Đặc điểm của BQL Khu KTM Chu Lai ảnh hƣởng đến công tác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 44 - 53)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2 Đặc điểm của BQL Khu KTM Chu Lai ảnh hƣởng đến công tác

tác QLNN về FDI tại Khu KTM

a)Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Quyết định số 24/2010/QĐ-TTg ngày 03/3/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam.

Trình UBND tỉnh:

• Quy chế phối hợp làm việc giữa Ban Quản lý với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn và các cơ quan có liên quan khác để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc giao theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; Đề án quy hoạch, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển Khu KTM; Kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển KCN, KKT, phát triển nguồn nhân lực và vốn đầu tƣ phát triển v.v…

• Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Ban Quản lý theo quy định của pháp luật;

 Giúp UBND tỉnh quản lý việc sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng, phát triển Khu KTM. Hƣớng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, cơ chế, chính sách sau khi đƣợc ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hƣớng dẫn, phổ biến, theo dõi thi hành pháp luật trong Khu KTM.

 Về quản lý đầu tƣ:

• Chủ trì tham mƣu UBND tỉnh quyết định chủ trƣơng đầu tƣ các DAĐT vào Khu KTM tại các khu vực chƣa có quy hoạch chi tiết xây dựng (1/500); quyết định chủ trƣơng đầu tƣ các DAĐT vào Khu KTM tại các khu vực có quy hoạch chi tiết xây dựng (1/500) đã đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt;

•Tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ đối với các DAĐT trong Khu KTM theo quy định của pháp luật về đầu tƣ;

• Tổ chức hoạt động XTĐT theo kế hoạch đƣợc Bộ KH&ĐT, các Bộ, ngành và UBND tỉnh phê duyệt; tham gia các chƣơng trình XTĐT vào Khu KTM do Bộ KH&ĐT, các Bộ, ngành và UBND tỉnh tổ chức;

•Hƣớng dẫn, hỗ trợ NĐT sau cấp phép; giải quyết khó khăn, vƣớng mắc của NĐT, đánh giá hiệu quả đầu tƣ trong Khu KTM; định kỳ hàng quý, 06 tháng và hàng năm, gửi báo cáo hoạt động đầu tƣ và hoạt động sản xuất kinh doanh trong Khu KTM tới UBND tỉnh và Bộ KH&ĐT theo quy định;

•Kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tƣ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tƣ, tiến độ góp vốn và triển khai DAĐT; việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với các DA đƣợc hƣởng ƣu đãi đầu tƣ và việc chấp hành pháp luật về xây dựng, lao động, tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội đối với ngƣời lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, phòng chống cháy

nổ, an ninh - trật tự, bảo vệ môi trƣờng sinh thái đối với các dự án; Về quản lý môi trƣờng:

• Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đối với các DA trong Khu KTM khi đảm bảo khu chức năng đƣợc đánh giá tác động môi trƣờng và có hệ thống xử lý nƣớc thải theo quy định;

•Tiếp nhận đăng ký và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trƣờng cho các đối tƣợng thuộc diện phải đăng ký trong Khu KTM theo ủy quyền của Sở TN&MT và của UBND cấp huyện;

•Tổ chức kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trƣờng phục vụ giai đoạn vận hành DA đối với các DAĐT trong Khu KTM do Ban Quản lý thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng;

Về quản lý quy hoạch và xây dựng:

• Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng (1/500) các khu chức năng trong Khu KTM nhƣng không làm thay đổi chức năng sử dụng khu đất và cơ cấu quy hoạch, báo cáo UBND tỉnh theo dõi;

•Quyết định đầu tƣ đối với DA nhóm B, C sử dụng vốn đầu tƣ công bố trí cho Ban Quản lý hàng năm đầu tƣ trong Khu KTM sau khi đƣợc HĐND tỉnh, UBND tỉnh quyết định chủ trƣơng đầu tƣ.

•Tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch chung KCN; nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng trong Khu KTM; Chủ trì thẩm định các DAĐT nhóm B, C sử dụng vốn đầu tƣ công bố trí cho Ban Quản lý hàng năm đầu tƣ trong Khu KTM;

•Chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở của DA có quy mô từ nhóm B trở xuống sử dụng vốn Nhà nƣớc ngoài ngân sách; Chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình từ cấp II trở xuống thuộc DA sử dụng vốn đầu tƣ công bố trí cho Ban Quản lý hàng năm; công trình từ cấp III trở lên thuộc DA

sử dụng vốn Nhà nƣớc ngoài ngân sách; công trình công cộng từ cấp III trở lên, công trình có ảnh hƣởng lớn đến cảnh quan, môi trƣờng và an toàn của cộng đồng sử dụng vốn khác đầu tƣ trong Khu KTM, trừ các DA do Sở, Ban, ngành và UBND cấp huyện làm chủ đầu tƣ;

•Cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép xây dựng công trình đối với công trình xây dựng trong Khu KTM do Ban Quản lý cấp giấy chứng nhận đầu tƣ;

