6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.2.5. Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực
Động cơ là động lực tâm lý nội sinh gây ra và duy trì hoạt động của cá nhân và khiến cho hoạt động ấy diễn ra theo mục tiêu và phương hướng nhất định. Động cơ là những gì thôi thúc con người có những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý và thường gắn với nhu cầu. Động lực là cái thúc đẩy làm cho biến đổi, phát triển .
Như vậy, theo tác giả có thể hiểu động cơ thúc đẩy là các yếu tố nhằm thôi thúc, thúc đẩy người lao động làm thay đổi hành động theo hương phát
triển. Động cơ thúc đẩu đúng đắn dẫn đến hành động đúng đắn, hoàn thiện nhân cách góp phần phát triển nguồn nhân lực.
Nâng cao động cơ thúc đẩy là cách thức duy trì và động viên, khích lệ người lao động làm việc.
Để nâng cao động cơ thúc đẩy người lao động thì tổ chức cần phải đáp ứng được nhu cầu người lao động, thể hiện bằng những yếu tố tạo ra động lực làm việc có hiệu quả của người lao động, thúc đẩy làm cho nguồn nhân lực của tổ chức ngày càng phát triển. Các yếu tố đó bao gồm:
a.Công tác tiền lương
Tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Mức lương cơ bản, phụ cấp, thù lao v.v…phải đảm bảo cho cuộc sống của cá nhân, gia đình của người lao động; cần phải cải thiện các yếu tố trên theo hướng ngày càng gia tăng để người lao động an tâm công tác, toàn tâm, toàn ý, dốc mọi năng lực hiện có và tiềm năng để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
b.Các yếu tố tinh thần
Yếu tố tinh thần là những yếu tố thuộc về tâm lý của con người và không thể định lượng được như: khen, tuyên dương, …bao gồm yếu tố liên quan đến các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tham quan, du lịch; tinh thần làm việc hăng say, đoàn kết, có trách nhiệm với cộng đồng, với công việc góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.
Dùng lợi ích tinh thần để nâng cao tính tích cực, khả năng làm việc của người lao động.
c.Cải thiện điều kiện làm việc
Điều kiện làm việc là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động có tác động lên trạng thái chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng như lâu dài.
d.Sự thăng tiến hợp lý
Thăng tiến có nghĩa là đạt được một vị trí cao hơn trong tập thể. Người được thăng tiến sẽ có được sự thừa nhận, sự quý nể của nhiều người.
Sự thăng tiến hợp lý sẽ tạo động lực phấn đấu cho người lao động, bởi lẽ mọi người lao động đều có tinh thần cầu tiến.
Tạo điều kiện thăng tiến đối với người lao động thông qua đánh giá về năng lực cá nhân về kiến thức, kỹ năng, động cơ và thái độ hành vi, tạo điều kiện mọi người được phát triển trong môi trường công bằng, dân chủ, tức là góp phần phát triển NNL của tổ chức, của ngành, địa phương.
e.Thay đổi vị trí làm việc
Thay đổi vị trí làm việc có nghĩa là đặt người lao động vào những vị trí công việc mới, khác hẳn so với những công việc đang làm.
Tổ chức, ngành, địa phương ngoài nhiệm vụ phải nâng cao năng lực cho đội ngũ NNL còn phải nắm bắt thông tin, nguyện vọng, những nhu cầu cá nhân và vận dụng một cách khoa học, linh hoạt, sáng tạo các phương pháp tạo động lực như: thuyết cổ điển của Taylor, lý thuyết nhu cầu của Abrahm Maslow, lý thuyết về bản chất con người của Mc Gregor,…để có chính sách, chế độ nhằm tạo động lực thúc đẩy người lao động; tác dụng lên nó được thể hiện:
Đối với người lao động, động cơ thúc đẩy là điều kiện và nhân tố quyết định đến hành vi và hiệu quả làm việc. Một khi người lao động có động cơ thúc dẩy học sẽ hăng say hơn trong công việc, luôn cố gắng, phấn đấu, đóng góp những giá trị thiết thực và hữu hiệu nhất, công việc của mỗi người hiệu
quả hơn, đạt năng suất cao hơn và kết quả dễ thấy nhất là đem lại cho mình thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó khi người lao động thúc được đẩy một cách hiệu quả, họ sẽ có cảm giác thỏa mãn trong công việc và các mối quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên.
Đối với các tổ chức, làm tốt công tác nâng cao động cơ thúc dẩy sẽ làm mối quan hệ trong tổ chức nói riêng và ngành, địa phương nói chung sẽ trở nên tốt đẹp hơn và lành mạnh hơn, không khí làm việc thoải mái, mọi người hỗ trợ nhau trong công việc, đặc biệt là tạo ra khả năng cạnh tranh trong và ngoài tổ chức, cũng như trong ngành, địa phương với nhau, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai.
Vì vậy, để nâng cao động cơ thúc đẩy làm việc một cách hiệu quả, các tổ chức, đơn vị, các ngành, địa phương phải nổ lực trong việc xác định nhu cầu, các giá trị, các ưu tien của người lao động và các công việc giúp họ đạt đến việc thỏa mãn các nhu cầu. Phải đặt người lao động vào trong môi trường làm việc có tính thử thách, sự kích thích ganh đua trong công việc, cải thiện môi trường làm việc, chế độ về lương thưởng thỏa đáng, chính sách đãi ngộ phù hợp, đề bạt địa vị xã hội,…và một số động cơ thúc đẩy dựa trên nhu cầu cơ bản như tâm lý, an toàn, chấp nhận, tôn trọng,…