Giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 108 - 119)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Giải pháp khác

a)Hỗ trợ về mặt bằng

-Tăng cƣờng công tác quản lý hiện trạng, tập trung thực hiện bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cƣ. Đây là nhiệm vụ ƣu tiên hàng đầu, cần phải triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp từ tỉnh đến cơ sở để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng sạch, di dời sắp xếp lại nơi ở dân cƣ. Trƣớc mắt, tập trung xây dựng các khu dân cƣ tái

định cƣ, nghĩa trang phù hợp với yêu cầu giải phóng mặt bằng theo từng nhóm dự án, trong đó ƣu tiên giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch khoảng 2.000 ha và các DA trọng điểm khác.

-Rà soát, điều chỉnh bổ sung các cơ chế, chính sách về quản lý hiện trạng, về bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cƣ phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Củng cố và hoàn thiện bộ máy làm công tác bồi thƣờng tinh, gọn, hoạt động có hiệu quả, có tính chuyên nghiệp, có trình độ nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm cao. UBND các huyện, thành phố phải nâng cao tính chủ động trong công tác chỉ đạo điều hành, quyết liệt trong thực hiện.

-Xác định rõ trách nhiệm cá nhân của ngƣời đứng đầu chính quyền cơ sở, các tổ chức làm công tác bồi thƣờng và có hình thức xử lý kỷ luật phù hợp nhằm xử lý trách nhiệm để xảy ra chậm trễ trong thực hiện giải tỏa, làm chậm tiến độ triển khai dự án.

b)Huy động kịp thời các nguồn vốn đầu tư phát triển

- Hằng năm, tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ƣơng để bổ sung nguồn vốn đầu tƣ từ nguồn trái phiếu Chính phủ, hỗ trợ có mục tiêu và vốn từ các chƣơng trình mục tiêu quốc gia để đầu tƣ các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, phòng chống thiên tai ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo;

- Tích cực, chủ động tiếp cận các nguồn vay ODA ƣu đãi theo chƣơng trình của Chính phủ, thông qua các tổ chức tài chính Quốc tế nhƣ WB, ADB,…,dƣới hình thức: ODA vay lại theo các hiệp định của Chính phủ, ODA tỉnh vay trực tiếp của các nhà tài trợ nƣớc ngoài do Chính phủ bảo lãnh;

- Ngân sách tỉnh (bao gồm cả nguồn vƣợt thu ngân sách tỉnh) hằng năm dành một phần để hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đầu tƣ các công trình xây dựng. Nguồn vƣợt thu ngân sách huyện (phát sinh trên địa bàn vùng Đông Nam) hằng năm dành tối thiểu 50% để thực hiện hỗ trợ bồi thƣờng giải phóng mặt

bằng và tái định cƣ. Khai thác nguồn thu từ đóng góp khai thác tài nguyên khoáng sản, nguồn thu đấu giá tiền sử dụng đất phát sinh từ các dự án. Đáp ứng đủ vốn ngân sách cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cƣ, nghĩa trang; vốn đối ứng các DA ODA và các công trình thiết yếu;

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo môi trƣờng thuận lợi để huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế tƣ nhân tham gia đầu tƣ các công trình hạ tầng theo hình thức DAđầu tƣ có sử dụng đất, theo hình thức đối tác công -tƣ (PPP) hoặc các hình thức phù hợp để đầu tƣ các hạ tầng giao thông, các khu tái định cƣ, nghĩa trang.

c) Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, ưu tiên triển khai thi công nhanh các hạ tầng trọng điểm

- Hạ tầng đƣờng bộ: Đầu tƣ phần còn lại tuyến đƣờng bộ ven biển (theo quyết định 129/QĐ-CP của Chính phủ) đoạn từ Hội An đi Tam Kỳ và từ Tam Kỳ đi sân bay Chu Lai. Các tuyến đƣờng ngang kết nối vùng Đông của tỉnh với Quốc lộ 1A và với cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và các trục giao thông kết nối đến các khu chức năng để kết nối với các KCN, khu dân cƣ tái định cƣ, khu đô thị, du lịch nhằm hình thành chuỗi công nghiệp, đô thị, dịch vụ khép kín;

