Tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật của nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 68 - 80)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật của nhà nƣớc

nƣớc trong hoạt động quản lý FDI

a)Công tác tuyên truyền, phổ biến

Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định hƣớng dẫn về quản lý hoạt động đầu tƣ FDI trên địa bàn Khu KTM luôn đƣợc chú trọng, BQL Khu KTM cập nhật kịp thời thông tin về quy trình đầu tƣ, quy trình giải quyết TTHC, các chính sách ƣu đãi, thu hút đầu tƣ trên Trang Thông tin điện tử của Ban, trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh Quảng Nam. BQL Khu KTM cũng phối hợp với Cục Thuế, Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Công đoàn các KCN, Công an tỉnh tổ chức các buổi phổ biến đến DN, ngƣời lao động các quy định về chính sách đối với NĐT FDI, đối với ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam, đối với việc quản lý, sử dụng lao động trên địa bàn Khu KTM, chính sách về bảo hiểm xã hội, nội quy lao động; tổ chức hội thao về phòng cháy chữa cháy nhằm giúp ngƣời lao động, DN ý thức về hoạt động bảo đảm an toàn trong sản xuất – kinh doanh, từ đó ý thức việc bảo vệ môi trƣờng, tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật trong suốt quá trình đầu tƣ.

Những năm qua, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho lao động và ngƣời sử dụng lao động tại các DN luôn đƣợc các cấp ngành trên địa bàn tỉnh quan tâm và triển khai thực hiện hiệu quả. Qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động; giúp các chủ đầu tƣ FDI nắm rõ hơn về pháp luật đầu tƣ tại Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của DN trong suốt quá trình đầu tƣ, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa tại các DN, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định xã hội.

b) Tổ chức bộ máy đảm bảo thực hiện

Tổ chức bộ máy QLNN về FDI tại Khu KTM đƣợc quy định rất cụ thể, phân quyền theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị. Đơn vị quản lý chung và quản lý trực tiếp đối với hoạt động đầu tƣ của DN FDI trên địa bàn Khu KTM là BQL Khu KTM. Các đơn vị Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Cục Thuế, Cục Hải Quan, Bộ phận Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh thực hiện các nhiệm vụ tác giả đã nêu cụ thể tại phần cơ sở lý luận. Ngoài ra, về phân cấp ủy quyền trong các lĩnh vực xây dựng, tài nguyên và môi trƣờng tại Khu KTM, ngoài quy định thuộc thẩm quyền của BQL Khu KTM, Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Chính phủ, UBND tỉnh quy định.

Để tổ chức bộ máy đảm bảo thực hiện QLNN về FDI, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản phối hợp trong việc quản lý, cụ thể: Ngày 17/11/2016 UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 4080/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh tại Trung tâm Hành chính công và XTĐT tỉnh Quảng Nam, theo đó, các cơ quan phối hợp trong việc tổ chức giải quyết TTHC cho DN đầu tƣ nói chung. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định 3493/QĐ-UBND ngày 27/9/2017 về việc ban hành quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cƣ trú của ngƣời lao động nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cƣờng công tác phối hợp giữa cơ quan ngành dọc và ngành ngang trong quản lý ngƣời lao động nƣớc ngoài cũng nhƣ các DN nƣớc ngoài đầu tƣ tại tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đang triển khai xây dựng quy trình thực hiện phối hợp giải quyết TTHC về cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ và đăng ký thành lập DN FDI, cụ thể tại Thông tƣ số 02/2017/TT-BKHĐT ngày 18/4/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn về cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tƣ và đăng ký DN đối với NĐT nƣớc ngoài.

Nhìn chung, tổ chức bộ máy quản lý FDI tại Khu KTM hiệu lực, hiệu quả. Các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ đã phối hợp giải quyết tốt các TTHC, không gây phiền hà, sách nhiễu cho DN. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn QLNN về đầu tƣ nói chung, đầu tƣ FDI nói riêng tại Khu KTM đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ, có đủ trình độ, năng lực thực thi công vụ, có kiến thức kỹ năng tốt, nắm rõ các quy trình về quy trình quản lý FDI. Tuy nhiên, về năng lực hội nhập quốc tế còn hạn chế, trình độ ngoại ngữ của các cán bộ, công chức chuyên môn còn thấp, số lƣợng cán bộ, công chức am hiểu nhiều thứ tiếng còn ít, vì vậy, phần nào ảnh hƣởng đến công tác giao tiếp trực tiếp với các đối tác đến từ các quốc gia, đa số thông qua thông dịch viên nên việc truyền đạt thông tin chính xác chỉ ở mức độ giới hạn, ảnh hƣởng đến công tác thu hút đầu tƣ cũng nhƣ nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng của DN FDI trong quá trình đầu tƣ tại Khu KTM.

