Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố đà nẵng (Trang 58 - 62)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm kinh tế

Trong mấy năm trở lại đây, Đà Nẵng đã khác trước nhiều. Những vận động nội lực đã khiến Đà Nẵng ngày càng mở rộng tầm vóc của mình. Bắt đầu từ kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở về hạ tầng giao thông, tiến hành chỉnh trang đô thị, xây dựng một môi trường mới hiểu theo nghĩa rộng, tạo điều kiện cho công cuộc phát triển mới. Khai thác tốt những lợi thế

sẵn có, trong những năm qua Đà Nẵng đã có những biến đổi rõ rệt về nhịp độ và khí thế phát triển. Bảng 2.1: GDP thành phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2015 (ĐVT: Tỷ đồng) Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 GDP 32.777 41.660 46.451 51.911 57.821 63.327

(Nguồn Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2015)

Tốc độ GDP bình quân tăng cao hơn mức bình quân chung của cả nước, giá trị sản xuất các mặt hàng công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản phát triển toàn diện … Thông qua bảng số liệu về cơ cấu lao động theo ngành, lĩnh vực kinh tế qua các năm 2010-2016, nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp có xu thế giảm xuống qua từng năm,

Bảng 2.2:Cơ cấu lao động theo ngành, lĩnh vực kinh tế qua các năm 2011-2015

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 SL (1000 người) % SL (1000 người) % SL (1000 người) % SL (1000 người) % SL (1000 người) % Nông – Lâm – Ngư Nghiệp 39,35 8,51 39,91 8,2 38,98 7,8 40,08 7,73 39,30 7,51 Thương mại -Dịch vụ 267,11 57,73 286,65 58,9 296,35 59,28 333,59 64,33 335,81 64,17 Công nghiệp -Xây dựng 156,17 33,76 160,15 32,9 164,57 32,92 144.91 27,94 148,17 28,32 Tổng 803,7 100 818,3 100 832,6 100 855,5 100 832,13 100

Trong khi đó nhóm ngành Công nghiệp – Xây dựng và Thương mại – Dịch vụ có xu hướng tăng lên và đang dần chiếm thế mạnh. Riêng ngành Thương mại – Dịch vụ được xem là nhóm ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn kinh tế thị trường như hiện nay với mức tăng cao và tỷ trọng lớn. Bảng số liệu 2.2 thể hiện rõ điều này. Theo bảng số liệu 2.2, năm 2015, nhóm ngành Thương mại – Dịch vụ tăng vượt bậc gần 5%, tăng nhiều so với giai đoạn 2011 - 2013 (mỗi năm tăng hơn 1%) đánh dấu sự phát triển của nhóm ngành này. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo sự chuyển dịch của số lượng lao động trong mỗi nhóm ngành nói chung cả nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng.

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu thành phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2015

(ĐVT: Triệu đô la Mỹ)

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Kim ngạch xuất khẩu 634 778 911 1019 1127 1186

(Nguồn Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2015)

Kim ngạch xuất khẩu tăng chứng tỏ sự giao thương tốt với các nước trên thế giới , đây là dấu hiệu tích cực để các ngành du lịch thương mại, dịch vụ chuyển biến tích cực. Vì thế nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch cũng ngày càng tăng cao.

Hệ thống đƣờng bộ: Tổng số km đường trên địa bàn thành phố (không

kể các hẻm, kiệt và đường đất) là 382,583 km. Trong đó: quốc lộ 70,865 km; tỉnh lộ 99,716 km; đường huyện 67 km; đường nội thị 181,672 km. Chiều rộng trung bình của mặt đường là 08m. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa đón khách du lịch

Hệ thống đƣờng sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành

Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam.

Hệ thống đƣờng biển: Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông

đường biển của thành phố khá thuận lợi. Từ đây, có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Với 02 cảng hiện có là cảng Tiên Sa và cảng Sông Hàn nằm ở vị trí khá thuận lợi, trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ công nhân lành nghề, Cảng Đà Nẵng đảm bảo thực hiện tốt việc vận chuyển hàng hóa đến các nơi khác trên thế giới. Tạo điều kiện có việc lưu thông hàng hóa kinh tế và phát triển du lịch: đón những đoàn khách du lịch thích đi bằng đường biển nhất là khách nước ngoài.

Hàng không: Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng có diện tích là 150

ha (diện tích cả khu vực là 842 ha), với 2 đường băng, mỗi đường dài 3.048m, rộng 45m; có khả năng cho hạ cách các loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320. Hàng tuần, tại sân bay Đà Nẵng đó khoảng 84 chuyến bay nội địa, 6 chuyến bay quốc tế đến Hồng Kông và Thái Lan.

Hệ thống bƣu chính viễn thông: Thành phố Đà Nẵng được Nhà nước

đầu tư xây dựng trở thành đầu mối viễn thông quan trọng của quốc gia và quốc tế, tạo ra cho Đà Nẵng một hạ tầng Công nghệ thông tin Truyền thông (CNTT-TT) có quy mô khá lớn và hiện đại. Đến nay, hạ tầng CNTT, viễn thông và Internet tại thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát triển vượt bậc, được mở rộng theo hướng dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng ngày càng cao.

Hệ thống cấp nƣớc và điện: đầy đủ, phục vụ tốt cho nhu cầu sinh hoạt

an toàn của người dân và các địa điểm hoạt động du lịch nói riêng và ngành du lịch nói chung.

Hệ thống ngân hàng: Tỉnh có đủ hệ thống ngân hàng gồm: hơn 25 chi

nhiều quỹ tín dụng cơ sở, hàng trăm phòng giao dịch và điểm giao dịch của các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng có khả năng huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn bằng tuền Việt Nam và ngoại tệ. Điều này thuận lợi cho các dự án đầu tư phát triển trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch chuyển đổi ngoại tệ khi đến tham quan du lịch.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố đà nẵng (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)