Thực hiện nhiệm vụ QLNN về lao động:

• Tiếp nhận báo cáo giải trình của DN trong Khu KTM về nhu cầu sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài đối với từng vị trí công việc mà ngƣời lao động Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc, tổng hợp, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định;

•Tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động và tiếp nhận thỏa ƣớc lao động tập thể của các DN trong Khu KTM;

•Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy phép lao động cho lao động nƣớc ngoài làm việc cho các DN trong Khu KTM; xác nhận ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc cho các DN trong Khu KTM không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

•Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thực hiện Hợp đồng nhận lao động thực tập của DN trong Khu KTM, hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời gian dƣới 90 ngày;

•Tiếp nhận khai trình việc sử dụng lao động, báo cáo tình hình thay đổi về lao động; nhận thông báo về việc tổ chức làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của DN trong Khu KTM;

•Thực hiện các nhiệm vụ quản lý lao động trong Khu KTM, bao gồm: bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động, đình công theo quy định của pháp luật về lao động

hoặc hƣớng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Về quản lý đất đai, bất động sản:

• Tiếp nhận đăng ký khung giá đất cho thuê, cho thuê lại đất và phí hạ tầng KCN của NĐT xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN và các chức năng, nhiệm vụ khác về quản lý kinh doanh bất động sản theo quy định;

•Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về đất đai quy định tại Điều 151 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 và Điều 53 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai;

•Lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm theo quy định của pháp luật. Trong trƣờng hợp phát sinh ngoài kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc phê duyệt, Ban Quản lý báo cáo UBND tỉnh xem xét đề nghị Thƣờng trực Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất quyết định.

 Cấp một số loại giấy phép, chứng chỉ trong Khu KTM theo thẩm quyền, hƣớng dẫn và ủy quyền của các cơ quan có thẩm quyền.

 Các nhiệm vụ và quyền hạn khác:

• Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển KCN, KKT theo quy định của pháp luật và ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh;

•Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin lƣu trữ phục vụ công tác QLNN và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đƣợc giao;

•Xây dựng dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động hành chính - sự nghiệp và vốn đầu tƣ phát triển hàng năm của Ban Quản lý trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc và pháp luật có liên quan;

•Trực tiếp tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ODA cho các chƣơng trình, DAĐT trong Khu KTM theo ủy quyền của UBND tỉnh;

•Quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ phát triển KKT thuộc thẩm quyền; quản lý đầu tƣ, xây dựng đối với các DAĐT bằng vốn đầu tƣ phát triển từ ngân sách nhà nƣớc tại KKT thuộc thẩm quyền; quản lý và thực hiện việc thu, chi hành chính, sự nghiệp, các chƣơng trình mục tiêu và các nguồn vốn khác đƣợc giao theo quy định của pháp luật;

•Xây dựng các khung giá và mức phí, lệ phí áp dụng tại KKT trình cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật; thu và quản lý sử dụng các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật và UBND tỉnh;

•Thực hiện những nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật v.v..

b)Tổ chức bộ máy đảm bảo hoạt động

+ Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Quan hệ trực tuyến Quan hệ phối hợp

Hình 2.2. Mô hình tổ chức quản lý Ban Quản lý KKT Chu Lai

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong mô hình tổ chức:

-Ban lãnh đạo KKT: Bao gồm 01 Trƣởng ban và 03 phó Trƣởng ban với chức trách, nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau:

+ Trƣởng Ban Quản lý là ngƣời đứng đầu Ban Quản lý, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban Quản lý, chịu trách nhiệm trƣớc UBND tỉnh và pháp luật về hoạt động và hiệu quả hoạt động của Ban Quản lý.

nhiệm trƣớc Trƣởng ban và trƣớc pháp luật về các nhiệm vụ đƣợc phân công. -Các phòng chức năng: Ban Quản lý KKTM hiện có 01 Văn phòng, 05 phòng chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau:

+ Văn phòng Ban Quản lý (Có bộ phận “một cửa”): Là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ban Quản lý Khu KTM có chức năng tham mƣu, giúp Trƣởng Ban trong công tác quản lý, điều hành hoạt động chung của Ban Quản lý; tham mƣu tổ chức thực hiện các mặt công tác: Tổng hợp; thông tin; hành chính và cải cách hành chính; thanh tra, pháp chế; tổ chức bộ máy và cán bộ; thi đua, khen thƣởng; văn thƣ, lƣu trữ và quản trị, tài vụ. Văn phòng Ban có nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ phục vụ quản lý, điều hành của Lãnh đạo Ban Quản lý Khu KTM; Tổ chức bộ máy và cán bộ; thi đua, khen thƣởng; Văn thƣ, lƣu trữ; quản trị, tài vụ.

+ Phòng Kế hoạch tổng hợp: Là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ban Quản lý Khu KTM có chức năng tham mƣu, giúp Trƣởng Ban thực hiện chức năng QLNN về chƣơng trình, kế hoạch tổng thể đầu tƣ phát triển; các nguồn vốn đầu tƣ vào Khu KTM và các hoạt động tài chính, ngân sách của Ban Quản lý. Phòng Kế hoạch tổng hợp có nhiệm vụ tham mƣu về lĩnh vực kế hoạch và tài chính, ngân sách.