c) Kết quả giải quyết TTHC

Thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” đối với các TTHC liên quan đến đầu tƣ - kinh doanh tại Khu KTM theo Quy chế do UBND tỉnh Quảng Nam ban hành, Ban Quản lý Khu KTM là cơ quan đầu mối tiếp nhận, giải quyết và phối hợp giải quyết các thủ tục liên quan DAĐT trong suốt quá trình triển khai tại Khu KTM. Chính vì vậy, tác giả chỉ phân tích tiêu biểu hoạt động cấp phép đầu tƣ và các thủ tục liên quan thực hiện tại BQL Khu KTM.

Khi NĐT có đề xuất DA đầu tƣ tại Khu KTM, NĐT nộp hồ sơ theo quy định tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của BQL Khu KTM. Thời gian thụ lý và hỗ trợ TTHC trong lập và triển khai DAĐT đƣợc qui định cụ thể và đƣợc niêm yết công khai tại trụ sở và cập nhật nhật trên trang thông tin điện tử của Ban quản lý Khu KTM. NĐT không phải nộp bất kỳ khoản chi phí dịch vụ nào trong quá trình giải quyết thủ tục đầu tƣ - kinh doanh tại Khu KTM, trừ các khoản phí và lệ phí theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc.

UBND huyện, thành phố) có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý Khu KTM giải quyết kịp thời các TTHC có liên quan đến đầu tƣ - kinh doanh tại Khu KTM theo yêu cầu của cơ quan đầu mối hoặc của NĐT trong thời hạn quy định tại Quy chế do UBND tỉnh Quảng Nam, Ban Quản lý Khu KTM ban hành.

Nhằm hƣớng tới mục tiêu thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, cũng nhƣ giải quyết những khó khăn mà nhiều nơi chƣa đạt đƣợc. Nhờ việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc giải quyết TTHC trong việc nhận hồ sơ và trả kết quả, đã giúp các cán bộ hành chính tại cơ quan nhà nƣớc cũng nhƣ ngƣời dân tiết kiệm thời gian, chi phí, đi lại. Ngoài ra, nhờ việc áp dụng hệ thống điện tử và công khai TTHC, DN có thể tra cứu thủ tục trƣớc khi thực hiện, điều này giúp việc thực hiện các thủ tục trở nên dễ dàng hơn. Nhiều năm liền, tỉnh Quảng Nam nằm trong top 10 về chỉ số cải cách hành chính trên cả nƣớc.

Việc áp dụng việc giải quyết TTHC thông qua việc bốc số thứ tự tại cơ quan hành chính, giúp giảm việc chen lấn khi giải quyết hồ sơ. Bên cạnh việc bốc số thứ tự, việc áp dụng phần mềm theo dõi số thứ tự có thể giúp DN chủ động sắp xếp thời gian để có thể giải quyết các việc khác. Với việc tập hợp tất cả các Sở tại Trung tâm hành chính công và XTĐT tỉnh, điều này giúp cho DN trong KKTM có thể thuận tiện trao đổi với các Sở trong việc giải quyết thủ tục liên quan. Bên cạnh đó, Ban Quản lý KKTM còn chú trọng xây dựng và triển khai ứng dụng góp ý và đánh giá thông tin, cũng nhƣ tƣơng tác giữa DN với chính quyền. Từ đó giúp cho các bên có thể tƣơng tác thuận lợi với nhau thông qua mạng điện tử, ngoài ra DN có thể đánh giá hiệu quả làm việc, cũng nhƣ thái độ của các cán bộ hành chính. Nhƣ vậy, cả cơ quan hành chính, có thể kịp thời khắc phục tình trạng yếu kém của cán bộ, DN sẽ dễ dàng phản ánh thái độ làm việc của các cán bộ giải quyết TTHC.

