Tổ chức sản xuất chăn nuôi gia cầm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 26 - 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Tổ chức sản xuất chăn nuôi gia cầm

- Hộ chăn nuôi gia cầm: Đó là hình thức tổ chức chăn nuôi nhỏ lẻ, với quy mô dưới 1.000 con gia cầm, riêng chim cút là dưới 10.000 con, phân tán tại từng hộ gia đình, vốn đầu tư ít, chuồng trại đơn giản, thức ăn có sẵn trong tự nhiên và nguồn thức ăn phế phẩm sẵn có trong sản xuất nông nghiệp, Chăn nuôi gia cầm

kiểu nông hộ nhỏ lẻ bán với giá cao hơn chăn nuôi gia cầm bán công nghiệp. Vì chăn nuôi gia cầm kiểu nông hộ nhỏ lẻ được thị trường ưa chuộng, thương lái và người tiêu dùng có nhu cầu cao, tuy dịch bệnh không kiểm soát được, tiêm phòng không đầy đủ với quy mô dưới vài chục con gia cầm. Nếu có dịch xãy ra thì dễ xử lý, tốc độ lây lang chậm, kinh tế hộ không phải mất nhiều tiền, nhưng thời gian chăn nuôi lâu ngày sẽ bị ô nhiểm về môi trường tại khu vực chăn nuôi do không thể xử lý triệt chất thải và mầm bệnh ô nhiễm dễ dẫn đến bỏ hoang đất trong thời gian dài.

- Gia trại chăn nuôi gia cầm : là hộ chăn nuôi gia cầm trong thời kỳ điều tra chưa đạt tiêu chí trang trại song có nuôi thường xuyên từ 1.000 con gà, hay vịt, hay ngan, hay ngỗng trở lên, chỉ riêng đối với chim cút là từ 10.000 con trở lên. Số lần xuất chuồng trong năm từ 3 lần trở lên. Trong một số trường hợp nếu do dịch bệnh hay yếu tố bất thường bỏ chuồng trống từ 1-3 tháng vẫm được xem là nuôi thường xuyên cả gia trại.

- Trang trại chăn nuôi gia cầm là theo thông tư số 27/2011/ TT- BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quy định : Cơ sở chăn nuôi gia cầm đạt tiêu chí trang trại khi giá trị số lượng hàng hóa từ chăn nuôi bán ra với doanh thu đạt từ 1tỷ đồng/ năm trở lên, và chăn nuôi gia cầm gà vịt, ngan, ngỗng có thường xuyên đạt 2.000 con trở lên, không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi.

Muốn phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa cần chuyển mạnh từ hình thức hộ chăn nuôi sang gia trại và trang trại chăn nuôi tập trung, chuyển dịch chăn nuôi gia cầm của trang trại từ vùng mật độ dân số cao, đến nơi có mật độ dân số thấp, hình thành các vùng chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh, xa thị trấn, khu dân cư. Trong từng xã hình thành các vùng, xóm chăn nuôi trọng điểm (có thể là thôn, liên xã, huyện, liên huyện) theo quy hoạch và các sản phẩm chăn nuôi gia cầm chủ lực để tập trung đầu tư.

- Tiêu chí đánh giá:

+ Số lượng cơ sở chăn nuôi gia cầm theo các loại hình tổ chức SX + Cơ cấu chăn nuôi gia cầm theo các loại hình tổ chức SX….

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)