Giải pháp bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 94 - 95)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Giải pháp bảo vệ môi trường

Trong chăn nuôi gia cầm, ô nhiễm môi trường gây nên chủ yếu là từ chất thải rắn, xác gia cầm chết, tiêu hủy gia cầm chôn lấp không đúng kỹ thuật….dẫn đến ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc, tăng nguy cơ lây lang dịch bệnh cho đàn gia cầm và con người. Vì vậy, việc phòng chống ô nhiễm môi trường luôn đi đôi với việc phát triển chăn nuôi gia cầm là điều rất cần thiết của huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, tôi xin nêu ra một số giải pháp cụ thể như sau:

- Xây dựng chuồng trại phải lựa chọn vị trí hợp lý, cần phải xa khu dân cư, khu sinh hoạt, không được bố trí chuồng ở đầu gió, ấm áp vào mùa đông và mát mẻ về mùa hè, thuận tiện chăm sóc, nguồn nước đạt tiêu chuẩn, nên tránh tiếng ồn và xa trục đường chìnhhạn chế người qua lại để tránh lây lang dịch bệnh.

- Diện tích chuồng nuôi phải phù hơi với mật độ được quy định đối với gia cầm thịt 9-10 con/m2 và 4-5 con/m2 đối với gia cầm giống. Không để tình trạng quá đông gia cầm làm cho môi trường chuồng trại kém thông thoáng, ảnh hưởng đến năng suất và sức đề kháng bệnh, dễ phát sinh dịch bệnh và khả năng lây nhiễm bệnh.

- Cần xây dựng công trình xử lý chất thải đối với chăn nuôi gia cầm quy mô lớn và theo phương thức công nghiệp, phải xây hầm khí sinh học để tận dụng chất thải chăn nuôi sản xuất khí gas cho đun nấu và không gây ô nhiễm môi trường.

- Đối với chăn nuôi quy mô nông hộ nhỏ lẻ thì hàng ngày tiến hành thu gom phân, dùng trấu cùng ủ với phân. Phân ủ hoai mục rất tốt vừa không có mùi, hàm lượng hữu cơ và đạm cao lại vừa không tồn tại mầm bệnh. Ngoài ra, để hạn chế mùi hôi ở chuồng, trại có thể mua các chế phẩm vi sinh để xử lý. Trong vài năm gần đây, một số mô hình chăn nuôi gia cầm tại huyện đang

phát triển đó là chăn nuôi trền nền chuồng đệm lót với các vi sinh vật có ích cho môi trường chăn nuôi cần được phát huy.

- Công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại khu vực chăn nuôi phải được thường xuyên thực hiện thu gom rác về nơi quy định để đốt và phun khử trùng khu vực chăn nuôi bằng thuốc sát trùng để tiêu diệt nguồn mầm bệnh cư trú hoặc tiềm ẩn trong môi trường.

- Nên trồng cây xanh như: nhãn, vải, keo dậu, muồng….ở xung quanh khu vực chăn nuôi gia cầm nhằm tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng, ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút khí CO2 và thải khí O2 rất tốt cho môi trường, giữ gìn môi trường sinh thái. Việc xử lý chất thải chăn nuôi được thực hiện dễ ràng để vừa tạo ra các loại phân bón hữu cơ có giá trị, hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, lại vừa thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người chăn nuôi gia cầm đối với công tác bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)