6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3. Các hình thức tổ chức chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam diễn ra với các kiểu hình thức chăn nuôi như hộ gia đình, trang trại, gia trại trên rộng khắp
địa bàn của 10 xã và một thị trấn.
Bảng 2.17. Số lượng và cơ cấu quy mô chăn nuôi gia cầm năm 2015
Chỉ tiêu
Chia theo quy mô Đơn vị tính Tổng Số Hộ gia đình Gia trại Trang trại
Số lượng gia cầm nghìn con 728,54 391,8 290,70 46,00
Cơ cấu % 100 53,7 40 6,3
Số hộ chăn nuôi gia
cầm Hộ 11149 11087 57 5
Quy mô đàn bình quân Con 692 5.100 9.200
(Nguồn: Số liệu thú y huyện Phú Ninh năm 2015)
a. Chăn nuôi hộ gia đình: chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ tại các hộ gia đình
còn chiếm tỷ lệ rất lớn
- Đối tượng nuôi: gà giống địa phương và Gà kiến thả vườn hình thức chăn nuôi thả trong khuôn viên gia đình và nuôi bán công nghiệp
- Mật độ nuôi: 500 – 1.000 gà/ gia đình; 100 – 200 gà/ gia đình
- Diện tích nuôi: chuồng nuôi của mỗi hộ gia đình. Nếu nuôi 100 con gà thì diện tích nuôi là 15m2 để gà ở và 25m2 vườn để thả gà.
-Thời vụ nuôi: Chăn nuôi quanh năm, mỗi năm 2 vụ
- Về thức ăn: dùng thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn chế biến có ở địa phương (thóc, bánh dầu, ngô, đổ tương ...) trong đó ưu tiên về thức ăn chủ lực là công nghiệp, phù hợp với giai đoạn và từng độ tuổi vật nuôi.
Bảng 2.18. Chi phí sản xuất chăn nuôi gà hộ gia đình với nguồn vốn đi vay 300 triệu đồng tư sự hổ trợ của nhà nước giai đoạn 2011-2015
Tiêu chí Đơn giá Số lượng Thành tiền 1000 đồng
1.Tổng biến (1) (2) (1) X (2)
-Giống gà kiến 25.000đ/con 4.000 con 100.000
-Thuốc phòng 2500đ/con 4.000 con 10.000
-Vac xin 2.000đ/con 4.000 con 10.000
- Máng ăn 45.000đ/cái 10 cái 4.500
- Máng uống 45.000đ/cái 10 cái 4.500
- Chuồng trại: chuồng
tre + nền 01 cái 10.000
- Hệ thống sưởi ấm và
chiếu sáng 10.000
-Công chăm sóc 3.500.000 đ/th 4 th 14.000
-Chi phí thức ăn Thức ăn tinh+
bột đậm đặc 50.500 -Chi phí tiêu độc khử trùng 150000đ/lít+ 20.000đ/1bvôi 2 lít+ 10 bao vôi 500 Tổng cộng: 163.000 2. Dự phí
Lãi suất ngân hàng vay 300.000.000 đ 309.000đ/ tháng 12 tháng 37.080 Tu bổ/ năm 2.000.000đ 01 lần 2.000 Tổng cộng: 39.000 3.Tổng thu nhập 01 vụ/ 4 tháng 70.000đ/kg 6480 kg 453.600
4.Lợi nhuận = Tổng thu – (Tổng chi + Lãi suất hỗ trợ sau đầu tư) = 453.600.000 – (214.000.000 + 39.000.000) = 206.000.000 đồng
- Hạn chế của chăn nuôi gia cầm, theo hộ gia đình là dễ bùng phát dịch, độ an toàn sinh học không cao, nhiều hộ đua nhau chăn nuôi dẫn đến được mùa mất giá, cung nhiều hơn cầu dư thừa dẫn đến các hộ bán giá cạnh tranh khi gia cầm đến giai đoạn xuất chồng. Tiểu thương, thương lái ép giá vì đến giai đoạn xuất chuồng gia cầm ổn định về cân nặng, nếu kéo dài thời gian nuôi thì người chăn nuôi sẽ tốn thêm nhiều loại chi phí như nhu cầu thức ăn của gia cầm tăng cao so với giai đoạn chăn nuôi trước, hao hụt gia cầm đàn là rất lớn như cắn mỗ nhau hõng mắt, gãy giò, gãy cánh, rụng lông…. người mua chê trong khi đó người chăn nuôi dễ bất mãn.
Qua điều tra hầu hết các hộ gia đình không thích chăn nuôi tập trung vì xa nhà khó quản lý, khó kiểm soát, nguồn vốn không đủ để đầu tư, sợ mạo hiểm, nguy cơ mất vốn mà điều này không ai đứng ra đảm bảo cho hộ chăn nuôi. Nhưng đối với trang trại thì 100% đồng ý chăn nuôi tập trung, còn gia trại thì 80% đồng ý, 20% là không đồng ý do tâm lý còn e ngại sợ mất vốn.