- Hạ tầng đƣờng biển: Tiếp tục hoàn thiện tuyến luồng từ phao số 0 đến khu bến Tam Hiệp để có thể đón tàu 30.000 tấn. Nâng cấp mở rộng hệ thống bến và khu dịch vụ logistic tại hệ thống cảng Chu Lai;

- Hạ tầng đƣờng thủy: Nạo vét thoát lũ khẩn cấp sông Cổ Cò, nạo vét sông Trƣờng Giang phục vụ mục tiêu phòng chống thiên tai, cải tạo môi trƣờng, từng bƣớc hình thành tuyến đƣờng du lịch ven sông Đà Nẵng - Hội An - Chu Lai;

- Hạ tầng đƣờng hàng không: Đầu tƣ nâng cấp mở rộng nhà ga, bãi đỗ và đƣờng băng cất hạ cánh sân bay Chu Lai và các hạ tầng tiện tích để tổ chức

tăng chuyến bay, kể cả bay về đêm;

- Hạ tầng khu dân cƣ, nghĩa trang: Hoàn thiện các khu dân cƣ tái định cƣ, nghĩa trang đang xây dựng dở dang; xây dựng các khu dân cƣ mới phù hợp với yêu cầu giải phóng mặt bằng sắp xếp dân cƣ theo từng dự án, phù hợp với đặc điểm của từng vùng để chuẩn bị đủ quỹ đất tái định cƣ, quỹ nhà ở và khu đất cải táng để phục vụ yêu cầu giải phóng mặt bằng cho các DA lớn và quỹ đất khoảng 2.000 ha;

- Hạ tầng về môi trƣờng: Hoàn thiện hệ thống xử lý nƣớc thải nguy hại tại các KCN. Triển khai DA ứng phó biến đổi khí hậu thành phố Hội An, DA cải thiện môi trƣờng đô thị Chu Lai Núi Thành (từ nguồn ODA). DA xử lý chất thải rắn tại các KCN và toàn vùng Đông Nam;

- Công trình xã hội: Khuyến khích đầu tƣ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân gắn liền với các KCN, đô thị. Ƣu tiên các nguồn lực xây dựng các thiết chế văn hóa xã hội.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở hệ thống các lý luận liên quan đến QLNN về FDI đồng thời qua phân tích, đánh giá tổng quan thực trạng công tác QLNN về FDI tại Khu KTM, dựa trên dự báo dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng nhƣ định hƣớng phát triển Khu KTM trong thời gian đến, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện QLNN về FDI tại Khu KTM, bao gồm:

- Hoàn thiện công tác tổ chức xây dựng và ban hành các văn bản triển khai thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quản lý FDI

- Hoàn thiện công tác triển khai thực hiện các quy định về quản lý đầu tƣ FDI

- Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý sai phạm về triển khai các quy định của pháp luật về FDI

- Hoàn thiện công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp FDI

KẾT LUẬN

Khu KTM là KKT trọng điểm của khu vực miền Trung và của cả nƣớc, là nơi hội tụ nhiều lợi thế, đƣợc hƣởng các cơ chế, chính sách ƣu đãi vƣợt trội, cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ đồng bộ đã tạo cho Khu KTM một diện mạo mới sau 15 năm hình thành và phát triển, thúc đẩy phát triển KT-XH Quảng Nam. Để nâng cao hiệu quả QLNN về đầu tƣ FDI, chính quyền địa phƣơng cấp tỉnh đã tổ chức triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, ban hành các văn bản hƣớng dẫn, triển khai thực hiện công tác quản lý hoạt động đầu tƣ FDI.

