6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Các dịch vụ hỗ trợ cho chăn nuôi gia cầm tại huyện
a. Kỹ thuật
Trong ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng kỹ thuật đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại cho người nuôi vì vậy, vấn đề thực hiện quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm là hết sức cần thiết phải tuân thủ có như vậy kết quả chăn nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế.
Kết qủa điều tra tình hình áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.5. Thông tin về thực hiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi gia cầm của huyện năm 2015 ĐVT: % Chỉ tiêu Hộ gia đình Gia trại Trang trại 1.Hình thức chăn nuôi 100 100 100 +Chăn thả tự nhiên 41,3 0 0 +Bàn công nghiệp 58,7 89,5 40 +Công nghiệp 0 10,5 60
2.Thực hiện quy trình kỹ thuật
+ Nguồn giồng đồng nhất 81,4 100 100
+ Tiêm phòng vacxin cúm 80 100 100
+Tiêm phòng các bệnh khác 70 100 100
+Tiêu độc khử trùng chuồng trại 100 100 100
+ Có kiểm soát bãi chăn thả 18,8 89,5 0
3. Tham gia tập huấn kỹ thuật 100 100 100
+Có tham gia nhưng ít 81 85 75
+Thường xuyên tham gia 0 0 0
+ Không tham gia 19 15 25
4. Hộ học cách chăn nuôi từ: 100 100 100
+Từ bạn bè 30 45 40
+ Từ sách báo 10 0 0
+Tivi, đài 0 0 0
+Các lớp tập huấn 10 15 0
+ Kinh nghiệm bản thân 50 40 60
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Bảng số liệu trên cho thấy, hình thức chăn nuôi gia cầm của huyện là chăn nuôi hộ gia đình, gia trại và trang trại. Trong đó, chăn nuôi hộ gia đình có 41,3% là chăn thả tự nhiên, 58,7% là chăn nuôi bán công nghiệp. Với hình
thức chăn nuôi gia trại thì không chăn thả tự nhiên mà chăn nuôi bán công nghiệp chiếm 89,5% và công nghiệp là 10,5%. Đối với trang trại, 60% là nuôi công nghiệp, 40% là bán công nghiệp. Trên địa bàn huyện thì chăn nuôi hộ gia đình còn chiếm tỷ trọng khá lớn đây chính là nguy cơ gây lây lan dịch bệnh và cúm gia cầm, thị trường tiêu thụ bấp bênh.
Hầu hết các hình thức chăn nuôi trên địa bàn huyện thực hiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi như: 100% tham gia tiêm phòng vacxin cúm và tiêu độc khử trùng chuồng trại, tham gia tập huấn kỹ thuật, bên cạnh đó về công tác tiêm phòng các bệnh khác thì chăn nuôi hộ gia đình chỉ thực hiện 70% và 80% là thực hiện tiêm phòng vacxin, còn lại gia trại và trang trại chăn nuôi tiêm phòng đạt 100%. Nguyên nhân là do các hộ có tâm lý lo ngại khi tiêm phòng gia cầm và chăn nuôi nhỏ lẻ của hộ không hợp tác trong phòng bệnh, mang nặng tâm lý gia cầm bị bệnh là ăn thịt hoặc bỏ, tùy theo bệnh nặng hay nhẹ.
Nhìn chung các hộ tham gia tập huấn kỹ thuật, trong đó nhóm hộ gia đình là 81% có tham gia tập huấn nhưng ít, còn nhóm gia trại là 85% và trang trại là 75% là có tham gia tập huấn nhưng ít vì họ không có đủ thời gian tham gia thường xuyên, hơn thế nữa tham gia tập huấn chưa thể giải quyết được hết những vấn đế khó khăn mà người chăn nuôi gặp phải, tạo ra mối nghi ngờ, khó áp dụng vào điều kiện thực tế cho từng đối tượng chăn nuôi gia cầm, hộ, trang trại hay gia trại ở địa phương. Trên thực tế giải quyết vấn đề cá nhân khi trang trại gặp phải là từ bạn bè và kinh nghiệm của bản thân. Cụ thể qua bảng 2.5 ta thấy hộ gia đình học cách chăn nuôi từ kinh nghiệm bản thân là 50% , 30% là từ bạn bè, học từ sách báo 10% còn lại là các lớp tập huấn chỉ chiếm 10%. Đối với trang trại thì lại khác 60% là từ kinh nghiệm của bản thân, còn lại 40% là từ bạn bè.Trong khi đó chăn nuôi gia cầm ở gia trại thì 45% học cách chăn nuôi từ bạn bè, 15% là từ lớp tập huấn, còn lại 40% là từ kinh nghiệm bản thân.
