Phát triển trình độ nhận thức của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố đà nẵng (Trang 100 - 129)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Phát triển trình độ nhận thức của nguồn nhân lực

Nâng cao công tác tuyên truyền về lợi ích và sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch nhằm hướng nguồn nhân lực có nhận thức đúng đắn để thực hiện công việc có tâm huyết và tốt hơn.

Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và sự cần thiết phải phát triển du lịch cũng như đóng góp, tác động tích cực của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng.

Tổ chức các chương trình tuyên truyền giáo dục nhận thức cộng đồng về vai trò, vị trí của du lịch tại khu vực trọng điểm phát triển du lịch.

Mở các lớp đào tạo văn minh du lịch tại các khu điểm du lịch để đào tạo nâng cao nhận thức về văn minh du lịch cho các cấp chính quyền và nhân dân địa phương nhằm góp phần làm trong sạch môi trường du lịch tại các khu điểm du lịch.

Tuyên truyền và giáo dục ý thức cộng đồng cho người trực tiếp tham gia các hoạt động liên quan đến du lịch tại các khu, điểm du lịch theo quy hoạch của thành phố về văn hóa giao tiếp, thái độ ân cần, niềm nở, tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách, giữ gìn môi trường du lịch xanh, sạch đẹp tạo vẻ mỹ quang tại điểm du lịch.

3.2.5. Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực

Xây dựng kế hoạch tuyển chọn, cử các cán bộ trẻ đi học tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch ở trong và ngoài nước để sử dụng trong lâu dài và có những chính sách đãi ngộ hợp lý đối với lực lượng nguồn nhân lực này

Mở rộng giao lưu hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với các tổ chức quốc tế.

Tình trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành du lịch hiện nay của tỉnh phần lớn là do chính sách, chế độ đãi ngộ, chế độ thu hút chưa thực sự hấp dẫn. Do

đó, để có được nhân lực du lịch bổ sung với chỉ tiêu và kế hoạch đề ra thì tỉnh cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng và xem đây là một trong những khâu quan trọng về phát triển nguồn nhân lực.

Mục tiêu của giải pháp: thu hút được đội ngũ lao động có chất lượng, sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động.

Nội dung của giải pháp

+ Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng: Các đơn vị sử dụng lao động cần dựa trên cơ sở các qui chế, chính sách về tuyển dụng lao động, qui định về tiêu chuẩn nhân viên của nhà nước, của ngành để xây dựng các qui định, chính sách và tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

Mỗi bộ phận trong đơn vị cần hoạch định cho mình kế hoạch tuyển dụng kèm theo tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, kinh nghiệm, ngoại ngữ, sức khoẻ, độ tuổi và hình thức.

Mọi thông tin tuyển dụng, chế độ ưu tiên… cần được thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Quá trình thi tuyển phải được giám sát chặt chẽ và bảo đảm tính công bằng.

+ Sử dụng lao động hợp lý: Vị trí làm việc là một động lực thúc đẩy người lao động vận dụng được khả năng trí tuệ của họ vào công việc mà họ đang đảm nhiệm. Phải xem xét, đánh giá trình độ chuyên môn của người lao động để bố trí đảm bảo “đúng người đúng việc”. Việc bố trí người lao động phải căn cứ vào tình hình thực tế về công việc, sao cho khối lượng công việc mà mỗi cá nhân đảm đương phù hợp với khả năng thực tế của họ. Cần mạnh dạn giao công việc cũng như quyền hạn và trách nhiệm cho nhân viên để họ có thể độc lập tự chủ trong công việc.

+ Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động: Hoàn thiện công tác tiền lương của doanh nghiệp thông qua việc lựa chọn

được hình thức trả lương hợp lý vừa khuyến khích được người lao động vừa bảo đảm các mục tiêu kinh doanh, phát triển. Hình thức trả lương hiện nay phù hợp nhất là hình thức khoán theo doanh thu hoặc thu nhập. Đối với người lao động có thời gian gắn bó lâu dài với doanh nghiệp thì nên sử dụng hệ số lương theo thâm niên trong quá trình tính lương

+ Phát triển các hình thức thưởng và đãi ngộ khác đối với người lao động như: Thưởng đối với những nhân viên cung cấp đươc các dịch vụ có chất lượng cho khách hàng như được khách hàng khen ngợi; thưởng cuối năm, thưởng hoàn thành vượt kế hoạch, thưởng sáng kiến…

+ Chế độ thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao: Đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, cần có chính sách ưu đãi mạnh như tuyển dụng ngay dù chưa có biên chế, có chính sách về chỗ ở, môi trường và điều kiện làm việc trong khuôn khổ thẩm quyền và điều kiện có thể mà không làm xáo trộn nguồn nhân lực hiện có.