Tuy nhiên, thời gian qua, việc thu hút đầu tƣ FDI chƣa đạt đƣợc mục tiêu mong muốn, hiệu quả đầu tƣ còn thấp, chất lƣợng và số lƣợng DA FDI không cao. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác QLNN về FDI chƣa hiệu lực, hiệu quả, còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc tổ chức thi hành các quy định của pháp luật về quản lý FDI, các văn bản quy định, hƣớng dẫn còn chồng chéo, tổ chức bộ máy QLNN hiệu lực, hiệu quả chƣa cao, chƣa chú trọng đến công tác hậu kiểm tra sau cấp phép đầu tƣ dẫn đến hiệu quả kinh tế DA đem lại thấp. Từ đó, luận văn đã nghiên cứu trên cơ sở dự báo nguồn vốn FDI vào Việt Nam, định hƣớng phát triển Khu KTM, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về đầu tƣ FDI tại Khu KTM nhằm phát huy hơn nữa nguồn năng lực sẵn có của Khu KTM cùng sự hỗ trợ, các chính sách ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ của Chính phủ đối với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thƣơng mại, kinh tế trong khu vực và trong thế giới. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả QLNN đối với FDI trên địa bàn Khu KTM Chu Lai là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Quảng Nam nhằm thu hút các DA trọng điểm, DA có cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, đồng thời nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, rút ngắn chuyển giao công nghệ, hỗ trợ DN trong nƣớc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Nguyễn Thị Tuệ Anh (2014), Nghiên cứu điều chỉnh chính sách FDI ở

Việt Nam đến năm 2020, Đề tài cấp Nhà nƣớc, Viện Nghiên cứu

Kinh tế Trung ƣơng.

[2] Phan Trung Chính (2007), Đổi mới và hoàn thiện cơ chế QLNN đối với

DN FDI ở Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí QLNN, số 141.

[3] Trần Văn Duy (2012), Pháp luật FDI tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Xã hội Việt Nam.

[4] Trần Văn Duy (2012), Pháp luật FDI tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Xã hội Việt Nam.

[5] Phan Huy Đƣờng (2015), Giáo trình QLNN về kinh tế, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

[6] Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2013), Một số vấn đề về QLNN trong FDI tại tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công

nghệ.

[7] Nguyễn Tiến Long (2011), FDI (FDI) với việc chuyển dịch cơ cấu kinh

tế của tỉnh Thái Nguyên, LATS Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.

[8] Vũ Chí Lộc (2012), Giáo trình Đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Hà Nội.

[9] Phùng Xuân Nhạ (2013), FDI tại Việt Nam: Lý luận và Thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

[10] Phan Văn Tâm (2011), Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam,

Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

[11] Đào Văn Thanh (2013), Tác động tràn của FDI tới các DN thuộc ngành

dệt may Việt Nam, LATS Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.

Lao động - Xã hội.

[13] Nguyễn Trung Trực (2017), Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI

- FDI tại Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Công thƣơng.

[14] Bùi Thúy Vân (2011), FDI (FDI) với việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất

khẩu ở vùng đồng bằng Bắc bộ, LATS Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc

dân.

[15] Nguyễn Thị Vui, (2013), QLNN với các DN có vốn FDI tại tỉnh Bắc Ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tiếng Anh

[16] Dilip Kuma Das (2007), Foreign Direct Investment in China: Its Impact on the Neighboring Asian Economies (FDI tại Trung Quốc: Tác động

của nó đối với các nền kinh tế châu Á giáp ranh, Tạp chí Kinh doanh và quản lý châu Á.

[17] IMF (1993), Balance of Payments Manual, Washington International, tr. 86.

[18] Imad A. Moosa (2002), Foreign Direct Investment Theory, Evidence and

Practice (Lý thuyết FDI, chứng cứ và thực hành), Palgrave Macmillan.

[19] Imad A. Moosa (2002), Foreign Direct Investment Theory, Evidence and

Practice (Lý thuyết FDI, chứng cứ và thực hành), Palgrave Macmillan.

