Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 32 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

- Dân số, nguồn nhân lực: Dân cư và nguồn lao động vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là nguồn tiêu thụ sản phẩm gia cầm. Trong chăn nuôi gia cầm không cần số lượng lao động lớn lắm, cũng có thể sử dụng lao động nhàn rỗi; nhưng yếu tố tập quán truyền thống chăn nuôi; trình độ dân trí của cộng đồng dân cư có ảnh hưởng không nhỏ tới sự kết quả, hiệu quả của chăn nuôi.

- Cơ sở hạ tầng nông nghiệp: nếu địa phương có kết cấu hạ tầng được quy hoạch đồng bộ theo hướng hiện đại phù hợp với tốc độ phát triển và tiềm lực kinh tế, có sự kết nối liên hoàn của mạng lưới giao thông, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, biết lựa chọn cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia cầm.

Muốn cho ngành chăn nuôi gia cầm phát triển tốt đạt hiệu quả cao cần quan tâm đền những vấn đề sau:

- Lựa chọn địa điểm vị trí xây dựng chuồng trại phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương, cách xa đường giao thông, khu công nghiệp, khu dân cư, trường học, bệnh viện và cách xa kênh mương thoát nước. Đảm

bảo đủ diện tích về quy mô chăn nuôi và điều kiện xử lý chất thải, nên bố trí chăn nuôi ở cuối và cách xa nguồn nước sinh hoạt có nguồn nước sạch đủ dự trữ cho chăn nuôi, khu nuôi cách ly gia cầm ốm, chết và xử lý thu gôm phân được bố trí ở cuối hướng gió và cách biệt với khu chăn nuôi chính.

- Nơi xuất bán gia cầm phải ở khu vực ngoài trại có lối đi riêng để đảm bảo an toàn dịch bệnh.

- Cần phải đầu tư thiết kế chuồng, trại, kho và thiết bị chăn nuôi hợp lý phù hợp với quy mô và đối tượng chăn nuôi.

- Thị trường: Thị trường là điều kiện, là môi trường của nông nghiệp hàng hóa. Giá cả thị trường cung cấp tín hiệu, thông tin về sản phẩm để nhà sản xuất chủ động sản xuất sao cho có lợi nhất. Khi thị trường được mở rộng sẽ là tiền đề thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia cầm.

- Có điều kiện xử lý chất thải: Tránh ô nhiễm môi trường cần xây dựng hầm ủ biogas cho đun nấu hay chạy máy phát điện, thắp sáng…và nuôi tảo lấy sinh khối phục vụ nuôi cá, gia cầm hoặc dược phẩm… và bảo vệ sức khỏe bản thân, sức khỏe cộng đồng.

Ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta không những góp phần giải quyết sinh kế cho hàng triệu hộ nông dân mà còn đóng góp tỷ trọng lớn về giá trị sản xuất trong toàn ngành nông nghiệp. Những năm vừa qua, ngành hàng này luôn đạt sự tăng trưởng khá cao, mức tăng bình quân 8-10%/ năm về đầu con và 14- 15% về sản lượng. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm vẫn bộc lộ nhiều yếu tố bất ổn và kém bền vững, đó là năng suất và chất lượng sản phẩm vẫn chưa cao, đầu ra sản phẩm không ổn định nhiều loại dịch bệnh, trong đó có dịch cúm gia cầm vẫn chưa được khống chế triệt để. Phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông vẫn còn phổ biến, mức độ an toàn sinh học thấp nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn còn hiện hữu [22,tr 5].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)