Trƣớc năm 2017, việc tiếp nhận và giải quyết TTHC của tại KKTM đƣợc thực hiện tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả TTHC tại Văn phòng trụ sở Ban Quản lý, hoạt động theo hƣớng Bộ phận Văn thƣ – Lƣu trữ kiêm

nhiệm và giao một đồng chí Phó Chánh Văn phòng phụ trách, thừa lệnh Lãnh đạo Ban ký các văn bản liên quan trong quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả TTHC. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả làm nhiệm vụ là đầu mối tiếp nhận hồ sơ; viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (sau khi chuyên viên của Phòng chuyên môn phối hợp kiểm tra hồ sơ tại chổ và ký xác nhận đồng ý tiếp nhận), chuyển hồ sơ cho Phòng chuyên môn xử lý; tiếp nhận lại kết quả giải quyết TTHC để trao trả cho tổ chức, cá nhân (theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc trực tiếp đến nhận hoặc gửi qua đƣờng Bƣu điện). Thực hiện ghi Sổ theo dõi tiếp nhận và trả kết quả.

Trên cơ sở quy trình quản lý hoạt động đầu tƣ của tỉnh, căn cứ pháp luật về đầu tƣ, Bộ chuẩn hóa TTHC của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, BQL Khu KTM tham mƣu UBND tỉnh Quảng Nam công bố TTHC thực hiện tại Ban, theo đó, đến nay, số TTHC thực hiện tại Ban Quản lý là 57 thủ tục thuộc các lĩnh vực về đầu tƣ, lao động và việc làm, môi trƣờng, đất đai, quy hoạch và xây dựng.

Quy trình thực hiện cụ thể:

Hình 2.3 Sơ đồ quy trình giải quyết TTHC tại Bộ phận 1 cửa BQL Khu KTM Chu Lai

Đầu năm 2017, tỉnh Quảng Nam đã triển khai hoạt động Trung tâm Hành chính công với sự đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, áp dụng khoa học, công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính đã nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và tính công khai, minh bạch cho công dân, tổ chức và DN. Đến nay, Ban Quản lý đã chuyển 55 TTHC sang Trung tâm Hành chính công và XTĐT giải quyết đảm bảo thời gian theo quy định, rõ ràng trong từng quy trình, công khai trong từng thủ tục, hƣớng dẫn, nhận, thẩm định, giải quyết, luân chuyển hồ sơ và trả kết quả cho công dân, tổ chức chính xác, thuận tiện và nhanh chóng.

Hình 2.4 Sơ đồ quy trình giải quyết TTHC tại Bộ phận 1 cửa BQL Khu KTM Chu Lai

(Nguồn: BQL Khu KTM Chu Lai)

Năm 2017, tiếp nhận trực tiếp tại Bộ phận một cửa Ban Quản lý: 114 hồ sơ; trong đó: đã trả kết quả đúng và trƣớc hạn 114 hồ sơ chiếm 100 % số hồ sơ đã tiếp nhận.

+ Tiếp nhận qua Trung tâm hành chính công: 149 hồ sơ; trong đó: đã trả kết quả đúng và trƣớc hạn 147 hồ sơ chiếm 99% số hồ sơ đã tiếp nhận; 02 hồ sơ đang trong hạn xử lý chƣa đến thời hạn trả hồ sơ.

+ Kết quả giải quyết TTHC: Đã xử lý 263/263 hồ sơ tiếp nhận, đạt 100 %. Trả kết quả TTHC trƣớc hẹn và đúng hẹn: 261 hồ sơ (chiếm 99% số hồ sơ đã tiếp nhận), 02 hồ sơ đang trong hạn xử lý.