b. Gia trại chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia traị trên địa bàn của huyện còn rất khiêm tôn chỉ có 57 gia trại chăn nuôi vịt thịt, vịt trứng, gà thịt, gà trứng. Quy mô trên 2 nghìn con. Gia trại chăn nuôi gia cầm phát triển rầm rộ tại thôn 2 xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh. Vài năm trở lại đây, tại cánh đồng đất sản xuất 1 vụ của thôn này có trên chục hộ chuyển đổi mục đích sử dụng đất để chăn nuôi gà. Tuy nhiên, việc người dân tự ý tận dụng diện tích đất màu để làm chuồng trại chăn nuôi gà theo hướng truyền thống hiện tồn tại nhiều bất cập, gây ra khó khăn trong việc quản lý đàn gia cầm, tiêm phòng vecxin hay công tác phòng chống dịch bệnh
Bảng 2.19. Chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia trại tại huyện Phú Ninh năm 2015
(Tính cho trung bình 01 vụ/ 04 tháng)
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số
1 Số gia trại gia trại 01
2
Tổng số lao động một gia trại Lao động 04 Lao động của chủ hộ gia trại Lao động 03 Lao động thuê mướn thường xuyên Lao động 01 3 Diện tích đất bình quân một gia trại m2 510 4 Tổng thu từ sản xuất kinh doanh triệu đồng 797,4
5 Quy mô một gia trại Con 5100
6 Tổng chi phí chăn nuôi gia cầm triệu đồng 459
7 Thu nhập một gia trại Triệu đồng 338.4
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua bảng số liệu cho ta thấy, chỉ tiêu quy mô gia trại chăn nuôi gia cầm của huyện năm 2015, tính cho bình quân 1 vụ/ 04 tháng, là 510 triệu đồng/ 1 gia trại, một gia trại chăn nuôi với số lượng là 5100 con. Nếu chăn nuôi gia trại được phát triển tốt thì thu nhập bình quân của trang trại là 338,4 triệu đồng/1 vụ, mỗi năm chăn muôi được từ 2 đền 2,5 vụ. Nếu không có sự hỗ trợ nguồn vốn vay của Nhà nước thì chăn nuôi gia cầm quy mô gia trại khó thành. Trong khi đó, chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình chiếm phần lớn khoảng 237540 nghìn con gia cầm năm 2016 trên địa bàn của huyện.
Nhược điểm chăn nuôi gia trại, vốn cũng lớn, rủi ro cao, áp dụng công nghệ chăn nuôi của gia trại không bằng trang trại nên năng suất cũng thấp. Diện tích đất dành cho gia trại là 510m2 làm chuồng, 600 m2 dùng để chăn thả và 600 m 2 đất canh tác để sản xuất thức ăn cho gia cầm.Trong quá trình
chăn nuôi nếu vệ sinh xử lý chất thải không tốt thì nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất lớn ,khả năng mất vốn cao. Xuất phát từ thực tế cho thấy, chăn nuôi gia cầm theo hướng gia trại tạo ra chuỗi giá trị cho ngành chăn nuôi gia cầm, đáp ứng nhu cầu thị trường, trong và ngoài tỉnh, cần có kế hoạch và chủ động thị trường tiêu thụ thì điều này các chủ gia trại chưa làm được.
c. Trang trại chăn nuôi gia cầm
Hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại phát triển đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng nhiều và đa dạng của người dân về sản phẩm chăn nuôi, nâng cao tính cạnh tranh năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, tăng cường khả năng tiếp thu công nghệ, tiên bộ khoa học mới, là nhân tố sức mạnh thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chăn nuôi theo quy mô trang trại đã và đang là xu hướng phát triển tất yếu của ngành chăn nuôi. Bởi vì chăn nuôi trang trại mới cho được số lượng sản phẩm lớn, mới đủ khả năng và thông số mẫu đủ lớn để áp dụng các tiến bộ khoa học, các công nghệ phục vụ chăn nuôi cao sản, sử dụng hình thức chăn nuôi nhốt hoàn toàn trong giai đoạn đầu với hệ thống chuồng gia cầm được khoanh nuôi trong phạm vi khuông viên cho phép, nhằm chủ động về môi trường sống cho vật nuôi (trong giai đoạn này vật nuôi dễ bị mắc bệnh do môi trường mang lại). Kiểm soát dịch bệnh dễ dàng hơn so với chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ.
Hiện nay trên địa bàn huyện Phú Ninh có 15 trang trại, trong đó có 5 trang trại chăn nuôi gia cầm tập trung có trên 9.200 con/1 lứa/1 trang trại
Bảng 2.20. Chăn nuôi gia cầm theo hình thức trang trại tại huyện Phú Ninh năm 2015
(Tính trung bình 01 vụ/ 04 tháng)
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số
1 Số Trang trại Trang trại 01
2 Tổng số lao động một trang trại Lao động 07 Lao động của chủ hộ trang trại Lao động 03
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số
Lao động thuê mướn thường xuyên Lao động 04
3 Diện tích đất một trang trại m2 1.200
4 Tổng thu từ sản xuất kinh doanh triệu đồng 1594,8
5 Quy mô một trang trại Con 9.200
6 Tổng chi phí chăn nuôi gia cầm triệu đồng 920
7 Thu nhập một trang trại Triệu đồng 674.8
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Dựa vào bảng chỉ tiêu quy mô trang trại chăn nuôi gia cầm của huyện năm 2015, tính cho bình quân 1 vụ/ 04 tháng, cho ta thấy vốn đầu tư cho chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại là rất lớn 1.200 triệu đồng/trang trại, số lượng gia cầm chăn nuôi bình quân một trang trại là 9200 con. Nhưng nếu trang trại được phát triển thì thu nhập bình quân của trang trại là 674.8 triệu đồng/1 vụ, mỗi năm chăn muôi được 2 đến 3 vụ.
Nhược điểm chăn nuôi trang trại, vốn lớn, rủi ro cao, nếu không có sự hỗ trợ nguồn vốn vay sản xuất của Nhà nước thì phát triển trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô khó thành. Diện tích đất dành cho trang trại nhiều, nếu vệ sinh xử lý chất thải không dức khoác triệt để thì nguy cơ xãy ra dịch bệnh rất nhanh, mất vốn lớn. Xuất phát từ thực tế cho thấy, chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại hàng hóa quy mô vừa và lớn ở huyện tập trung chiếm tỷ trọng còn thấp, chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, có kế hoạch và chủ động thị trường tiêu thụ thì huyện Phú Ninh chưa làm được.