[20] Organisation for Economic Co-operation và Development (OECD) (2009), OECD Benchmark Definition of Foreign Direct Investment 2008, OECD Publishing.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢƠC VỀ FDI TẠI KHU KTM

Xin chào Quý Ông (Bà)!

Tôi tên là Bùi Thị Xuân Quỳnh, hiện là học viên cao học ngành Quản lý kinh tế tại Trƣờng Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng. Trong khuôn khổ chƣơng trình học, tôi thực hiện đề tài “Quản lý nhà nu ớc về FDI tại Khu KTM”. Để hoàn thành đề tài, tôi rất mong nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của Quý Ông (bà) trong việc tham gia trả lời phiếu khảo sát này.

Thông tin của Ông (bà) cung cấp sẽ đƣợc giữ bí mật, và chỉ đƣợc sử dụng vào mục đích nghiên cứu của đề tài. Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây

Trân trọng!

PHẦN I THÔNG TIN CHUNG

1. Tuổi - 22 -

2. Giới tính

3. Cơ quan công tác ………. 4. Chức vụ ………..

PHẦN 2 NỘI DUNG KHẢO SÁT

Những câu hỏi sau đây liên quan đến những tiêu chí đánh giá công tác QLNN về FDI tại Khu KTM.

- Khoanh tròn (O) con số thích hợp cho biết mức độ đồng ý hay không đồng ý của mình đối với mỗi câu nhận định.

- Nếu đã khoanh một số nào rồi mà muốn thay đổi ý kiến thì gạch chéo (X), rồi khoanh tròn lại số khác.

Qui ƣớc thang đo mức độ đồng ý

1. Hoàn toàn không đồng ý (phát biểu hoàn toàn sai)

2. Tƣơng đối không đồng ý (phát biểu sai, nhƣng chƣa đến mức sai

hoàn toàn)

3. Trung lập (không đồng ý, cũng không phản đối)

4. Tƣơng đối đồng ý (phát biểu đúng, nhƣng chƣa đúng hoàn toàn) 5. Hoàn toàn đồng ý (phát biểu hoàn toàn đúng)

I/ Xây dựng và ban hành các văn bản để triển khai thực hiện các quy định pháp luật của nhà nƣớc trong hoạt động quản lý FDI

1 2 3 4 5

1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống

nhất của văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật.      2. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời,

dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách TTHC

    

3. Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật

    

4. Chính sách ƣu đãi vƣợt trội, hấp dẫn so với các khu

II/ Tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật của nhà nƣớc trong hoạt động quản lý FDI

1 2 3 4 5

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến và hƣớng dẫn thực hiện các quy định của nhà nƣớc về quản lý FDI đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, kịp thời, hiệu quả.

    

2. Việc tổ chức và thực hiện công tác cấp phép đầu tƣ, thực hiện các TTHC khách quan, công bằng, quy trình thực hiện dễ dàng, chi tiết.

    

3. Về công tác hỗ trợ thông tin về các chính sách đối với

NĐT có thuận tiện, chi tiết, rõ ràng.     

4. Tổ chức bộ máy QLNN về FDI phân quyền, phân cấp

rõ ràng, hiệu lực, hiệu quả.     

III/ Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động của DN FDI

1 2 3 4 5

1. Cơ quan QLNN về FDI theo phân quyền nhiệm vụ thƣờng xuyên kiểm tra, rà soát quy trình thực hiện TTHC, cải cách TTHC theo hƣớng tạo thuận lợi cho NĐT.

    

2. Việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện DAsau khi đƣợc cấp phép đầu tƣ có khách quan, minh bạch, đúng quy trình.

    

3. Việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện DAsau khi đƣợc cấp phép đầu tƣ là hoàn toàn không mang tính quan

IV/ Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến hoạt động đầu tƣ của DN FDI

1 2 3 4 5

1. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến hoạt động đầu tƣ của DN FDI luôn đƣợc xác minh, kịp thời.

    

2. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện đúng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 108 - 119)