GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN VỀ FDI TRONG THỜ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 101 - 106)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN VỀ FDI TRONG THỜ

THỜI GIAN ĐẾN

3.2.1 Xây dựng và ban hành các văn bản để triển khai thực hiện các quy định pháp luật của nhà nƣớc trong hoạt động quản lý FDI quy định pháp luật của nhà nƣớc trong hoạt động quản lý FDI

Để triển khai thực hiện tốt các quy định pháp luật của nhà nƣớc trong quản lý FDI, điều đầu tiên Chính quyền địa phƣơng cấp tỉnh, cần phải xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch chi tiết ngành nghề, lĩnh vực ƣu tiên thu hút đầu tƣ FDI vào Khu KTM, hƣớng đến các đối tƣợng là các tập đoàn có tiềm lực tài chính, công ty đa quốc gia, lợi thế để chuyển giao công nghệ. Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 15/5/2018 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, tỉnh Quảng Nam tiếp tục định hƣớng xây dựng Khu KTM theo mô hình KKT tổng hợp với đầy đủ hạ tầng sân bay, cảng biển, bao gồm các KCN, khu chế xuất,... Phát triển ngành công nghiệp cơ khí, trong đó lấy công nghiệp cơ khí ô tô làm trung tâm, kết hợp với phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cơ khí, điện tử, công nghiệp có kỹ thuật cao. Triển khai DAkhí, điện và các ngành công nghiệp sau khi liên quan; đồng thời phát triển các khu đô thị, văn phòng, khu du lịch, dịch vụ chất lƣợng cao, phát triển các dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách quốc tế, dịch vụ thƣơng mại. Định hƣớng ngành nghề thu hút đầu tƣ FDI theo nhóm 06 DA trọng điểm theo tinh thần Kết luận số 25-KL/TU ngày 27/4/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam:

+ Nhóm DA Khu đô thị, du lịch Nam Hội An;

+ Nhóm DA công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, tiến đến hình thành Trung tâm cơ khí ô tô quốc gia;

+ Nhóm DA khí - năng lƣợng và các ngành CN sử dụng năng lƣợng, sản phẩm sau khí;

- Nhóm DA công nghiệp dệt may, phụ trợ ngành dệt may gắn với phát triển đô thị Tam Kỳ;

+ Nhóm DA phát triển CN và dịch vụ gắn với sân bay Chu Lai; + Nhóm DA sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

-Tiếp tục rà soát văn bản pháp luật, chính sách về đầu tƣ, kinh doanh để đề xuất, kiến nghị sửa đổi, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định, chính sách và pháp luật thống nhất từ Trung ƣơng đến các địa phƣơng và các bộ, ban ngành... nhằm tạo môi trƣờng pháp lý thống nhất, ổn định, phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế làm chỗ dựa trong việc giải quyết các vấn đề về quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ cải thiện thủ tục hành chính theo hƣớng đơn giản, có hiệu lực và hiệu quả. Đồng thời, coi trọng việc thực hiện nghiêm minh các quy định pháp luật, có hình thức chế tài nghiêm minh khi các địa phƣơng hoặc các cấp quản lý đƣợc phân cấp có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nƣớc. Các khoản thiệt hại do vi phạm cam kết với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cần đƣợc quy về cơ quan hoặc cá nhân ra quyết định trực tiếp để nâng cao trách nhiệm cá nhân và tổ chức liên quan đặc biệt của cán bộ trực tiếp quyết định. Cần quy định một nguyên tắc hàng đầu là các quy định của các địa phƣơng và các ban quản lý tuyệt đối không đƣợc vƣợt quá quy định của cấp Trung ƣơng về các điều kiện ƣu đãi, khuyến khích làm thiệt hại lợi ích quốc gia và địa phƣơng. Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả các loại thị trƣờng (bất động sản, vốn, dịch vụ, lao động, khoa học công nghệ)...

-Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý KCN và KKT có hiệu lực kể từ ngày 10/7/2018, theo đó các Nghị định: Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về KCN, khu chế xuất và KKT, Nghị định số 164/2013/NĐ-CP

ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 29/2008/NĐ-CP , Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ- CP hết hiệu lực kể từ khi Nghị định này có hiệu lực. Khi có Thông tƣ hƣớng dẫn chi tiết Nghị định này, BQL Khu KTM cần phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công tác phối hợp trong QLNN về đầu tƣ, QLNN về FDI trên địa bàn Khu KTM nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ, tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả QLNN.

-Chính quyền địa phƣơng cấp tỉnh tổ chức đánh giá hiệu quả KT-XH qua 15 năm hình thành và phát triển Khu KTM, đánh giá hiệu quả thu hút FDI để làm cơ sở tiền đề cho việc đề xuất các chính sách ƣu đãi vƣợt trội, ƣu đãi đa sắc thái hơn, cơ chế ƣu đãi thuế hiện tại chƣa phải là giải pháp thu hút FDI tối ƣu, cơ chế ƣu đãi phải dựa trên hiệu quả nhằm thu hút các FDI mới gia nhập vào thị trƣờng Việt Nam. Đề xuất Trung ƣơng cho áp dụng cơ chế đặc thù một số DA lớn: Cơ chế cho ngƣời Việt Nam tham gia trò chơi có thƣởng và các loại hình kinh doanh đặt cƣợc trong DA Nam Hội An, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp ô tô và Trung tâm cơ khí ô tô Quốc gia, công nghiệp phụ trợ ngành dệt may, cơ chế tài chính đầu tƣ sân bay Chu Lai, đƣa DA Trung tâm khí điện miền Trung vào danh mục DA trọng điểm quốc gia,...

