Tình hình chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi gia cầm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 68 - 72)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi gia cầm

- Chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi gia cầm của địa phương ở các xã huyện Phú Ninh ngày càng diễn ra mạnh mẽ, từ chăn nuôi nhỏ lẽ manh mún sang chăn nuôi gia trại chiếm phần lớn từ nuôi vài chục con nay mỗi hộ chăn nuôi trung bình 500 con đến một nghìn con mỗi lứa, trung bình một lứa có thời gian từ 3 đến 4 tháng là xuất chuồng. Kết quả điều tra từ các xã cho thấy bình quân hộ , gia trại, trang trại chăn nuôi 1 nghìn gà cho đến khi xuất chồng sau khi trừ đi tất cả chi phí thì thu lãi ròng về tối thiểu là 10 triệu đồng trên lứa.

Bảng 2.14. Quy mô, cơ cấu đàn gia cầm của huyên Phú Ninh trong giai đoạn 2011- 2015

Năm

Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 2015

1.Số lượng gia cầm (nghìn con) 571,0 576,2 613,1 668,3 728,54

- Gà 458,1 457,2 487,5 561,3 630,366 - Vịt, ngan, ngỗng 72 75 85 77 78,574 2.Sản lượng thịt gia cầm (Tấn) 2.569 2.593 2.759 2.983 2.843 - Thịt gà 1.717 1.714 1.828 2.104 2.429 - Thịt vịt, ngan, ngỗng 852 879 931 879 414 -Trứng (quả) 12.528 14.253 16.586 19.715 12.758 3. Cơ cấu đàn gia cầm (%) 100 100 100 100 100

- Gà 80,23 79,35 79,51 83,99 86,52

-Vịt, ngan, ngỗng 19,77 20,65 20,49 16,01 13,48

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Ninh năm 2015)

Bảng số liệu trên cho thấy tổng đàn gia cầm của huyện có xu hướng chuyển dịch từ vịt, ngan, ngỗng sang chăn nuôi gà. Tỷ trọng đàn gà tăng từ 80,23% năm 2011 lên 86,52 năm 2015, đàn vịt, ngan, ngỗng từ 19,77% năm 2011 giảm xuống còn 13,48% năm 2015. Sự chuyển dịch này không mấy tích

cực dẫn đến mất cân đối trong quy mô tổng đàn tại huyện, dễ dẫn đến thừa nguồn cung về gà nhưng thiếu cung về sản phẩm vịt, ngan ngỗng , và chim cút, điều này cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương cần phải vận động người dân chuyển đổi với những hộ gia đình, trang trại, gia trại có tiềm năng sản xuất chăn nuôi thủy cầm và chim cút thì nên sớm chuyển đổỉ mục đích chăn nuôi nhằm phát triển duy trì nguồn giống thủy cầm của huyện, tận dụng nguồn tài nguyên đất và diện tích mặt nước vào trong chăn nuôi, nhằm đa dạng hóa các con vật nuôi tại địa phương giảm nguy cơ thiệt hại ngoài ý muốn trong phát triển kinh tế

- Chuyển dịch hình thức, phương pháp chăn nuôi từ nuôi nhót chuồng hoàn toàn nay chuyển sang chăn nuôi theo kiểu thả vườn cứ 1 nghìn gà phải tương ứng với 3000m2 đất vườn để chăn thả từ kết quả điều tra cho thấy các chủ trang trại gia trại chăn nuôi ngày càng hạn chế thức ăn chăn nuôi hỗn hợp mà tận dụng nguồn thức ăn sẳn có ở trang trại gia đình và địa phương mua thu gôm ngô, sắn bắp, cám gạo…trồng thêm cỏ, khai thác nguồn thức ăn từ tự nhiên cho đàn, nhắm nâng cao giá trị chất lượng thương phẩm, chất lượng thịt gia cầm khi xuất chuồng, đồng thời hạn chế sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi để điều trị bệnh mà sử dụng cách phòng bệnh hiệu quả từ những bài thuốc dân gian như: trời mưa thì xông trái bồ kết để phòng trừ bênh khò khè ở gà hay cho gà thường xuyên uồng nước tỏi dầm phòng bệnh cúm tăng sức đề kháng khi cho gà uống thêm vitaminC…..

- Chuyển dịch địa bàn chăn nuôi

Chăn nuôi gia cầm của huyện trong những năm gần đây phát triển mạnh, nhưng hầu hết các hộ chăn nuôi quy mô gia trại, trang trại và chăn nuôi hộ gia đình lại nuôi trong khu vực dân cư và tự ý chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang chăn nuôi gia cầm, chính sự gia tăng mạnh về đầu con gia cầm trong khu vực dân cư đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh tái phát liên

tục khó kiểm soát.

