CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố đà nẵng (Trang 88)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.1. CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP

3.1.1. Chiến lƣợc phát triển kinh tế chính trị xã hội thành phố Đà Nẵng

Ngành du lịch được Đà Nẵng xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng của địa phương. So với các ngành kinh tế khác, du lịch là ngành kinh tế còn non trẻ nhưng tốc độ phát triển khá nhanh, đặc biệt nhu cầu về nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên thành phố ngày càng tăng. Xác định nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, dịch vụ lưu trú, địa điểm vui chơi giải trí, dịch vụ vận chuyển… là một chuỗi mắt xích liên hoàn tạo nên sự phát triển toàn diện của ngành kinh tế du lịch với tốc độ phát triển mạnh mẽ và năng lực cạnh tranh cao, ngành du lịch Đà Nẵng tập trung chú trọng vào công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch.

Dự kiến 5 năm tới, Đà Nẵng sẽ mở rộng và khai thác có hiệu quả quy mô các thị trường khách du lịch hiện có. Bên cạnh đó, chú trọng tìm kiếm và phát triển các thị trường mới, đặc biệt là các thị trường Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Ấn Độ.

Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị động lực, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển vùng, hướng mô hình tập trung đa cực, không gian mở rộng; liên kết hợp tác chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước; phát triển kinh tế biển và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phố để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và nâng cao chất lượng tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là trung tâm

kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của vùng và cùng với các thành phố lân cận hình thành hành lang kinh tế Bắc – Nam, cụ thể theo bảng số liệu :

Bảng 3.1: Kế hoạch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

(ĐVT: %)

Năm Công nghiệp, xây

dựng

Nông, lâm, ngư

nghiệp Dịch vụ

2015 53,9 2,23 43,87

2020 42,8 1,6 55,6

(Nguồn Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)

Qua số liệu bảng 3.1, ta thấy tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng khá ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp là điều kiện thuận lợi để tạo nhu cầu lao động, đặc biệt lao động có tri thức, kỹ năng, tay nghề cao. Mục tiêu trong tương lai đến năm 2020 sẽ tăng cao tỉ trọng ngành dịch vụ để nhằm cải thiện kinh tế. Điều này biểu hiện rõ nét trong hai biểu đồ 3.1 và biểu đồ 3.2 dưới đây:

Hình 3.2:Cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Thông qua hình 3.1 và hình 3.2, ta thấy rõ cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ và công nghiệp đang dần chiếm ưu thế trong phát triển nền kinh tế, đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp nhiều nhất vào nền kinh tế quốc dân.

Ngoài ra Đà Nẵng còn đặt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với chỉnh trang, nâng cấp đô thị và phát triển không gian đô thị. Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho bước phát triển thời kỳ tiếp theo.

Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với phát triển các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục nhằm đảm bảo không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao dân trí. Gắn phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Đồng thời tổ chức thực hiện tốt các cam kết thiên niên kỷ của Việt Nam.

3.1.2. Chiến lƣợc phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng

Phát triển du lịch Đà Nẵng phải gắn liền với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội toàn tỉnh và quy hoạch tổng thể du lịch cả nước, liên kết chặt chẽ với du lịch miền Trung – Tây Nguyên cà cả nước. Tiến hành đồng thời ba nhiệm vụ: Nâng cấp, phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch, đôn đốc hoàn thành các dự án du lịch đầu tư bằng nguồn vốn đã hội đã được phê duyệt nhằm tạo động lực cho phát triển du lịch. Đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch.Xây dựng văn minh du lịch, phát triển nhân lực du lịch.

Phát triển du lịch Đà Nẵng theo 3 hướng chính:

 Du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái:

+Phát triển du lịch biển tại cả 3 vùng du lịch: Non Nước - Ngũ Hành Sơn - Bắc Mỹ An; Mỹ Khê - Sơn Trà; Xuân Thiều - Nam Ô - Hải Vân. Bên cạnh đó, cần chú trọng các dịch vụ khác như thuyền buồm, lướt ván, câu cá thể thao trên biển, lặn biển, du thuyền ban đêm... hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Xem đây là là hướng đột phá để xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

+Tăng cường đầu tư, xây dựng Khu du lịch Bà Nà và vùng phụ cận trở thành khu nghỉ dưỡng núi đặc trưng, riêng có của thành phố. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái vùng Sơn Trà, Hải Vân, Đồng Nghệ - Phước Nhơn kết hợp với vùng Bạch Mã, Cù Lao Chàm tạo thành liên vùng du lịch sinh thái đa dạng và đặc sắc.

 Du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề:

+Tiếp tục nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, nâng cấp hệ thống đường kết hợp xây dựng Khu du lịch sinh thái sông Cổ Cò gắn với văn hoá Phật giáo tại

đây. Ngoài ra, phát triển du lịch văn hoá cần gắn với di tích văn hoá, lịch sử của các vùng phụ cận như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.

