6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.3.1. Thành công và hạn chế
a.Thành công
Số lượng NNL du lịch tăng lên qua các năm, cả về lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Tỷ lệ tăng lên đều, đáp ứng được nhu cầu lao động về số lượng ngành du lịch hiện nay. Tỷ lệ khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Đà Nẵng ngày càng tăng lên, do đó, nguồn lao động tăng lên về chất lượng để phù hợp với nhu cầu khách du lịch ngày càng đông nhằm: phục vụ khách tốt hơn, dịch vụ mang lại hiệu quả hơn, giảm thiểu thời gian chờ đợi để được sủ dụng dịch vụ,... mang lại niềm tin cho khách du lịch cũng như sự tin tưởng vào sự phục vụ của NNL du lịch thành phố Đà Nẵng.
Mô hình quản trị nguồn nhân lực tiên tiến được các sở ban ngành, các cơ sở kinh doanh du lịch áp dụng trong các khâu tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực. Do đó, đội ngũ nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố hiện nay đã có sự chuyển biến rõ rệt, đổi mới, nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từng bước đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường.
Việc đào tạo tại trường phải gắn liền với thực tế trong các đơn vị kinh doanh du lịch. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có nhiều khách sạn lớn, quy
mô, nên học viên theo học ở trường có cơ hội được gửi đi thực tập tại các khách sạn, các đơn vị kinh doanh du lịch đó, nhằm có sơ hội sát với thực tế, tự tìm hiểu kinh nghiệm để làm việc hiệu quả hơn về sau.
Trình độ ngoại ngữ cho lao động trong lĩnh vực du lịch ngày càng được cải thiện. Ngoại trừ một số lao động tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ, phần lớn còn lại có trình độ ngoại ngữ tương đương bằng A, B tiếng Anh. Số lao động có 02 ngoại ngữ trở lên chỉ chiếm khoảng 4% tổng số lao động trong ngành. Đại đa số lao động đều biết sử dụng vi tính cho công việc.
Các kỹ năng phục vụ trong ngành du lịch đã được đào tạo và huấn luyện như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự chủ công việc, và một số kỹ năng khác, kỹ năng tin học.
Bên cạnh đó nguồn nhân lực đầu tư kinh doanh du lịch có sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng.
Bảng 2.16: Vốn đầu tư vào ngành du lịch thành phố Đà Nẵng từ năm 2012 đến năm 2015
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015
Vốn đầu tư vào dịch vụ lưu trú và
ăn uống 2.413.099 2.356.887 2.442.597 2.503.877
(Nguồn niêm giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2015)
Với việc có nhiều vốn đầu tư vào ngành du lịch làm cho nhiều khách sạn lớn, quy mô, nên học viên theo học ở trường có cơ hội được gửi đi thực tập nhằm có sơ hội sát với thực tế, tự tìm hiểu kinh nghiệm để làm việc hiệu quả hơn về sau.
Bảng 2.17: Số cơ sở lưu trú trên thành phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2015 Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Số lượng cơ sở lưu trú Cơ sở 2.506 7.767 7.674 7.927 8.090 820 Số buồng Buồng 10.313 11.323 12.953 15.781 17.906 20.050 Số giường Giường 13.022 16.907 19.384 23.650 27.152 29.950
(Nguồn niêm giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2015)
Qua bảng 2.16 ta thấy có sự tăng trưởng nhanh về số lượng các đơn vị kinh doanh trong ngành du lịch nói chung và ngành dịch vụ lưu trú nói riêng. Có thể nói đây vừa là thành công vừa là thách thức về việc tăng lên lượng lớn nhu cầu về nguồn lao động chất lượng cao của ngành du lịch Đà Nẵng.
Do đó du lịch sẽ phát triển mạnh, NNL du lịch sẽ chất lượng nếu NNL nhận thức đúng đắn vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đại đa số lao động đã nhận thức được tầm quan trọng của ngành du lịch, Nhận thức được tính chất của người làm du lịch là phải chịu thương chịu khó, kiên nhẫn, luôn đặt khách hàng lên hàng đầu,…đã có thái độ làm việc tích cực, làm việc hết sức mình và mang lại hiệu quả công việc cao hơn.
Các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch từng bước cải thiện chế độ, chính sách, đãi ngộ,…cho lực lượng lao động. Tạo môi trường lao động chuyên nghiệp, an toàn.
b.Hạn chế
Tỷ lệ tăng về NNL chưa phù hợp tương đối so với tỷ lệ tăng của khách du lịch, nên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của ngành du lịch. Chưa có sự ổn định cao về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch, tỷ lệ lao động thuyên chuyển công tác từ doanh nghiệp du lịch này đến doanh nghiệp du lịch khác hoặc ra khỏi ngành khá cao. Các lĩnh vực hoạt động: nhà hàng, khách
sạn phát triển nhanh chóng, trong khi cung ứng về nguồn nhân lực trong lĩnh vực này quá ít vì thế có những doanh nghiệp, đơn vị phải sử dụng lao động không đạt chuẩn.
Công tác đào tạo còn nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết: nội dung chưa đến với học viên một cách sâu sắc, tuyển chọn ban đầu là đúng nhưng sau khi đào tạo bồi dưỡng lại không có chất lượng, tiếp cận với thực tế hay kiến thức chậm hơn.
Sau khi được thực tập tại các cơ sở du lịch và sau khi tốt nghiệp ra trường, mỗi sinh viên có những cách nhìn nhận khác nhau về ngành du lịch: muốn làm việc trong môi trường du lịch, muốn chuyển sang ngành khác,v.v...
Đội ngũ nhân lực vẫn còn hạn chế ngoại ngữ dẫn đến sự giao tiếp thiếu tự tin và hiệu quả thấp.
Một số kỹ năng như: ứng phó tình huống, kỹ năng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ một cách chuyên nghiệp chưa được áp dụng nhiều, chưa phát huy đúng tối đa năng lực vốn có.
Nhận thức sai lệch của một số nhân lực xem nghề du lịch như một công việc kiếm tiền không phải là nghề, thiếu tâm huyết và sẵn sàng từ bỏ.
Văn hóa trong tổ chức là một yếu tố rất quan trọng để tạo nên sự văn minh, lịch sự đối của ngành nghề, địa phương trong ánh mắt của du khách thế nhưng xây dựng văn hóa trong tổ chức chưa được chú trọng và phát triển.