Bảng 2.15. Số lượng gia cầm chia theo cấp xã giai đoạn 2011-2015 (ĐVT: Nghìn con) Năm Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số 570,4 576,2 613,1 663,3 728,5 Thành thị 37,3 38,3 42,6 44,6 59,2 TT. Phú Thịnh 37,3 38,3 42,6 44,6 59,2 Nông thôn 533,1 538,0 570,6 618,7 669,3 Xã Tam Thành 59,6 60,2 63,5 67,1 65,8 Xã Tam An 69,6 70,5 75,4 78,0 72,9 Xã Tam Đàn 55,2 56,3 61,9 65,2 57,1 Xã Tam Lộc 62,1 63,5 67,8 72,2 88,1 Xã Tam Phước 48,5 49,5 53,0 61,3 89,8 Xã Tam Vinh 40,2 39,6 42,0 43,6 64,3 Xã Tam Thái 64,3 65,4 67,1 73,2 81,3 Xã Tam Đại 48,6 49,6 51,1 61,6 64,3 Xã Tam Dân 58,3 57,3 59,5 64,8 57,1 Xã Tam Lãnh 27,0 26,4 29,3 31,9 28,6

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Ninh năm 2015)

Bảng số liệu cho ta thấy tình hình chăn nuôi gia cầm phân bổ trên khắp các xã trên địa bàn huyện. Điều này càng chứng tỏ chăn nuôi gia cầm diễn ra tại các địa phương trong huyện còn rất manh mún, mang tính tự phát, các hộ dân đua nhau chăn nuôi khi thấy các hộ chăn nuôi ở gần nhà, gần vườn đạt được hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, do sản xuất lương thực gần đây mất mùa, giá cả bấp bênh, đời sống gặp nhiều khó khăn nên người dân tự ý

chuyển đổi mục đích sản xuất mong có cơ hội tăng thu nhập nâng cao đời sống của gia đình.

Từ bảng số liệu trên cho ta thấy chăn nuôi gia cầm phát triển cả ở nông thôn lẫn thành thị, chỉ riêng năm 2011 khu vực thành thị 37,3 nghìn con, khu vực nông thôn là 570,4 nghìn con; phân bổ khắp cả 10 xã ở nông thôn nhiều nhất là xã Tam An năm 2011 là 69,6 nghìn con, thứ hai là xã Tam Thái 64,3 nghìn con, thứ ba là xã Tam Lộc 62,1 nghìn con, còn lại các xã, ít gia cầm nhất là xã Tam Lãnh 27,0 nghìn con. Nhưng đến năm 2015 thì chăn nuôi gia cầm ở các xã đã có sự thay đổi: dẫn đầu đàn gia cầm là xã Tam Phước với quy mô 89,8 nghìn con tăng thêm 41,3 nghìn con so với năm 2011; sau đó là xã Tam Lộc 88,1 nghìn con tăng thêm 26 nghìn con, kế tiếp là xã Tam Thái với 81,3 nghìn con tăng so với năm 2011 là 17 nghìn con, xã ít nhất vẫn là xã Tam Lãnh 28,6 nghìn con sau 4 năm tăng thêm 1,6 nghìn con so với năm 2011. Đó là do xã Tam Phước có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều nhất so với các xã là 83,36% tương đương với 12,47 km2, trong tổng số 14,96km2 …..

Bảng 2.16. Số lượng gà chia theo cấp xã giai đoạn 2011-2015

(ĐVT: Nghìn con) Năm Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 2015 1.Tổng số đàn gà 458,10 457,24 487,49 561,33 630,37 Thành thị 31,35 31,26 33,00 32,25 53,88 Nông thôn 426,75 425,98 454,49 529,08 576,49 Xã Tam Thành 37,13 36,59 39,74 56,12 50,00 Xã Tam An 39,87 39,45 41,21 52,44 62,44 Xã Tam Đàn 48,13 47,26 48,42 51,26 49,90

Năm Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 2015 Xã Tam Lộc 64,02 63,85 65,54 66,34 80,00 Xã Tam Phước 46,25 47,15 48,96 59,22 78,00 Xã Tam Vinh 45,13 46,53 50,25 45,99 56,00 Xã Tam Thái 43,26 42,59 45,13 65,25 70,00 Xã Tam Đại 29,57 30,15 32,93 55,43 61,00 Xã Tam Dân 41,96 40,26 45,75 46,52 45,00 Xã Tam Lãnh 31,45 32,16 36,58 30,53 24,15 2.Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 Thành thị 6,84 6,84 6,77 5,75 8,55 Nông thôn 93,16 93,00 99,21 94,25 91,45 Xã Tam Thành 8,70 8,59 8,74 10,61 8,67 Xã Tam An 9,34 9,26 9,07 9,91 10,83 Xã Tam Đàn 11,28 11,09 10,65 9,69 8,66 Xã Tam Lộc 15,00 14,99 14,42 12,54 13,88 Xã Tam Phước 10,84 11,07 10,77 11,19 13,53 Xã Tam Vinh 10,57 10,92 11,06 8,69 9,71 Xã Tam Thái 10,14 9,99 9.93 12,33 12,14 Xã Tam Đại 6.93 7,08 7,25 10,48 10,58 Xã Tam Dân 9,83 9,45 10,07 8,79 7,81 Xã Tam Lãnh 7,37 7,55 8,05 5,77 4,19

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Ninh năm 2015)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)