Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 83 - 86)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh vẫn còn nhiều tồn tại:

- Phương thức chăn nuôi gia cầm tại huyện còn nhỏ lẻ, manh mún do thiếu quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung hoặc đã quy hoạch nhưng chưa phù

hợp với tình hình thực tế của địa phương gây ra lãng phí thời gian và tiền bạc của nhà nước và người dân, đồng thời rất khó khăn cho công tác phòng chống dịch và quản lý dịch bệnh.

- Công tác giống và quản lý giống còn nhiều bất cập, chưa có hệ thống cung cấp nguồn giống tại địa phương được hoàn chỉnh, nhận thức của người dân về công tác chọn con giống trong chăn nuôi gia cầm chưa cao

- Tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, luôn de dọa người chăn nuôi gia cầm. Việc quản lý, kiểm soát giết mổ và kiểm soát sản phẩm chăn nuôi gia cầm còn nhiều hạn chế, mang tính hình thức. Chính quyền một số địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác chăn nuôi, thú y đặc biệt là công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm. Sự phối hợp chỉ đạo, điều hành giữa các cơ quan từ Trung ương và địa phương chưa được thường xuyên và thống suốt. Thông tin chỉ đạo từ cấp huyện đến xã, thôn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý và thực hiện. Nhận thức của người chăn nuôi còn hạn chế, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, không chấp hành tiêm phòng dẫn đến công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia cầm còn gặp nhiều khó khăn. Kiểm dịch gia cầm nội tỉnh và đi thành phố Đà Nẵng hầu như không thực hiện được, do chủ vật nuôi, lái buôn cố tình trốn tránh không khai báo kiểm dịch.

- Công tác quản lý con giống và tiêu thụ sản phẩm, thịt, trứng cũng như cơ sở diết mổ gia cầm tại địa phương, công tác này hầu như các chính quyền địa phương và ngành chuyên môn chưa quản lý được, vì đa số hộ chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, mùa vụ, không theo quy hoạch. Tự do việc mua, bán với thương lái, không khai báo với chính quyền và cơ quan chức năng. Hiện tại cơ quan chức năng chỉ quản lý được một số ít hộ có đăng ký kinh doanh. Hệ thống tổ chức ngành chăn nuôi gia cầm tại huyện phú Ninh chưa đồng bộ để triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống gia cầm còn thiếu tính liên kết, nhận thức của người dân và địa phương về chăn nuôi an toàn sinh học chưa

đầy đủ, người chăn nuôi còn chạy theo phong trào

- Năng suất chăn nuôi còn thấp, giá thành sản phẩm còn cao, sản phẩm chăn nuôi chưa có sức cạnh tranh khi đưa ra thị trường so với nhiều sản phẩm chăn nuôi gia cầm ở nơi khác. Giá sản phẩm chăn nuôi không ổn định, trong khi đó giá thức ăn đậm đặc cho gia cầm tăng cao, nên phát triển chăn nuôi không bền vững, tăng trưởng thiếu chiều sâu và không ổn định có nguy cơ bỏ chăn nuôi gia cầm, bỏ chuồng trống bất cứ lúc nào. Mặt khác, gần đây sản xuất chăn nuôi gia cầm có dấu hiệu gây tác động tiêu cực đến môi trường như làm giảm đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước, tăng chi phí sản xuất và đe dọa đến tính bền vững của tăng trưởng. Vì vậy, chất lượng giống và sự bền vững của tăng trưởng giá trị chăn nuôi gia cầm là vấn đề cần được quan tâm trong thời gian tới.

- Về thị trường tiêu thụ: Nhìn chung trong thời gia qua, thị trường tiêu thụ sản phẩm gia cầm tại huyện Phú Ninh chủ yếu phụ thuộc vào thương lái. Người chăn nuôi ít có thông tin về thị trường, phần lớn thông tin phụ thuộc vào thương lái. Việc mua bán gia cầm với thương lái không có hợp đồng cố định nên giá cả luôn bấp bênh và ở mức thấp làm cho người chăn nuôi không yên tâm đầu tư. Qua điều tra cho thấy, người chăn nuôi vấp phải một số vấn đề như đầu ra của sản phẩm chăn nuôi là chủ yếu phụ thuộc vào thương lái; người chăn nuôi chỉ sản xuất theo những gì mình có; thiếu thông tin về thị trường nên chăn nuôi chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thị trường cần như: giống gia cầm nào thích hợp, trọng lượng gia cầm là bao nhiêu, tiêu chuẩn chăn nuôi có đảm bảo an toàn sinh học không hộ cũng không hay biết, có giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh nhưng không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, không có giấy chứng nhận hộ sử dụng thức ăn không có kháng sinh, hoóc môn, chất tăng trưởng trước khi xuất bán...hầu hết là các hộ đều trả lời không biết, hoặc có nghe nói nhưng không hiểu.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI HUYỆN PHÚ NINH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)