+ Khai thác thế mạnh của các làng nghề, làng quê phía Nam và phía Tây thành phố Đà Nẵng, sông Hàn, sông Trường Định..., tạo thêm sự phong phú hấp dẫn cho các chương trình du lịch tại Đà Nẵng.

 Du lịch công vụ, mua sắm, hội nghị - hội thảo: Đây là loại hình du lịch mới mà Đà Nẵng có lợi thế để phát triển nhằm thu hút nguồn khách công vụ trong và ngoài nước đến tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo, triển lãm kết hợp tham quan, nghỉ mát.

Chiến lược thị trường khách du lịch: nghiên cứu, xúc tiến thị trường để xác định đối tượng khách chủ lực của Đà Nẵng để có hướng đầu tư, khai thác hợp lý. Đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch quốc tế bằng cách mở đường bay trực tiếp, bên cạnh đó, khai thác tối ưu thị trường khách về Đà Nẵng tham dự những hội thảo lớn, những công trình lớn.

a.Mục tiêu chung

Đến năm 2020, Đà Nẵng là một trong 3 địa phương có hoạt động văn hoá - thể thao lớn nhất trong cả nước về cơ sở vật chất, chất lượng vận động viên. Tạo dựng một xã hội ổn định và phát triển trên cơ sở gia đình là hạt nhân. Xây dựng và phát triển thành phố thành một trong những trung tâm văn hóa của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, gắn phát triển du lịch với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Giá trị tăng thêm của ngành văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2011- 2020 tăng bình quân 18,8%. Nâng tỷ trọng ngành văn hóa, thể thao và du lịch trong cơ cấu kinh tế của thành phố từ 6,56% năm 2010 lên 7,97% vào năm 2015 và 11,12% vào năm 2020.

b.Mục tiêu cụ thể

Số lượt khách đến Đà Nẵng đến năm 2015 ước đạt khoảng 3,5 triệu lượt khách và đến năm 2020 đạt 8,1 triệu lượt khách, tốc độ tăng trung bình hàng năm giai đoạn 2011 - 2020 đạt 18,37%. Trong đó, khách quốc tế khoảng 700 ngàn lượt khách vào năm 2015 và 1,4 triệu lượt khách vào năm 2020, điều đó được thể hiện rõ qua bảng 3.2.

Bảng 3.2: Mục tiêu thu hút khác du lịch cảu thành phố Đà Nẵng năm 2020

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2020

1 Tổng số khách Ngìn lượt khách 8.100

2 Khách quốc tế Ngìn lượt khách 1.400

Ngày lưu trú trung bình Ngày 3,5

3 Khách nội địa Lượt khách 6.700

Ngày lưu trú trung bình Ngày 3,2

(Nguồn Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng)

Theo như bảng số liệu 3.2 này, mục tiêu ngày lưu trú trung bình của du khách đến Đà Nẵng tới năm 2020 cần đạt được là 3,5 ngày đối với khách quốc tế và 3,2 ngày đối với khách nội địa. Nhu cầu lưu trú của khách nội địa và quốc tế ngày càng tăng lên, buộc Đà Nẵng phải có chính sách mở rộng quy mô khách sạn, cũng như các cơ sở kinh doanh du lịch, bên cạnh đó, điều quan trọng nhất là đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch hiện tại và tương lai.

Doanh thu du lịch hàng năm đều tăng lên và đều có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn. Số liệu 3.3 thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 3.3: Mục tiêu doanh thu du lịch thành phố Đà Nẵng năm 2020

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2020

1 Doanh thu Tỷ đồng 3.100 10.100

2 Đóng góp vào ngân sách % 14,7 19,8

Thông qua bảng số liệu 3.3, cho ta thấy doanh thu chuyên ngành du lịch đạt 3,1 ngàn tỷ đồng vào năm 2015 và đến năm 2020 tăng lên đến 10,1 ngàn tỷ đồng. Giá trị tăng thêm lĩnh vực du lịch vào năm 2010 đạt 1,5 ngàn tỷ đồng; đến năm 2020 đạt 13,86 ngàn tỷ đồng, chiếm 9,25% GDP của thành phố, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt từ 17-18%/ năm.

Doanh thu tăng đi đôi với số khách du lịch tăng, và kế hoạch nơi lưu trú du lịch cho du khách đến Đà Nẵng cũng tăng, mục đích phục vụ tốt và đáp ứng nhu cầu được nghỉ dưỡng tại những nơi sạch đẹp, đầy đủ tiện nghi và chất lượng phục vụ tốt. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu 3.4 sau :

Bảng 3.4: Mục tiêu phát triển cơ sở lưu trú du lịch thành phố Đà Nẵng năm 2020

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2020

1 Số cơ sở lưu trú Cơ sở 802 911

2 Số buồng Buồng 20.050 22.456

3 Số giường Giường 29.950 33.035

(Nguồn Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng)

Qua bảng số liệu 3.4 ta nhận thấy, tốc độ tăng trưởng được dự đoán đến năm 2020 sẽ là trên 12%, nhằm đáp ứng số lượng khách du lịch ngày càng đông đến với Đà Nẵng.

