Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố đà nẵng (Trang 74 - 77)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực

So với giai đoạn truớc, đội ngũ nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố hiện nay đã có sự chuyển biến rõ rệt, đổi mới, nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từng bước đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường. Hiện tại, ngày càng có nhiều doanh nghiệp liên doanh trong nước và nước ngoài như: InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Hyatt Regency Danang Resort & Spa, Khách sạn A La Carte…….đã áp dụng mô hình quản trị nguồn nhân lực tiên tiến, làm tốt các khâu tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực có đội ngũ lao động có chất lượng khá, được đào tạo bài bản, chính quy, thái độ nghề nghiệp nghiêm túc, kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ khá chuyên nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu của công việc.

Đà Nẵng hiện nay có 26 cơ sở đào tạo về du lịch, trong đó có 6 trường cao đẳng nghề, 7 trường đại học, cao đẳng có đào tạo về du lịch, 4 trường trung cấp nghề, 9 cơ sở khác có tổ chức đào tạo nghề du lịch vẫn không thể cung cấp đủ nguồn nhân lực mà các doanh nghiệp cần.

Đội ngũ giáo viên tại các khoa của trường hầu như chưa từng kinh qua công việc trong lĩnh vực du lịch nên việc truyền đạt thông tin chưa đầy đủ, thiếu chính xác, hạn chế cập nhật thông tin.

Học viên theo học ở trường có cơ hội được gửi đi thực tập tại các khách sạn, các đơn vị kinh doanh du lịch trong tỉnh.

Về trình độ ngoại ngữ, ngoại trừ một số lao động tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ, phần lớn còn lại có trình độ ngoại ngữ tương đương bằng A, B tiếng Anh. Số lao động có 02 ngoại ngữ trở lên chỉ chiếm khoảng 15,4% tổng số lao động trong ngành. Đại đa số lao động đều biết sử dụng vi tính cho công việc (chiếm 97%). Cụ thể những điều trên thông qua bảng số liệu 2.10 dưới đây Bảng 2.11. Thực trạng trình độ lao động du lịch thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2015 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Lao động làm du lịch 48.360 53.540 58.490 58.270 58.550 Trình độ sơ cấp đến đại học 24664 27305 29830 29718 29861 Trong đó: khả năng giao tiếp 1 trong 3 ngoại ngữ:Anh, Pháp, Trung

18377 20345 22226 22143 22249

(Nguồn: Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng)

Mặc dù, chất lượng của đội ngũ lao động ngành du lịch có sự cải thiện nhanh chóng trong những năm qua. Tuy nhiên, so với một số điểm du lịch khác ở nước ta, sự phát triển du lịch ở Đà Nẵng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của thành phố, theo các chuyên gia một phần là do nguồn nhân lực du lịch hiện nay của Đà Nẵng còn rất thiếu và chất lượng chưa cao.

Tiêu chuẩn về ngành nghề trong lĩnh vực du lịch tại các khách sạn, các đơn vị kinh doanh du lịch chưa đồng bộ, nên sau khi tốt nghiệp mỗi sinh viên có một cách làm, cách suy nghĩ khác nhau.

Trình độ ngoại ngữ cho lao động trong lĩnh vực du lịch ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên so với sự phát triển của kinh tế xã hội hiện tại cũng như nhu cầu thực tế thì chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Đội ngũ nhân lực ngành du lịch được đào tạo sau khi tốt nghiệp phần lớn hạn chế ngoại ngữ dẫn đến sự giao tiếp thiếu tự tin và hiệu quả thấp.

Một số vị trí du lịch cần lao động đòi hỏi có chuyên môn, nghiệp vụ cao, giỏi ngoại ngữ : Lễ tân, Hướng dẫn viên du lịch,..thì hầu như không phải được đào tạo từ ngành du lịch mà lấy từ các ngành khác đặc biệt là ngành Tiếng anh tổng hợp gây hạn chế về kỹ năng, nghề nghiệp chuyên môn.

Chưa xây dựng được những trung tâm hay trường đào tạo du lịch bài bản, đầy đủ trang thiết bị vật chất,…tiêu chuẩn một sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa đạt yêu cầu.

Đa phần nguồn nhân lực trẻ, kinh nghiệm làm việc chưa nhiều nên, hoặc không đúng ngành nghề nên đòi hỏi được đào tạo về chuyên môn nhiều hơn.

Bảng 2.12. Thời gian và kinh nghiệm làm việc của nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Đà Nẵng Thời gian Tỷ lệ (%) Dưới 6 tháng 17.42% Từ 6 tháng đến 2 năm 3.31% Từ 2 năm đến 5 năm 4.14% Trên 5 năm 4.97% Khác 70.15% (Nguồn: Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng)

Như vậy trong bảng số liệu 2.11, số nhân viên làm việc dưới 6 tháng chiếm tỷ lệ cao 17.42%, có nghĩa là đa số nhân viên đều mới làm việc, chưa có nhiều kinh nghiệm, cùng với việc chưa được đào tạo trong lĩnh vực du lịch, cần phải đào tạo về nghiệp vụ. Còn đa số là từ những nguồn khác nhau, có thể

có và có thể chưa có kinh nghiệm hay thời gian làm thâm niên lâu, cũng như được đào tạo không đúng ngành nghề.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố đà nẵng (Trang 74 - 77)