+ Phòng Quản lý đầu tƣ: Là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ban Quản lý Khu KTM có chức năng tham mƣu, giúp Trƣởng Ban thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực đầu tƣ; XTĐT; hỗ trợ DN trong Khu KTM và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo ủy quyền. Phòng Quản lý đầu tƣ có nhiệm vụ tham mƣu về lĩnh vực quản lý đầu tƣ và XTĐT.

+ Phòng Quản lý DN: Là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ban Quản lý Khu KTM có chức năng tham mƣu, giúp Trƣởng Ban thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực thƣơng mại; lao động và một số hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự xã hội trong Khu KTM. Phòng Quản lý DN có nhiệm vụ tham

mƣu về lĩnh vực quản lý thƣơng mại và quản lý lao động.

+ Phòng Quản lý TN&MT: Là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ban Quản lý Khu KTM có chức năng tham mƣu, giúp Trƣởng Ban thực hiện chức năng QLNN về tài nguyên; môi trƣờng; bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cƣ trong Khu KTM và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo ủy quyền. Phòng Quản lý TN&MT có nhiệm vụ tham mƣu về lĩnh vực quản lý tài nguyên và quản lý môi trƣờng.

+ Phòng Quản lý quy hoạch và xây dựng: Là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ban Quản lý Khu KTM có chức năng tham mƣu, giúp Trƣởng Ban thực hiện chức năng QLNN về quy hoạch; xây dựng trong Khu KTM và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo ủy quyền. Phòng Quản lý quy hoạch và xây dựng có nhiệm vụ tham mƣu về lĩnh vực quản lý quy hoạch và quản lý xây dựng.

- Các Trung tâm và Ban Quản lý: Trong cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý hiện có 01 Ban Quản lý DA và 02 Trung tâm, nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau:

+ Ban Quản lý DA hạ tầng: Đƣợc ủy quyền, giao nhiệm vụ làm chủ đầu tƣ, trực tiếp quản lý, điều hành các DAĐT xây dựng công trình do Ban quản lý Khu KTM làm củ đầu tƣ; tổ chức thực hiện đầu tƣ để phát triển và khai thác quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; phát triển các khu tái định cƣ, khu dân cƣ và tổ chức khai thác quỹ đất trong các khu dân cƣ, khu tái định cƣ và quỹ đất công; tổ chức đấu thầu DA có sử dụng đất và đƣợc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân để đầu tƣ khai thác công trình.

+ Trung tâm Phát triển hạ tầng: Có chức năng phục vụ, giúp Ban quản lý Khu KTM QLNN, triển khai theo quy định về khai thác tài nguyên, khoáng sản, duy tu, bảo dƣỡng, bảo vệ môi trƣờng các KCN và các khu đô thị trên địa bàn Khu KTM; tổ chức thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đối với trƣờng hợp Nhà nƣớc thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc phê duyệt và quản lý quỹ đất thuộc các KCN, các khu đô thị; phát triển

quỹ đất tạo nguồn đầu tƣ phát triển; đầu tƣ xây dựng công trình; quản lý quỹ đất thuộc khu vực đã có quy hoạch phát triển đô thị mà Nhà nƣớc đã thu hồi nhƣng chƣa giao, chƣa cho thuê trên địa bàn Khu KTM theo nhiệm vụ đƣợc Ban quản lý Khu KTM và UBND tỉnh giao..

+ Trung tâm Bồi thƣờng giải phóng mặt bằng: Có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng và tái định cƣ; phát triển quỹ đất tạo nguồn đầu tƣ phát triển; đầu tƣ xây dựng công trình; quản lý quỹ đất đã có hạ tầng và quỹ đất thuộc khu vực đô thị, khu vực đã có quy hoạch phát triển đô thị mà Nhà nƣớc đã thu hồi nhƣng chƣa giao, chƣa cho thuê trong Khu KTM.

c) Đặc điểm nguồn lực của Ban Quản lý Khu KTM

Bảng 2.1. Nhân sự tại Ban Quản lý Khu KTM hiện nay

TT Số lƣợng nhân sự Chỉ tiêu đƣợc giao Hiện có Tổng số Biên chế HĐ có thời hạn 1 Khối Hành chính 51 45 41 4 2 Khối Sự nghiệp 50 115 37 78 2.1 Ban Quản lý dự án hạ tầng 22 17 5

2.2 Trung tâm Bồi thƣờng GPMB 18 11 7

2.3 Trung tâm Phát triển hạ tầng 75 9 66

Tổng số 101 160 78 82

(Nguồn: Ban Quản lý Khu KTM, Báo cáo vị trí việc làm năm 2017)

Về chất lƣợng đội ngũ công chức, viên chức: Đến nay, đội ngũ công chức, viên chức, ngƣời lao động có trình độ đại học và trên đại học là 148

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)