b. Con giống
Người chăn nuôi cần phải xác định chọn giống gia cầm nuôi như thế nào để đạt được hiệu quả cao, chọn giống phải khỏe mạnh, an toàn dịch bệnh đúng với nhu cầu, sở thích, của người tiêu dùng, phù hợp với thị trường đang cần, có như vậy, đầu ra của sản phẩm chăn nuôi sẽ được thị trường dễ chấp nhận. Nhưng giống gia cầm nuôi phải phù hợp với điều kiện chăn nuôi của hộ gia đình, gia trại, trang trại, đồng thời phải thích nghi với tập quán sản xuất của địa phương huyện. Tránh trường hợp sử dụng gia cầm thương phẩm làm giống bố mẹ vì nó sẽ làm giảm năng suất và chống chịu dịch bệnh kém.
Bảng 2.6. Tình hình nguồn giống gia cầm của người chăn nuôi tại huyện Phú Ninh năm 2016
Chỉ tiêu ĐVT Hộ gia
đình Gia trại
Trang trại
1.Giống gia cầm chăn nuôi: 100 100 100
+Gia cầm ta % 41,3 0 0
+Gia cầm lai % 58,7 89,5 40
+Gia cầm công nghiệp % 0 10,5 60
2. Nguồn cung cấp giống:
+ Từ trang trại ở cùng địa phương % 20 10 0
+ Từ trang trại khác địa phương % 58,7 90 80
+Gia đình tự sản xuất % 21,3 0 20
3. Chi phí giống
+Trung bình một đợt nuôi Con 692 5.100 9.200 +Giá mua gia cầm giồng
+Gia cầm ta đồng/con 35.000 0 0
+Gia cầm lai đồng/con 2500 2500 2500
+Gia cầm công nghiệp đồng/con 1800 1800 1800
+Tỷ lệ sống đến khi xuất bán % 85 95 90
Qua bảng 2.6 cho ta thấy:
- Hộ gia đình chăn nuôi gia cầm sử dụng giống gà ta là 41,3%, còn lại 58,7% là giống gà lai, nguồn giống được mua tại địa phương là 20% với đơn giá là 35000 đồng/con, gia đình tự sản xuất là 21,3% đi mua ở địa phương khác chiếm 58,7%. Điều này cho thấy địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề con giống, phụ thuộc phần lớn vào thị trường cung cấp ở các tỉnh khác, vấn đề chi phí vận chuyển, kiểm dịch thú y làm cho con giống đội giá thành lên cao khi về nuôi ở địa phương, chăn nuôi hộ gia đình không được đầu tư kỹ về kỹ thuật nên tỷ lệ hao hụt đàn là 15%, làm cho chi phí chăn nuôi tăng.
- Trong khi đó, chăn nuôi gia trại sử dụng con giống lai là 89,5% với đơn giá là 25000 đồng/con mua ở địa phương khác, do sử dụng con giống lai nên khi nuôi cho năng suất cao, khả năng kháng bệnh tốt, tỷ lệ hao hụt đàn ít chỉ có 5%. Một số gia trại chọn nuôi gia cầm công nghiệp chiếm 10,5% với giá thành con giống thấp hơn con giống lại là 7.000đ/con nhưng tỷ lệ hao hụt lớn (10%).
- Đối với trang trại: nguồn giống gia đình tự sản xuất là 20% còn 80% phải mua giống gia cầm công nghiệp từ địa phương khác vận chuyển về nuôi. Thời gian nuôi ngắn từ 2-3 tháng/vụ với giá con giống 18.000đồng/con, giá rẻ hơn gia cầm lai 7000đ/1con, tỷ lệ sống 90%.
Như vậy,trong chăn nuôi gia cầm con giống quyết định đến kết quả chăn nuôi. Vì vậy phải lựa chọn con giồng đảm bảo phú hợp với nhu cấu của thị trường khi tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.Đồng thời, phù hơp điều kiện của người chăn nuôi và hình thức chăn nuôi, tập quán sử dụng sản phẩm. Do đó, trong thời gian qua các gia trại, trang trại tại huyện Phú Ninh đã lựa chọn mua con giống nội từ các trang trại ở địa phương khác mang về chăn nuôi tại địa phương chủ yếu là gà kiến thùng, vịt hà lan, ngang pháp…nên khi vào mùa vụ chăn nuôi thường khang
hiếm con giống gây nhiều khó khăn và bất cập cho người nuôi, trong khi đó địa phương chưa tổ chức sản xuất giống tại chỗ.
