Trình độ nhận thức của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố đà nẵng (Trang 79 - 83)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.2.4. Trình độ nhận thức của nguồn nhân lực

Để nâng cao năng lực của đội ngũ NNL, ngoài việc tăng cường trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng thì một yếu tố có vai trò quan trọng nữa đó là nâng cao nhận thức cho người lao động. Nhận thức đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tính tích cực, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động.

Đại đa số nguồn nhân lực du lịch đã nhận thức được tầm quan trọng của ngành du lịch, xem du lịch là một ngành nghề hướng tới cái đẹp, cái hoàn mỹ. Nhận thức được tính chất của người làm du lịch là phải chịu thương chịu khó, kiên nhẫn, luôn đặt khách hàng lên hàng đầu,…đã có thái độ làm việc tích cực và đúng đắn. Nguồn nhân lực luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của đồng nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc được giao, khắc phục hoàn cảnh khó khăn để hoàn thành công việc.

Sự nhận thức đúng đắn của nguồn nhân lực du lịch được biểu hiện qua các thái độ, mức độ hài lòng của khách hàng. Cụ thể thông qua bảng số liệu 2.13 bên dưới:

Bảng 2.14. Mức độ hài lòng của khách hàng về thái độ phục vụ của nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Đà Nẵng STT Phân nhóm Số lượng khảo sát Mức độ hài lòng Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng 1 Lao động trong các cơ sở

lưu trú du lịch 100 X 2 Lao động trong các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển khách du lịch 100 X

3 Lao động trong các khu du lịch, điểm du lịch

100 X

4 Lao động khác 100 X

(Nguồn: Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng)

Thông qua bảng số liệu 2.13, ta có thể nhận thấy rằng: đa số khách du lịch đều hài lòng với các dịch vụ cũng như thái độ phục vụ của đội ngũ nhân lực ngành du lịch thành phố Đà Nẵng, điều này chứng tỏ nhận thức về tầm quan trọng ngành du lịch trong nền kinh tế hiện nay rất tích cực và đúng đắn, người lao động đã yêu nghề và tâm huyết với ngành nghề để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Tuy nhiên, số lao động nhật thức đúng về ngành du lịch chiếm tỷ số không nhiều, đa số chỉ xem như một việc làm phụ để chờ đợi thời cơ công việc tốt hơn. Một bộ phận dân số không đánh giá cao người hoạt động trong

nghành du lịch, xem đó như một công việc kiếm tiền chứ không phải là nghề, thiếu sự yêu nghề, thiếu tâm huyết và sẵn sàng từ bỏ.

2.2.5. Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực

Động lực thúc đẩy có tác dụng chi phối, thúc đẩy người ta suy nghĩ và hành động. Đó là sức mạnh bên trong thúc dẩy con người hoạt động, chỉ đạo hành vi và làm gia tăng lòng quyết tâm bền bỉ giành lấy mục tiêu.

Nếu bản thân ngành du lịch trong tỉnh có chính sách, phương pháp tạo ra động lực thúc đẩy NNL phù hợp, thì người lao động sẽ sẵn sàng dồn tâm trí, sức lực theo đuổi mục tiêu của ngành du lịch để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

Nâng cao động lực thúc đẩy có ý nghĩa quan trọng đối với chính bản thân người lao động cũng như đối với sự phát triển lâu dài, bền vững của ngành du lịch thành phố Đà Nẵng, tạo ra sự gắn bó giữa ngành với nguồn nhân lực trong ngành.

Để phát triển nguồn nhân lực thì cần phải quan tâm đến động cơ thúc đẩy người lao động, chính nâng cao động lực sẽ thúc đẩy người lao động khắc phục khó khăn, vượt qua hoàn cảnh,..vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đánh giá được thực trạng về động cơ thúc đẩy người lao động cần xem xét các nội dung như: thực trạng về tiền lương, thực trạng về yếu tố tinh thần, thực trạng về điều kiện làm việc của người lao động,...

Trong thời gian qua, Đà Nẵng đã có những chính sách, chế độ dành cho đội ngũ lao động hoạt động trong ngành du lịch tiêu biểu như: chế độ tiền lương, chính sách đi học nơi khác về phát triển tỉnh nhà,....

Tiền lương là vấn đề cốt lõi của mọi nguồn lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Bên cạnh tiền lương cơ bản, các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh nói riêng và toàn tỉnh nói chung đã có những hỗ trợ khác nhằm tăng thu

nhập cho nhân viên, cho người lao động như: tiền phụ cấp, tiền thưởng,... cụ thể điều này được thể hiện trong bảng số liệu 2.14 dưới đây:

Bảng 2.15. Thực trạng thu nhập của người lao động ngành du lịch bình quân tháng tại thành phố Đà Nẵng

(ĐVT: VNĐ)

Phân nhóm 2015

1. Lao động trong các cơ sở lưu trú du lịch 4.400.000 2. Lao động trong các doanh nghiệp lữ hành, vận

chuyển khách du lịch 4.120.000

3. Lao động trong các khu du lịch, điểm du lịch 4.000.000

4. Lao động khác 4.100.000

(Nguồn: Sở Công thương thành phố Đà Nẵng)

Thông qua bảng số liệu 2.14, cho thấy thu nhập của người lao động ngành du lịch Đà Nẵng ở mức trung bình, đủ để người lao động chi tiêu. Điều này cho thấy, du lịch ngày càng phát triển, chính sách lương bổng, chế độ thưởng, trợ cấp dành cho người lao động được ngành nghề, địa phương quan tâm nhiều hơn.Tuy nhiên, thu nhập ngành du lịch vẫn thấp hơn so với các ngành khác.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng và ngành du lịch nói chung tại thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chế độ đãi ngộ: bảo hiểm, chế độ ăn uống theo giờ giấc, hỗ trợ tiền xăng xe đi lại,...thì lương bổng đã được xem xét và cải thiện. Một số cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch từng bước cải thiện chế độ, chính sách, đãi ngộ,…cho lực lượng lao động. Môi trường lao động chuyên nghiệp, an toàn là tiêu chí mà các doanh nghiệp cũng như trên toàn tỉnh đều đang rất quan tâm. Môi trường tốt tạo sự chuyên nghiệp và làm việc tốt đến mỗi nhân viên. Các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đang ngày càng tiến hành cải cách môi trường làm việc và cơ sở

vật chất, nhằm tạo thuận lợi cho người lao động làm việc, cũng như tạo sự yêu thích trong khách hàng.

Văn hóa doanh nghiệp được hình thành từ ngay ngày đầu của mô doanh nghiệp du lịch nói riêng và ngành du lịch nói chung, nó đánh dấu sự thành công hay thất bại trong việc đào tạo NNL. Tuy nhiên việc xây dựng văn hóa trong tổ chức, đơn vị chưa được chú trọng và phát triển. Điều nay gây khó khăn cho lao động phát triển theo chiều hướng tốt.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố đà nẵng (Trang 79 - 83)