+ Có kế hoạch tuyển chọn, cử các cán bộ trẻ đi học tập tại các cơ sở đào tạochuyên ngành du lịch ở trong và ngoài nước để sử dụng trong lâu dài và có những chính sách đãi ngộ hợp lý đối với lực lượng nguồn nhân lực này.

+ Mở rộng giao lưu hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với các tổ chức quốc tế. Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo khoa học công nghệ cần chủ động đề xuất những kế hoạch cụ thể về việc hợp tác giáo dục - đào tạo khoa học công nghệ của khu vực với quốc tế. Ngoài việc kiểm tra giám sát, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần có sự hướng dẫn, tư vấn cho các cơ sở giáo dục đào tạo và doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách thông thoáng trong việc hợp tác.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Đà Nẵng, đề tài có một số điểm cần chú ý:

 Nguồn nhân lực được xem là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Quy mô và chất lượng lao động ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

 Thành phố Đà Nẵng đang trên đà mở cửa và đang có cơ hội lớn về phát triển du lịch. Việc mở rộng về quy mô song hành cùng việc nâng cao chất lượng nhân lực ngành du lịch là điều mà thành phố Đà Nẵng đã và đang hết sức quan tâm. Nhưng điều này vẫn còn hạn chế không những về số lượng mà còn chất lượng. Chưa tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng nhân lực du lịch hiện có, dẫn đến nguồn nhân lực du lịch thành phố Đà Nẵng dường như vẫn còn thấp so với sự mong đợi của ngành du lịch của thành phố.

 Luận văn đã góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận của phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch. Từ đó tìm hiểu, phân tích làm rõ thực trạng việc phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Đà Nẵng. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng và nghị quyết, các đề án về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tại thành phố Đà Nẵng nhằm đè ra một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch.

2. Kiến nghị

Phát triển nguồn nhân lực du lịch là yếu tố quyết định đến sự nghiệp phát triển ngành Du lịch trong thời đại mới. Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá, phát triển nguồn nhân lực du lịch phải đáp ứng yêu cầu quốc tế, từng bước đạt những tiêu chuẩn chung và được thừa nhận trong khu vực và thế giới.Phát triển nguồn nhân lực du lịch phải xuất phát từ công cuộc đổi mới, phát huy thành tựu của đổi mới, gắn với Chiến lược phát triển Du lịch và Quy

hoạch phát triển nhân lực du lịch của cả nước và từng địa phương trong thành phố Đà Nẵng, phục vụ đắc lực cho việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của mỗi địa phương và Đà Nẵng, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế sâu và toàn diện.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch là trách nhiệm của toàn xã hội. Nhà nước, nòng cốt là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Chính quyền của các địa phương trên địa bàn thành phố, có trách nhiệm quản lý và tạo điều kiện cho đào tạo và sử dụng hiệu quả nhân lực du lịch; cơ sở đào tạo du lịch phải có trách nhiệm cung cấp nhân lực đạt yêu cầu thị trường và doanh nghiệp du lịch phải sử dụng hợp lý và hiệu quả lao động du lịch. Phải huy động mọi nguồn lực ưu tiên đặc biệt cho phát triển nguồn nhân lực du lịch nhằm tạo ra một sự phát triển vượt bậc của nguồn nhân lực du lịch trong thời gian tới. Phát triển nguồn nhân lực du lịch sẽ là yếu tố quyết định đến sự nghiệp phát triển ngành du lịch trong thời đại mới.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch phải xuất phát từ công cuộc đổi mới, phát huy thành tựu của đổi mới, gắn với Chiến lược phát triển Du lịch và Quy hoạch phát triển nhân lực du lịch của cả nước và từng địa phương trong thành phố Đà Nẵng, phục vụ đắc lực cho việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020 của mỗi địa phương và cả tỉnh, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế sâu và toàn diện.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch là trách nhiệm của toàn xã hội. Nhà nước, nòng cốt là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Chính quyền của thành phố, có trách nhiệm quản lý và tạo điều kiện cho đào tạo và sử dụng hiệu quả nhân lực du lịch; cơ sở đào tạo du lịch phải có trách nhiệm cung cấp nhân lực đạt yêu cầu thị trường và doanh nghiệp du lịch phải sử dụng hợp lý và hiệu

quả lao động du lịch, khuyến khích và chủ động tích cực tham gia vào quá trình phát triển nguồn nhân lực du lịch tại doanh nghiệp và mạng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch. Thúc đẩy xã hội hoá giáo dục-đào tạo và thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, theo nhu cầu thị trường, nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của người học, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người, nhất là những người làm du lịch và có nhu cầu làm du lịch.

Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá, phát triển nguồn nhân lực du lịch phải đáp ứng yêu cầu quốc tế, từng bước đạt những tiêu chuẩn chung và được thừa nhận trong khu vực và thế giới, tạo tiền đề cho tự do di chuyển lao động quốc tế. Do vậy đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch phải có chất lượng cao được khu vực và quốc tế công nhận rộng rãi. Vì thế đòi hỏi cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch trong Vùng phải được đầu tư hiện đại tầm cỡ khu vực và quốc tế; hoạt động đào tạo du lịch vươn khỏi phạm vi mỗi địa phương, từng vùng và quốc gia.

Để các giải pháp trên có tính khả thi, có thể áp dụng và đem lại hiệu quả như mong muốn, Luận văn xin kiến nghị một số vấn đề sau:

Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

 Bộ cần phối hợp với Bộ VH - TT & DL quy định mục tiêu, chương trình, nội dung, giáo trình trong các cơ sở giáo dục và đào tạo du lịch; chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hệ thống trường đào tạo du lịch ở các cấp đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.

 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật cho phép các cơ sở đào tạo trong nước có thể hợp tác chặt chẽ với các đối tác nước ngoài trong công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch.

 Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng du lịch bảo đảm sự cân đối giữa các cấp bậc đào tạo, ngành nghề và phân bổ hợp lý giữa các vùng miền trên cơ sở phối hợp liên ngành và địa phương.

 Các địa phương cần hoàn thành sớm công tác điều tra, đánh giá nguồn nhân lực du lịch và xây dựng chiến lược, chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch; nghiên cứu, ban hành các chính sách, tiêu chuẩn liên quan tới thu hút, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch chất lượng.

 Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ,TB&XH) cần phối hợp với Tổng cục du lịch thực hiện công tác đánh giá và dự báo nhu cầu lao động trong ngành du lịch, trên cơ sở đó xây dựng chương trình đào tạo nghề cho người lao động. Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp có tổ chức đào tạo nghề cho người lao động, cho phép các cơ sở đào tạo nghề tại các doanh nghiệp được phép chiêu sinh đào tạo ngoài chỉ tiêu của Nhà nước, có thu phí theo quy định của Nhà nước và được miễn thuế dạy nghề.

 Bộ VH - TT & DL cần tiến hành rà soát tổng thể các nhu cầu về đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động trong ngành du lịch, hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch. Xây dựng Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của cả nước đến năm 2020 làm cơ sở để các địa phương, khu vực xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch cho địa phương, khu vực của mình. Hỗ trợ các cơ sở đào tạo du lịch trong cả nước có điều kiện tham gia và hợp tác với các trường, viện, các cở sở đào tạo du lịch của nước ngoài nhằm mục đích giúp cho các cơ sở đào tạo trong nước có thể trao đổi và học tập kinh nghiệm và tăng cường năng lực giảng dạy và học tập trong đào tạo du lịch.

 Kiến nghị UBND thành phố nghiên cứu đề xuất với Bộ Nội vụ bổ sung đủ lực lượng làm công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực nói chung nguồn nhân lực ngành du lịch nói riêng trên địa bàn tỉnh, tránh tình trạng kiêm

nhiệm. Đồng thời, phát huy hơn nữa vai trò của Sở quản lý du lịch trong việc quản lý phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch. Chỉ đạo các cấp các ngành phối hợp với ngành Văn hoá, Thể thao và du lịch trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch.

Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch

 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nguồn nhân lực, đổi mới tư duy về quản trị NNL, tăng tỷ lệ đầu tư cho công tác ĐT và phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, đồng thời có chính sách cử cán bộ chủ chốt đi đào tạo tại các trường trong nước và nước ngoài. Đối với các cơ sở thuê quản lý nước ngoài cần có kế hoạch đào tạo quản trị viên cấp cao người Việt để dần thay thế người nước ngoài.

 Hình thành đội ngũ đào tạo viên tại doanh nghiệp và áp dụng quy trình đào tạo, bồi dưỡng tại doanh nghiệp đã được Tổng cục du lịch hướng dẫn; nghiên cứu áp dụng các mô hình mới về quản trị NNL đang được áp dụng có hiệu quả tại các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài.

 Thường xuyên phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch trong các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn công việc, xây dựng chương trình đào tạo, triển khai thực hiện các hoạt động tại trường tại doanh nghiệp, đánh giá các sản phẩm đào tạo và chất lượng NNL,…

 Cung cấp các thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động, đưa thông tin đó lên trang Web của tỉnh và của ngành du lịch.

 Thường xuyên khảo sát, đánh giá đầy đủ về thực trạng lao động và sử dụng lao động cụ thể tại doanh nghiệp, chú trọng đào tạo lao động trực tiếp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố đà nẵng (Trang 100 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)