Tổ chức quản lý, cấp phép đăng ký đầu tƣ

Bảng 2.6. Cơ cấu DA đầu tư theo tiến độ triển khai thực hiện

T T Tình hình hoạt động Số DA đầu tƣ DA đầu tƣ nƣớc ngoài DA đầu tƣ trong nƣớc

1 DA đang hoạt động sản xuất

kinh doanh 88 24 64

2 DA đang triển khai xây dựng 28 08 20

3 DA đang làm thủ tục đầu tƣ 26 03 23

(Nguồn: Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển Khu KTM 2017)

Nhìn chung, các DA đƣợc cấp phép đầu tƣ đều đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đúng cam kết tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ, Quyết định chủ trƣơng đầu tƣ, đƣa DA đi vào hoạt động sản xuất – kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH tỉnh nhà. Số DA đi vào hoạt động chiếm 61,97% tổng số dự án, 24/35 DAFDI đi vào hoạt động, chiếm 27,27% tổng số DA đi vào hoạt động. 19,71% DA đang triển khai xây dựng, 28,3% DA đang làm thủ tục đầu tƣ, đa số là các DA mới đƣợc cấp phép, một số DA khác chậm tiến độ do gặp vƣớng mắc trong quá trình làm thủ tục sau cấp phép đầu tƣ, một số DA gặp khó khăn về tài chính, chƣa đảm bảo các điều kiện để đi vào hoạt động,…

Ngoài ra, Tỉnh ủy Quảng Nam cũng đã ban hành Kết luận 25-KL/TU ngày 27/4/2016, theo đó định hƣớng chiến lƣợc phát triển ngành nghề kêu gọi đầu tƣ tại KKTM theo 06 nhóm các DA động lực vùng Đông Nam, gồm: Nhóm DAKhu đô thị, dịch vụ Nam Hội An; Nhóm công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô; Nhóm công nghiệp dệt may và hỗ trợ ngành dệt may gắn với phát triển đô thị Tam Kỳ; Nhóm DA Chƣơng trình phát triển

công nghiệp và dịch vụ gắn với sân bay Chu Lai; Nhóm DA Khí - Điện, các ngành công nghiệp sử dụng năng lƣợng và sản phẩm sau khí; Nhóm chƣơng trình DA hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tại vùng Đông Nam. Đến nay, đã có đƣợc các NĐT chiến lƣợc đầu tƣ các DA động lực, thúc đẩy hình thành 6 nhóm DA vùng Đông Nam của tỉnh gồm:

- Liên danh giữa 3 Tập đoàn Chow Tai Fook, Suncity group và Vinacapital thực hiện DA Khu nghỉ dƣỡng phức hợp Nam Hội An thực hiện chƣơng trình DAKhu đô thị, du lịch Nam Hội An;

- Công ty CP Ô tô Trƣờng Hải cùng Tập đoàn Hyundai, Mazda, Peugeot, BMW thực hiện DA sản xuất và lắp ráp ô tô làm động lực thực hiện chƣơng trình DA công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, tiến đến hình thành Trung tâm cơ khí ô tô quốc gia;

- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Exxon Mobil (Hoa Kỳ) hợp tác đầu tƣ DA TT khí điện miền Trung nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi làm động lực thực hiện chƣơng trình DAkhí - năng lƣợng và các ngành CN sử dụng năng lƣợng, sản phẩm sau khí;

- Tập đoàn PanKo và Hiệp hội dệt may Hàn Quốc thực hiện các DA may mặc tại KCN Tam Thăng làm động lực thực hiện chƣơng trình DA công nghiệp dệt may, phụ trợ ngành dệt may gắn với phát triển đô thị Tam Kỳ;

- Tổng Công ty Cảng hàng không và các đối tác tham gia thực hiện DA cải tạo và nâng câp sân bay Chu Lai làm động lực thực hiện chƣơng trình DA phát triển CN và dịch vụ gắn với sân bay Chu Lai;

- Công ty Cổ phần Vinpearl thực hiện DA nông nghiệp sinh thái, NĐT DA hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão tại xã Tam Quang làm động lực thực hiện chƣơng trình DA sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Thành công trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào KKTM trong những năm gần đây là sự nỗ lực trong việc triển khai các biện pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, khuyến khích các NĐT bằng việc đẩy mạnh cải cách hành

chính và tạo ƣu đãi đặc biệt cho các NĐT nƣớc ngoài triển khai các DAđầu tƣ. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhƣng hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài của Việt Nam đƣợc quan tâm từ sớm và ngày càng hoàn thiện hơn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NĐT khi tham gia đầu tƣ vào thị trƣờng Việt Nam.

Tình hình cấp phép, quản lý lao động trong các DN FDI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 68 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)