6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.1.4. Tình hình phát triển du lịch Đà Nẵng trong thời gian qua
Trong thời gian qua hoạt động du lịch đã mang lại những hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng rõ nét, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho xã hội. Nhìn lại năm 2015, ngành du lịch cả nước nói chung và du lịch Đà Nẵng nói riêng liên tiếp đối mặt với những thách thức, trở ngại như: giá cả thị trường leo thang, biến động giá vàng, giá cả sinh hoạt tăng cao, ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, các yếu tố bất lợi về thời tiết như lũ lụt, hạn hán… tác động không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như ngành du lịch thành phố Đà Nẵng.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực hết mình của toàn ngành, sự quan tâm sâu sát của cơ quan quản lý nhà nước và sự năng động sáng tạo của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, có thể nói ngành du lịch Đà Nẵng trong năm 2015 đã gặt hái được những thành quả đáng khích lệ.
Phát triển du lịch Du lịch liên quan đến việc phát triển đồng bộ nhiều ngành nghề khác. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển đồng bộ này, những năm vừa qua lãnh đạo thành phố cũng đã thực hiện việc phát triển và mở rộng một số ngành nghề có liên quan như: mở rộng sân bay Đà Nẵng, tăng cường thêm các chuyến bay trong ngày, mở thêm đường bay, mở rộng tuyến đường quốc lộ 1A và quốc lộ 14B nối liền các Tỉnh Tây Nguyên và miền trung; phát triển Đà Nẵng thành khu kinh tế trọng điểm miền trung; xây dựng mới và tu sửa một số địa điểm và di tích tham quan,...
Trong thời gian tới. Đặc biệt, trong năm 2015, thành phố đã đề nghị xem xét đầu tư nâng cấp Bảo tàng thành phố và thu hút đầu tư vào nhiều địa điểm du lịch như suối nước nóng Thần Tài, công viên Asian Park....
Hoạt động du lịch của Đà Nẵng trong thời gian qua hết sức sôi động. Trong năm 2015, thành phố Đà Nẵng đón được 3.664 nghìn lượt khách (tăng 10,6% so với năm 2014). Trong đó, có 652 nghìn lượt khách quốc tế (tăng 12,3%) và 3.012 nghìn lượt khách nội địa (tăng 10,3%).
Bảng 2.6: Khách du lịch đến Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2015 ĐVT: nghìn lượt khách Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Khách quốc tế 290 401 409 595 531 652 Khách nội địa 1.206 1.826 2.161 2.348 2.928 3.012 Tổng số 1.499 2.227 2.570 2.943 3.459 3.664
Phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng đang ngày càng lớn mạnh, thu hút rất nhiều khách nội địa cũng như khách nước ngoài. So với các tỉnh thuộc khu vực Duyên hải miền Trung thì Đà Nẵng có chỉ số phát triển du lịch cao.
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu về phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng so với các tỉnh lân cận
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2015
1 Đà Nẵng
1.1 Tổng số khách du lịch Ngìn lượt khách 3.664
Trong đó: khách quốc tế Ngìn lượt khách 652
1.2 Doanh thu du lịch Tỷ Đồng 5.212
2 Quảng Nam
2.1 Tổng số khách du lịch Ngìn lượt khách 3.940
Trong đó: khách quốc tế Ngìn lượt khách 620
2.2 Doanh thu du lịch Tỷ Đồng 2.570
3 Thừa Thiên Huế
3.1 Tổng số khách du lịch Ngìn lượt khách 1717
Trong đó: khách quốc tế Ngìn lượt khách 581
3.2 Doanh thu du lịch Tỷ Đồng 3.000
(Nguồn niêm giám thống kê Tp.Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Thừa Thiên
Huế 2015)
Bảng số liệu 2.6, cho thấy tổng số khách du lịch đến Đà Nẵng cao hơn gấp đôi Thừa Thiên Huế, đăc biệt lượng khách quốc tế đến với Đà Nẵng cao hơn so với Quảng Nam và Thừa Thiên Huế. Ngoài ra tổng số doanh thu du lịch cũng cao hơn rất nhiều so với Quảng Nam và Thừa Thiên Huế. Điều này chứng tỏ Đà Nẵng là một trong những tỉnh ở miền Trung có du lịch phát triển mạnh, và là một ngành mũi nhọn của nền kinh tế tỉnh hiện nay.
