Giới thiệu về Khu KTM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 42 - 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1 Giới thiệu về Khu KTM

Khu KTM là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia; không gian kinh tế riêng biệt với môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh đặc biệt thuận lợi và bình đẳng; chính sách ƣu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ chế quản lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các NĐT trong nƣớc và nƣớc ngoài yên tâm đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch tổng thể Khu KTM

(Nguồn: Ban Quản lý Khu KTM)

Khu KTM có vị trí địa lý chiến lƣợc: Đƣợc xác định theo tọa độ địa lý từ

Bắc và có vị trí địa lý rất thuận lợi để kết nối với các địa phƣơng khác của Việt Nam và các khu vực khác trên thế giới.

Nằm ở trung độ của Việt Nam và trung tâm của ASEAN, cách thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1giờ bay; trong bán kính 3.000 km là trung tâm của các vùng kinh tế năng động nhất khu vực Đông Á nhƣ Singapore, Hồng Kông, Thƣợng Hải, Thâm Quyến, Hàn Quốc, Nhật Bản; trong vòng 4 giờ bay sẽ tiếp cận đến 12 sân bay lớn nhất khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng. Các NĐT, các doanh nhân trên thế giới xem xét Khu KTM là điểm đến hấp dẫn, nơi dung hòa giữa đất trời và con ngƣời, đáng để ở lại lập nghiệp lâu dài.

Khu KTM có tổng diện tích 40.760 ha theo Quy hoạch chung xây dựng Khu KTM đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 43/2004/QĐ-TTg ngày 23/3/2004, Quyết định số 32/2017/QĐ-TTg ngày 20/7/2017, bao gồm 19 xã, phƣờng, thị trấn thuộc vùng Đông của huyện Núi Thành, thành phố Tam Kỳ của tỉnh Quảng Nam; có ranh giới địa lý đƣợc xác định nhƣ sau: Phía Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp xã Tam Mỹ, xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; Phía Nam giáp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Nam; Phía Bắc giáp huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ đồng bộ nhƣ: Hạ tầng giao thông, điện, cấp nƣớc, thông tin liên lạc, ở một số KCN đã có nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung, nhà máy tái sử dụng nƣớc,…

- Giao thông đƣờng bộ: Có hệ thống giao thông chính gồm Quốc lộ 1A, đƣờng ven biển Đà Nẵng – Hội An – Chu Lai – Dung Quốc đi qua, đƣờng Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và các tuyến quốc lộ thuộc hành lang kinh tế Đông – Tây, đảm bảo giao thông thông suốt trong nƣớc và khu vực.

- Đƣờng biển: Cảng biển Kỳ Hà thuộc hệ thống cảng biên quốc tế với khả năng tiếp nhận tàu hiện tại là 20.000 DWT và đang đƣợc đầu tƣ để tiếp

nhận tàu 30.000 DWT; cảng Chu Lai có khả năng tiếp nhận tàu 20.000 DWT. Tuyến quốc tế: Chu Lai ↔ Hiroshima (Nhật Bản); Chu Lai ↔ Fang – cheng (Trung Quốc); Chu Lai ↔ Singapore, Chu Lai ↔ Incheon (Hàn Quốc), Chu Lai ↔ Kwangyang (Hàn Quốc), Chu Lai ↔ Laem Chabang (Thái Lan) và các tuyến nội địa Hải Phòng, Hồ Chí Minh.

- Đƣờng hàng không: Sân bay quốc tế Chu Lai đƣợc quy hoạch thành sân bay trung chuyển hàng hóa và vận tải hành khách quốc tế.

- Nguồn nhân lực: Tính đến cuối năm 2017, tổng số lao động làm việc trên

địa bàn KKT là 22.930 lao động. Với lợi thế lao động địa phƣơng sẵn có dồi dào, lao động đáng tin cậy, chi phí nhân công ở mức thấp so với các nƣớc trong khu vực. Bên cạnh đó, địa phƣơng có các trƣờng Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành, nghề phù hợp với định hƣớng phát triển công nghiệp của tỉnh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)