-Kiến nghị hoàn thiện, xóa bỏ khoảng trống giữa Luật Đầu tƣ năm 2014 và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết trong các Hiệp định Đầu tƣ Quốc tế, Hiệp định Thƣơng mại tự do.

- Đề xuất Trung ƣơng ban hành các ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ đối với các DA xây dựng các công trình phúc lợi, xã hội hóa (nhà ở, bệnh viện, trƣờng học, văn hoá, thể thao) cho ngƣời lao động làm việc trong KKT. Tập trung các nguồn lực để đầu tƣ nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, cảng biển… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ trong quá

trình tiến hành hoạt động đầu tƣ tại Việt Nam.

3.2.2 Tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật của nhà nƣớc trong hoạt động quản lý FDI nƣớc trong hoạt động quản lý FDI

- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chính sách, quy định pháp luật của nhà nƣớc về hoạt động đầu tƣ DN FDI, các quy định về quản lý lao động, việc làm, môi trƣờng DN FDI cần phải tuân thủ. Tuyên truyền, phổ biến đến ngƣời lao động trong nƣớc và nƣớc ngoài làm việc trong các DN FDI về quyền và nghĩa vụ hợp pháp của ngƣời lao động, các chính sách về bảo hiểm xã hội, chính sách an sinh – xã hội, pháp luật về lao động.

- Tập trung hỗ trợ các NĐT chiến lƣợc (Tập đoàn Châu Tài Phúc (Hồng Kông) Suncity (Macau) và VinaCapital; Vinpearl, BRG, MBBank; Tập đoàn Panko; Công ty CP Ô tô Trƣờng Hải, Tập đoàn Mazda, Tập đoàn Hyundai, Tập đoàn Peugeot; Tập đoàn ExxonMobil, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam và các đối tác thực hiện các DAđộng lực để sớm đƣa vào hoạt động, tạo động lực phát triển mới.

- Đồng hành hỗ trợ DN tổ chức xúc tiến phát triển thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc, mở rộng hợp tác, liên doanh liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng các tuyến vận tải quốc tế ra vào cảng Kỳ Hà, đẩy mạnh xuất khẩu; tăng chuyến và tăng tuyến vận chuyển bằng đƣờng hàng không tại sân bay Chu Lai. Thực hiện tốt cơ chế một cửa, tạo điều kiện thuận lợi về TTHC cho các NĐT. Tích cực chủ động gặp gỡ, đối thoại với DN bằng nhiều hình thức,..., kịp thời tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc, xóa bỏ rào cản, phát triển mạnh DN, thúc đẩy khởi nghiệp.

- FDI không còn là lĩnh vực mới mẻ, song kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ công chức – viên chức thực thi công vụ nhìn chung chƣa có nhiều. Cần xây dựng đội ngũ thực thi công vụ chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ cao, giao dịch trực tiếp với đối tác là ngƣời nƣớc ngoài, am hiểu kiến

thức về hội nhập, xu thế phát triển thị trƣờng thế giới và khu vực.

- Có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, phƣơng pháp hoạt động kinh tế đối ngoại, trình độ ngoại ngữ cho cán bộ chuyên ngành trong công tác quản lý và cấp phép đầu tƣ, cán bộ thanh tra; củng cố, bổ sung đủ nhân lực cho bộ máy làm công tác XTĐT của tỉnh.

- Tiếp tục rà soát quy định của các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng tại Khu KTM Chu Lai, phát hiện những bất cập, không đồng bộ hoặc khi thực tế xuất hiện tình huống mới mà quy định pháp luật chƣa có để đề xuất điều chỉnh kịp thời, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

- Triển khai đồng bộ, hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong việc giải quyết các TTHC. Mở rộng lĩnh vực và các TTHC đƣợc thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đẩy mạnh đổi mới quy trình quản lý, tiếp nhận và xử lý TTHC; tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các TTHC, xây dựng chính quyền điện tử. Nghiên cứu xây dựng quy trình tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua mạng hoặc dịch vụ bƣu điện.

- Tổ chức các chƣơng trình hỗ trợ, nâng cao trình độ quản lý, quản trị cho DN, tập trung tháo gỡ khó khăn cho các DN đã đƣợc chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ nhƣng đến nay chậm triển khai, có giải pháp cụ thể cho từng DA và kiên quyết thu hồi các DA chậm tiến độ cố tình không thực hiện dự án. - Không cấp phép cho các DA công nghệ lạc hậu; DA tác động xấu đến môi trƣờng; thẩm tra kỹ các DA sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh lập DA lớn để giữ đất, không triển khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tƣ/diện tích đất, kể cả đất KCN.

- Với giá nhân công rẻ, nguồn nhân lực dồi dào là một lợi thế so sánh của tỉnh Quảng Nam khi thu hút FDI. Nhƣng lợi thế này sẽ dần mất đi khi nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy, theo xu hƣớng phát triển của công nghệ, lợi

thế ở nguồn nhân lực sẽ đƣợc khai thác ở khía cạnh nhân lực có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao, có kinh nghiệm quản lý, sẵn sàng đáp ứng đƣợc với trình độ công nghệ mới và hiện đại. FDI là một kênh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Chúng ta cần chủ động phát triển nguồn nhân lực theo hƣớng chuyên môn hoá, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, tay nghề và trình độ quản lý tốt để chủ động hơn, sẵn sàng nắm bắt và tiếp nhận công nghệ ở trình độ cao.

- Tăng cƣờng công tác phối hợp giữa các cơ quan QLNN trong việc nắm bắt toàn diện tình hình hoạt động của các DA trên địa bàn Khu KTM.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 101 - 106)