Sự phát triển của ngành du lịch được đo bằng doanh thu mà ngành du lịch mang lại hàng năm. Doanh thu ngành du lịch thành phố Đà Nẵng tăng qua từng giai đoạn, từng năm. Với số lượng khách du lịch ngày càng tăng,
nhiều khách sạn và nhà hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng đã góp phần mang lại sự phát triển vững mạnh cho ngành du lịch tỉnh nhà. Cụ thể thông qua bảng số liệu 2.7 bên dưới:
Bảng 2.8: Doanh thu du lịch Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2015
ĐVT:triệu đồng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh thu từ dich vụ lưu trú và ăn uống 714.785 935.203 1.586.515 2.130.343 3.190.034 4.188.825 Doanh thu từ dịch vụ lữ hành 379.911 813.836 621.361 686.655 987.086 1.022.752 Tổng số 1.094.696 1.749.039 2.207.876 2.816.998 4.177.120 5.211.577
(Nguồn niêm giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2015)
Thông qua bảng số liệu 2.7, doanh thu về lưu trú và ăn uống là tăng mạnh nhất trong những năm gần đây (lưu trú và ăn uống tăng 30%, trong khi dịch vụ lữ hành chỉ tăng hơn 3%), chứng tỏ chất lượng dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng ngày càng tăng tuy nhiên chất lượng lũ hành vẫn còn nhiều vướng mắt. Danh thu chung toàn ngành du lịch tăng với tốc độ đều. Cụ thể thông qua biểu đồ 2.1 sau:
Biểu đồ 2.1. Doanh thu du lịch Đà Nẵng từ năm 2010– 2015
0 2000000 4000000 6000000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh thu du lịch
Doanh thu du lịch thành phố Đà Nẵng tăng đều qua các năm và giai đoạn 2010-2011 và giai đoạn 2014-2015 tăng vượt bậc hơn so với các năm trước. Giai đoạn 2010-2011 tăng 1.6 lần, 2012-2013 tăng 1.3 lần, 2014-2015 tăng 1.4 lần, năm 2015 tăng gấp 4.8 lần so với năm 2010. Điều này cho ta thấy được tầm quan trọng, sự phát triển mũi nhọn của ngành du lịch tại thành phố Đà Nẵng.
Ngành du lịch được thành phố ta xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng của địa phương. So với các ngành kinh tế khác, du lịch là ngành kinh tế còn non trẻ nhưng tốc độ phát triển khá nhanh, đặc biệt nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên Đà Nẵng ngày càng tăng.
Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, ngành du lịch của thành phố Đà Nẵng không ngừng tăng trưởng, lớn mạnh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ buổi đầu thành lập với chỉ một vài doanh nghiệp du lịch năm 1976, đến nay toàn thành phố có hơn rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch, với trên 800 khách sạn lớn nhỏ, hơn 20 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, nhiều dự án đầu tư du lịch quy mô lớn đã và đang triển khai xây dựng... Hoạt động du lịch đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng rõ nét, đem lại diện mạo mới cho thành phố Đà Nẵng trên đà phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho xã hội. Đặc biệt, cùng với đó, đội ngũ nhân lực trong ngành du lịch cũng không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất và tinh thần, thái độ phục vụ ngày càng chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh du lịch mang tính cạnh tranh và hội nhập quốc tế ngày càng cao.
Nguồn nhân lực du lịch bao gồm nhiều bộ phận, vị trí công tác như: nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch; nguồn nhân lực trực tiếp kinh
doanh du lịch; các nguồn nhân lực liên quan khác... Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch của