Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố đà nẵng (Trang 33 - 35)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực

Theo nghĩa hẹp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động được hiểu là cấp bậc đào tạo hay trình độ chuyên môn được đào tạo để người lao động thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do tổ chức phân công.

Theo nghĩa rộng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động là toàn bộ những năng lực ( kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi) của một lĩnh vực cụ thể nằm vững được bởi cá nhân người lao động, sự phối hợp những năng lực đó hợp thành tổng thể thống nhất cho phép thực hiện một số công

việc hoặc hoạt động cụ thể cho một phạm vi nghề nghiệp nhất định. Như vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ không chỉ thuần túy là kiến thức chuyên môn, mà nó bao gồm các kiến thức về văn hóa, tâm lý, xã hội, nghiệp vụ du lịch, tin học, ngoại ngữ,…Do vậy, bên cạnh việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học,…), việc mở các lớp bồi dưỡng về kiến thức xã hội, văn hóa, nghiệp vụ,… là rất cần thiết để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động.

Việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực thực chất là quá trình nâng cao trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực. Kiến thức học vấn là những kiến thức phổ thông mà con người hiểu biết về tự nhiên và xã hội, là cơ sở quan trọng để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, bên cạnh đó còn thay đổi hành vi thái độ của con người.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật nó là cấp bậc đào tạo hay trình độ chuyên môn được đào tạo để người lao động thực hiện nhiệm vụ được giao. Hiểu một cách rộng hơn trình độ chuyên môn bao gồm những kiến thức về văn hóa, tâm lý, xã hội, tín ngưỡng, tin học, ngoại ngữ, v.v… Do đó, quá trình nâng cao trình độ người lao động cần chú ý đến tất cả các vấn đề trên.

Để tiếp thu được sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ ngày nay thì đòi hỏi nguồn nhân lực phải có đầy đủ kiến thức học vấn và trình độ chuyên môn cao. Trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định hàng đầu viêc sản xuất ra của cải vật chất, sức cạnh tranh và triển vọng phát triển. Do đó, phát triển kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển kiến thức nguồn nhân lực cần phải: thông qua hoạt động giáo dục và đào tạo làm nền tảng để người lao động phát triển kỹ năng và nhận thức trong lao động sáng tạo, hiệu quả.

Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kiến thức chuyên môn:

Số lượng người lao động được đào tạo hàng năm.

Sự gia tăng của số người được đào tạo qua các năm.

Tốc độ phát triển của trình độ đào tạo.

Cơ cấu NNL theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Biến động của cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ đào tạo qua các năm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố đà nẵng (Trang 33 - 35)