CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 97 - 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO GIẢI PHÁP

3.1.1 Một số dự báo về xu hƣớng vận động của dòng vốn FDI vào Việt Nam

- Cuộc cách mạng 4.0: Cách mạng Công nghiệp 4.0 là một tập hợp các xu hƣớng và công nghệ hứa hẹn sẽ thay đổi cách thức mọi thứ đƣợc tạo ra, Thay thế lao động con ngƣời bằng công nghệ mới và công nghệ ngƣời máy là một xu hƣớng không thể thiếu và là xu thế của tăng trƣởng. Tự động hoá là tƣơng lai. Điều hết sức cần thiết là cải thiện năng suất và củng cố khả năng cạnh tranh quốc tế khi ngày càng nhiều công ty Việt Nam nhận ra rằng Cách mạng Công nghiệp 4.0 cho phép thu thập và phân tích dữ liệu giữa các loại máy móc, cho phép thực hiện các quy trình nhanh hơn, linh hoạt hơn và hiệu quả hơn để tạo ra hàng hoá chất lƣợng cao hơn với chi phí thấp hơn. Theo Giáo sƣ – Tiến sĩ Khoa học Công nghệ Nguyễn Mại, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nƣớc về Hợp tác và Đầu tƣ đã nhấn mạnh xu hƣớng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để từ đó có chính sách thu hút FDI phù hợp. “Cách

mạng công nghiệp 4.0 sẽ ảnh hưởng to lớn đến mọi luật lệ, mọi nền kinh tế, mọi ngành công nghiệp. Do đó, cần ưu tiên thu hút FDI một số ngành và sản phẩm công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn, như công nghệ thông tin, điện tử, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn… Bên cạnh đó, cần coi trọng hơn vốn đầu tư từ các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới trong ngành và lĩnh vực công nghệ cao để tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng lớn và chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới”.

Mạng lƣới hiệp định thƣơng mại của Việt Nam mang đến cơ hội ƣu tiên tiếp cận những thị trƣờng quan trọng nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, điều này không chỉ có vai trò quan trọng đối với xuất khẩu của Việt Nam mà còn hấp dẫn FDI: về lý thuyết, các NĐT nhóm tìm kiếm hiệu quả sẽ hƣớng đến việc sản xuất những hàng hoá hoặc dịch vụ ở Việt Nam để xuất khẩu sang các thị trƣờng thứ ba. Do vậy, cơ hội tiếp cận thị trƣờng có ƣu đãi và đƣợc bảo đảm do mạng lƣới FTA mà Việt Nam ký kết đem lại là một lợi thế để thu hút các NĐT nhóm tìm kiếm hiệu quả.

- Những hình thức đầu tƣ FDI mới và Phƣơng thức Đầu tƣ Xuyên biên giới không góp vốn (NEM): Từ trƣớc đến nay, những tập đoàn đa quốc gia làm ăn, đầu tƣ xuyên biên giới hoặc thông qua việc sở hữu trực tiếp cơ sở ở nƣớc ngoài tại nƣớc sở tại hay thông qua hoạt động thƣơng mại tự do. Trong mấy năm gần đây, với sự nổi lên của các chuỗi giá trị toàn cầu, xu hƣớng này đang dần dần thay đổi và các tập đoàn đa quốc gia cũng ngày càng chuyển sang các phƣơng thức đầu tƣ FDI mới để có đƣợc hiệu quả tốt hơn hoặc tiếp cận với thị trƣờng nƣớc ngoài bằng những hình thức đầu tƣ ít truyền thống hơn nhƣ thuê gia công, thuê ngoài dịch vụ, khoán nông nghiệp, nhƣợng quyền, cấp phép và quản lý theo hợp đồng. Những hình thức thay thế cho việc thiết lập sự hiện diện hữu hình trong nƣớc nhƣ vậy, nhƣ thông qua đầu tƣ FDI theo hƣớng tìm kiếm hiệu quả hoặc tìm kiếm thị trƣờng thƣờng đƣợc gọi chung là Phƣơng thức Đầu tƣ Xuyên biên giới không góp vốn (NEM) hay các Hình thức Đầu tƣ Mới (NFI), tầm quan trọng của những phƣơng thức này đang ngày càng đƣợc công nhận rộng rãi. Khi Việt Nam dịch chuyển theo hƣớng tăng giá trị gia tăng và tăng hội nhập với các chuỗi giá trị toàn cầu (CGTTC), NEM đóng vai trò nòng cốt bằng cách cho phép các tập đoàn đa quốc gia (TĐĐQG) điều phối các hoạt động trong CGTTC trong khi hỗ trợ cho các nhà cung ứng trong nƣớc, nhờ đó giúp tăng cƣờng liên kết giữa nhà

cung ứng Việt Nam và CGTTC. Các phƣơng thức đầu tƣ không góp vốn và có góp vốn không loại trừ lẫn nhau và thƣờng các tập đoàn đa quốc gia sẽ tham gia thị trƣờng nƣớc sở tại bằng phƣơng thức không góp vốn, nhƣng dần dần sau 19 này có thể quyết định sẽ đầu tƣ trực tiếp hơn thông qua sở hữu toàn bộ hoặc một phần bằng cách lập công ty con ở nƣớc ngoài hoặc liên doanh. Ngày nay, đầu tƣ ra nƣớc ngoài có hai hình thức - một là thông qua đầu tƣ vốn trực tiếp và phƣơng thức còn lại là thông qua các cơ chế hợp đồng thƣơng mại giữa NĐT nƣớc ngoài và DN trong nƣớc. Trong trƣờng hợp thứ hai, khoản đầu tƣ của NĐT nƣớc ngoài thƣờng bao gồm việc cung cấp thƣơng hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh, công nghệ, kỹ năng và/hoặc quy trình DN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 97 - 99)