3.1.3. Các yêu cầu khi phát triển nguồn nhân lực

Đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực cho ngành du lịch phù hợp với mô hình kinh doanh và nhu cầu nhân lực.

Thực hiện tuyển dụng và sử dụng nhân lực ngành du lịch theo đúng năng lực chuyên môn để có thể phát huy tốt năng lực của nguồn nhân lực trong quá trình làm việc.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính năng động của cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch. Mở rộng và cân đối quy mô đào tạo theo các bậc học,

ngành học nhằm đáp ứng đúng yêu cầu đa dạng về nguồn nhân lực để thực hiện tốt hoạt động kinh doanh du lịch thành phố Đà Năng.

Đặc biệt quan tấm đến chính sách đãi ngộ, chính sách thu hút phù hợp để phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch: lương, phụ cấp,…

3.2. CÁC GIẢI PHÁP

3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực,hoạch định nguồn nhân lực du lịch

Cơ sở xây dựng giải pháp: căn cứ từ thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực thiếu hụt lực lượng lao động, phân bổ lực lượng lao động bất hợp lý theo từng mảng ngành du lịch và theo địa phương, trình độ nhân lực thấp, căn cứ vào dự báo nhu cầu nguồn nhân lực đến năm 2020. Đây là những yếu tố cơ bản để đề ra giải pháp.

Đến nay trên địa bàn tỉnh có trên 435 khách sạn, trong đó có 09 khách sạn 5 sao, 04 khách sạn 07 sao, 37 khách sạn 03 sao, 54 khách sạn 02 sao và 84 khách sạn 01 sao, và 244 khách sạn chưa sếp hạng với tổng số 9660 phòng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 72 đơn vị kinh doanh lữ hành.

Do vậy, việc tăng cường số lượng lao động trong ngành du lịch là cấp bách và cần thiết. Theo đó, cần tiến hành các nội dung sau:

Có chính sách cụ thể để thu hút nhân tài từ các khách sạn lớn trong nước và đặc biệt là người tài ở Đà Nẵng đang làm ở nơi khác.

Có biện pháp hữu hựu để tuyển dụng, thu hút học sinh tốt nghiệp từ các trường đại hoc, cao đẳng về làm việc tại thành phố Đà Nẵng. Đội ngũ nhân viên trẻ trung năng động, nhiệt tình sẽ mang lại hiệu quả công việc cao hơn với nhiều sự sáng tạo mới.

Về lâu dài phải xác định kế hoạch và chuẩn bị nhân sự cho từng loại công việc cụ thể của từng dự án, nhằm chủ động nguồn nhân lực khi hoàn

thành dự án. Và sự chuẩn bị này giúp cho hiệu quả hoạt động cao hơn và tận dụng được mọi nguồn lực có thể.

Mỗi doanh nghiệp khách sạn, khu du lịch đều phải kế hoạch thu hút và bồi dưỡng nhân viên của mình để phù hợp với sự phát triển từng ngày của của đơn vị cũng như đáp ứng đúng nhu cầu của ngành du lịch đề ra.

Mục tiêu cụ thể được thông qua bảng số liệu 3.5 dưới dây :

Bảng 3.5: Mục tiêu phát triển lao động du lịch thành phố Đà Nẵng năm 2020

(ĐVT: người)

TT Chỉ tiêu 2020

1 Lao động trực tiếp 24.000

2 Lao động gián tiếp 48.000

3 Tổng số lao động 72.000

(Nguồn Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng)

Thông qua bảng số liệu 3.5, ta thấy mục tiêu về lao động, việc làm: đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động đến năm 2020 giải quyết việc làm cho 72.000 lao động ngành du lịch.

3.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch là vấn đề đầu tiên, chiếm nội dung và vị thế cực kỳ quan trọng không chỉ các cơ sở đào tạo, của ngành du lịch mà là của toàn xã hội. Bằng những bước đi và biện pháp thích hợp với từng thời đoạn, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đang từng bước được hoàn thiện và nâng cao.

Khác với những ngành kinh tế khác, ngành du lịch phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người. Chất lượng lao động trực tiếp thể hiện chất lượng của dịch vụ du lịch và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, nguồn lao động trong ngành du lịch ở Đà Nẵng

đang trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu, thừa lao động lớn tuổi, chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu lao động được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ. Trong khi ở vào giai đoạn hiện nay, lao động trong ngành du lịch bên cạnh chuyên môn, nghiệp vụ, còn phải có kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thuyết phục khách hàng, vừa phải có phẩm chất đạo đức và lòng yêu nghề, tạo uy tín đối với khách hàng. Để đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn lao động cần phải tiến hành điều tra, thống kê phân tích lao động trực tiếp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố đà nẵng (Trang 88)