thể cập nhật và phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình triển khai thực hiện dự án, nhất là các DAFDI.

-Sự phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phƣơng là một điều kiện vật chất hàng đầu để các NĐT nƣớc ngoài đầu tƣ vốn FDI. Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lƣới giao thông, mạng lƣới thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lƣợng, cấp thoát nƣớc, các công trình công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh. Có sở hạ tầng tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp các NĐT nƣớc ngoài giảm các chi phí gián tiếp trong sản xuất kinh doanh và có thể triển khai các hoạt động đầu tƣ. Hệ thống cơ sở hạ tầng của Khu KTM tuy có lợi thế so với các tỉnh khác nhƣng cơ bản vẫn còn chƣa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các NĐT….

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Ở chƣơng 2, tác giả giới thiệu những nội dung cơ bản về Khu KTM, giới thiệu tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc trực tiếp Khu KTM là Ban Quản lý Khu KTM. Dựa trên các số liệu thứ cấp và sơ cấp từ khảo sát chuyên gia, tác giả đã có đánh giá tổng quan về công tác QLNN về FDI tại Khu KTM, từ đó rút ra những thành công đạt đƣợc, rút ra các hạn chế, cụ thể nhƣ:

-Về công tác tổ chức xây dựng và ban hành các văn bản triển khai thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quản lý FDI: Chính sách ƣu đãi đầu tƣ theo quy định của Trung ƣơng cũng nhƣ các chính sách ƣu đãi của tỉnh về đầu tƣ trên địa bàn Khu KTM chƣa đủ sức hấp dẫn, chƣa vƣợt trội so với các khu vực trong cả nƣớc. Mặc dù đã có quy hoạch tổng thể về phát triển KT- XH từng năm, từng giai đoạn nhƣng vẫn chƣa đủ thông tin chi tiết về các DAđầu tƣ để cung cấp cho NĐT. Thông tin về DA chỉ dừng lại ở tên dự án, tổng vốn đầu tƣ, địa bàn, lĩnh vực, chƣa có quy mô, thông số kỹ thuật cụ thể. Chƣa có quy hoạch, chiến lƣợc định hƣớng thu hút các NĐT nƣớc ngoài.

- Về công tác tổ chức triển khai thực hiện các quy định QLNN về FDI: Chƣa có quy chế phối hợp quản lý về đầu tƣ FDI trên địa bàn Khu KTM một cách toàn diện, việc phân cấp, phân quyền còn chồng chéo trong việc quản lý đầu tƣ, lao động, đất đai giữa chính quyền địa phƣơng, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và BQL Khu KTM.

-Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tƣ của FDI: BQL Khu KTM chƣa có chức năng chủ trì thanh tra và quyền xử lý vi phạm các hoạt động của DN sau khi đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ. Do đó, công tác hậu kiểm chủ yếu dựa vào báo cáo định kỳ của chủ dự án, chủ DN, nên BQL Khu KTM khó có thể cập nhật và phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình triển khai thực hiện dự án, nhất là các DA FDI.

thƣ khiếu nại, khiếu kiện giải quyết chƣa dứt điểm chủ yếu về vấn đề đất đai, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, đó không chỉ là vấn đề phát sinh ở Khu KTM mà hầu hết địa phƣơng nào cũng còn tồn tại vấn đề này.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN VỀ FDI TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI

3.1 CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 88)