6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa
Trong những năm qua, chăn nuôi gia cầm Thanh Hóa phát triển khá cả về số lượng, chất lượng và quy mô đàn, góp phần đáng kể vào quá trình phát triển ngành chăn nuôi, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho nông dân. Năm 2016, đàn gia cầm đạt 18.529 nghìn con, trong đó gà lông màu 5,5 triệu con. Nhóm con nuôi đặc sản là gia cầm gồm gà ri, gà mía đạt 400 nghìn con; vịt cỏ, vịt Cổ lũng đạt 20 nghìn con.
Đến tháng 10/2016, toàn tỉnh có 188 trang trại gia cầm đạt tiêu chí theo Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT, chủ yếu là trang trại chăn nuôi gà, trong đó
các trang trại có quy mô lớn khoảng 20 trang tại, đạt quy mô 10.000 gà mái sinh sản hoặc 20.000 gà nuôi thịt; số trang trại, gia trại tham gia thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi đến 2016 là 304 trang trại, gia trại. Bên cạnh quá trình phát triển chăn nuôi của địa phương, có hệ thống chăn nuôi gia công của công ty CP. Group Thái Lan, đây là hệ thống chăn nuôi điển hình cả về quy mô trang trại, con giống, thức ăn, kỹ thuật cho tới khâu quản lý trong cả quá trình chăn nuôi.
Kinh nghiệm rút ra trong phát triển ngành chăn nuôi gia cầm của tỉnh là: Cần nghiên cứu tiềm năng lợi thế của tỉnh, thị trường tiêu thụ gia cầm trong và ngoài tỉnh và căn cứ các chủ trương chính sách của trung ương để định hướng cho phát triển chăn nuôi gia cầm của tỉnh; từng bước thay đổi căn bản ngành chăn nuôi gia cầm theo hướng nâng cao giá trị, chăn nuôi an toàn và phát triển bền vững; Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng các tiến bộ KHKT mới như các tiến bộ về giống, thức ăn, kỹ thuật phòng chống dịch bệnh... trong chăn nuôi gia cầm