Cơ cấu nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố đà nẵng (Trang 31 - 33)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực

Cơ cấu NNL được hiểu là tổng thể các mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận NNL trong tổng NNL và được biểu hiện thông qua các thành phần, tỷ lệ nhất định. Đây là khái niệm phản ánh số lượng và vai trò các bộ phận hợp

thành tổng NNL cùng mối quan hệ tương tác về thành phần, tỷ lệ giữa các bộ phận ấy trong tổng NNL.

Quy mô cơ cầu từng bộ phần của một ngành, địa phương được quyết định tùy thuộc khối lượng các công việc cần phải giải quyết và cách thức thực hiện chúng. Do đó, tùy thuộc vào quy mô của tổ chức, ngành, địa phương và các yếu tố thuộc điều kiện như đặc điểm công việc, trình độ nhân lực, mối quan hệ sở hữu của tổ chức, các chính sách kinh tế xã hội của ngành, địa phương, các quy định pháo luật, sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật, tư tưởng, tư duy của người quản lý để lựa chọn, xây dựng, chuyển dịch quy mô và cơ cấu từng bộ phận NNL trong tổng NNL cho phù hợp với mục tiêu tổ chức.

Việc xác định cơ cấu nguồn nhân lực rất quan trọng, bởi lẽ nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của tổ chức chỉ có thể được thực hiện thắng lợi khi cơ cấu nguồn nhân lực được xác định đúng đắn và phù hợp. Giảm tránh được tình trạng thiếu và thừa nhân lực cũng như xác định được vai trò của từng loại nhân lực nhằm phát huy hết tiềm năng vốn có và tránh lãng phí.

Một cơ cấu NNL hợp lý và tổ chức hoạt động tốt sẽ có tác dụng cộng hưởng làm tăng sức mạnh của tổ chức và của từng cá nhân để thực hiện mục tiêu đề ra. Cơ cấu các nhiệm vụ chỉ có thể hoàn thành khi có một cơ cấu lao động tương ứng, tránh tính trạng có bộ phận nhiều người nhưng ít việc và ngược lại. Do đó, phát triển NNL của mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ, mỗi tổ chức phải lựa chọn một cơ cấu hợp lý, phù hợp với yêu cầu, trình độ phát triển của mỗi giai đoạn. Vì vậy đòi hỏi phải xây dựng, dịch chuyển cơ cấu NNL một cách hợp lý, nhằm có được cấu trúc và mối quan hệ lao động theo những mục tiêu nhất định.

Xây dựng cơ cấu NNL tức là phải xây dựng cơ cấu NNL sao cho cơ cấu đó đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu chiến lược của tổ chức. Dịch chuyển cơ

cấu NNL là một quá trình nhằm làm thay đổi cấu trúc và mối quan hệ về lao động theo những mục tiêu nhất định. Thực chất đó chính là quá trình phân phối và bố trí NNL theo những quy luật, những xu hướng tiến bộ,…nhằm sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Việc xác định cơ cấu nguồn nhân lực xuất phát từ các căn cứ sau:

Các loại nhiệm vụ và qui mô của nhiệm vụ mà nguồn lực cần phải có.

Thời gian và mức độ hoàn thành công việc của nhân lực khi thực hiện nhiệm vụ.

Các điều kiện vật chất mà nguồn nhân lực có thể sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ.

Các tiêu chí đánh giá cơ cấu nguồn nhân lực bao gồm:

Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề;

Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi, giới tính;

Cơ cấu nguồn nhân lực theo lãnh thổ, đơn vị.

Như vậy, xác định cơ cấu nguồn nhân lực du lịch là xác lập mối quan hệ lao động hợp lý giữa du lịch và các ngành khác của nền kinh tế, và trong nội bộ ngành du lịch, phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển ngành du lịch và của cả nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố đà nẵng (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)