Gà ta (gà nội) bao gồm gà Ri, gà Tàu vàng, gà Ri lai… là những giống gà nội được các hộ gia đình chọn nuôi để làm giống, đồng thời để lai với các giống gà khác tạo ra con giống dễ nuôi, chịu đựng kham khổ, có khả năng kiếm ăn, chống bệnh tốt, chất lượng thịt thơm ngon, nhược điểm chậm lớn, thời gian nuôi thường kéo dài nhưng lại phù hợp với điều kiện hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ ở địa phương.
Trong khi đó, một số trang trại chăn nuôi gia cầm công nghiệp lấy trừng, lấy thịt, sử dụng con giống ngoại lai như: gà Tam Hoàng, Lương Phượng, Hy- line Brown….giống gà này có ưu điểm lớn nhanh, thích hợp cho hộ chăn nuôi có kiểm soát và nuôi nhốt hoàng toàn. Do đó, đòi hỏi đến chất lượng thức ăn và công chăm sóc nuôi dưỡng kỹ thuật tốt, điều kiện vệ sinh thú y cao hơn so với gà nội.Nhưng cho sản lượng thịt và trứng có năng suất lớn ví dụ: Nếu nuôi gà Tam Hoàng, Lương Phượng từ 9-12 tuần tuổi gà cân nặng 1,7-2,5 kg, trong khi đó lượng thức ăn cần cung cấp cho gà 2,5- 2,8 kgTA/ kg tăng khối lượng, trứng cho năng suất cao như gà Hy-line Brown là 310-330 quả/mái/năm.
c. Thức ăn chăn nuôi
Thức ăn là nguồn dinh dưỡng có giá trị năng lượng cao cho gia cầm. Do thức ăn cho gia cầm công nghiệp có chứa các loại hóoc môn kích thích sinh trưởng, các loại thuốc kích thích để kích thích gia cầm ăn nhiều, lớn nhanh do vậy làm cho chất lượng thịt, trứng gia cầm nhiễm bẩn nhiễm độc, mất độ thơm ngon của trứng và thịt dẫn đến mất đi niền tin của người tiêu dùng dành vào chăn nuôi. Vì vậy các hộ chăn nuôi trong huyện tự ý thức đẩy mạnh công thức tỷ lệ pha trộn nguyên liệu dùng làm thức ăn cho đàn gia cầm tại huyện năm 2016 như sau:
Bảng 2.7. Tỷ lệ pha trộn nguyên liệu dùng làm thức ăn cho đàn gia cầm tại huyện năm 2016 ĐVT: % TT Nguyên liệu Gia cầm từ 0-3 tuần tuổi từ 4–7 tuần tuổi
Giai đoạn vỗ béo 8 tuần tuổi -đến xuất
chuồng
1 Bột ngô 55 45 30
2 Cám gạo tốt 5 15 10
3 Bột sắn tốt 0 5 5
4 Cám đậm đặc 40 35 55
(Nguôn: Số liệu điều tra)
Thức ăn rất cần thiết để chăn nuôi gia cầm, nên khi chọn mua nguyên liệu thức ăn phải còn mới, có mùi thơm, màu đặc trưng. Nguyên liệu thức ăn không bị ẩm, mốc, vòn cục, có mùi hoặc màu sắt lạ, lẫn nhiều tạp chất làm cho gia cần dễ bị ỉa chảy kéo dài, làm giảm khả năng tăng trọng hoặc đẻ trứng. Vì vậy, tỷ lệ pha trộn nguyên liệu dùng làm thức ăn cho đàn gia cầm tại huyện như sau: Đối với gia cầm từ 0-3 tuần tuổi cần sử dụng bột ngô 55% và cám gạo tốt là 5% còn lại là cám đậm đặc 40%. Còn gia cầm từ 4–7 tuần tuổi thì tỷ lệ pha thức ăn bột ngô là 45%, cám gạo tốt là 15%, có thêm 5% là bột sắn tốt và 35 % lượng cám đạm do nhu cầu gia cầm này cần thức ăn tinh bột nhiều hơn giai đoạn từ 0- 3 tuần tuổi. Khi gia cầm ở giai đoạn vỗ béo thì lượng thức ăn cần là bột ngô 25% và cám gạo tốt là 15% còn lại là cám đậm đặc 55%, bột sắn tốt là 5%. Từ 8 tuần tuổi đến xuất chuồng, ở gia đoạn này thức ăn gia cầm được quan tâm nhiều nhất là tỷ lệ cám đậm đặc chiếm nhiều nhất, ngược lại với gia cầm ở giai đoạn từ 0- 3 tuần tuổi, đây là thời kỳ vỗ béo để xuất chuồng, nên gia cầm cần được quan tâm đến lượng thức ăn tăng chất lượng thịt và trứng. Nhưng đó cũng là nguyên nhân làm cho chất lượng thịt và trứng gia cầm giảm nếu người chăn nuôi ham muốn tăng sản lượng nhiều trứng, nhiều thịt thì giảm lượng thức ăn tinh, chất tạo
thịt, chất tăng trọng kích thích trong thức ăn đậm đặc gia cầm sẽ cho ra sản phẩm không sạch, không thơm ngon, người tiêu dùng ít lựa chọn mà lâu nay dư luận và xã hội đã lên án các cấp chính quyền và nhà nước vào cuộc. Như vậy, gia cầm sẽ mất giá, thương lái chê.. đây là điều hết sức cần lưu ý đối với người chăm nuôi.
Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu làm thức ăn cho gia cầm:
+ Những thức ăn có chứa chất ức chế gây chứng khó tiêu cho gia cầm như: Đậu tương, đậu xanh, đậu mèo… vì vậy trước khi cho gia cầm ăn ta phải rang chín nó để loại bỏ các chất khó tiêu đó.
+ Trong cám gạo có chứa nhiều dầu làm cho thức ăn hỗn hợp lên men gây khó tiêu cho gà vì vậy người chăn nuôi cần lưu ý, dùng cám gạo mới xay xát tỷ lệ không quá 5% đối với gà con và không quá 15% đối với gà dò.
+ Bột sắn phải bỏ vỏ vì sắn còn vỏ có chứa axit xianhydric, gây ngộ độc cho gà. Nên sử dụng sắn đã bỏ vỏ, thái lát mỏng phơi hoặc sấy khô để giảm hàm lượng axit xianhydric
Tóm lai, nhu cầu thức ăn cho gia cầm rất quan trọng và quyết định đến đầu ra của chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến đời sống của con người khi ăn thức ăn thịt và trứng hay thức ăn khác có chứa thịt gia cầm, người chăn nuôi gia cầm phải có ý thức, có đạo đức, không gây hai cho người khác khi vì lợi ích của bản thân.
Bảng 2.8. Nhu cầu dinh dưỡng cho đàn gia cầm bán công nghiệp
Chỉ tiêu Giai đoạn ĐVT Dưới 01 tháng tuổi 1-2 tháng tuổi 3 tháng tuổi đến xuất bán
Năng lượng trao đổi tối thiểu Kcal/kg 2.900 3.000 3.100
Lượng đạm tối thiểu % 20 18 16
Ca % 1,1 1,1 1,1
Dựa vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của đàn gà người ta chia thành ba giai đoạn;
- Gà dưới 1 tháng tuổi năng lượng trao đổi tối thiểu cần 2900Kcal/kg; hàm lượng đạm cho gà con chiếm 20% trong khẩu phần dinh dưỡng thức ăn và 1,1% Ca , P là 0,6%
- Giai đoạn gà dò từ 1-2 tháng tuổi, nhu cầu năng lượng trao đổi tối thiểu là 3.000Kcal/ kg, hàm lượng đạm là 18% giảm 0,2% so với giai đoạn dưới 1 tháng tuổi nhưng hàm lượng Ca và P vẫn giữ nguyên là 1,1% và 0,6%.
- Giai đoạn 2 tháng tuổi đến xuất bàn, nhu cầu năng lượng trao đổi tối thiểu là 3.100Kcal/kg, hàm lượng đạm là 16% giảm 0,4% so với giai đoạn dưới 1 thàng tuổi nhưng hàm lượng Ca và P vẫn giữ nguyên là 1,1% và 0,6%.
Điều này cho thấy khi đàn gà ngày càng lớn cần phải chú trọng tăng hàm lượng thức ăn để tăng năng lượng trao đổi cho gà, đồng thời giảm dần hàm lượng đạm và giữ nguyên Ca và P cho đủ dinh dưỡng là điều rất cần thiết.
Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của gà hay vịt, ngan ngỗng, người chăn nuôi pha trộn thức ăn cho gia cầm nuôi phải đủ chất dinh dưỡng.
d. Công tác thú y
Trong thời gian qua, công tác thú y trên địa bàn huyện được lãnh đạo cùng các cơ quan chức năng quan tâm đúng mức. Gần đây nhất là thực hiện công văn số 365/NN&PTNT-CCTY ngày 25 tháng 02 năm 2015 của Sở NN&PTNT Quảng Nam về việc phối hợp với các địa phương về công tác chăn nuôi Thú y.Trạm Thú y Phú Ninh đã thực hiện nghiêm và làm tốt công văn chỉ đạo này. Điều này cho thấy, công tác chăn nuôi Thú y trên địa bàn huyện được quan tâm thường xuyên và có vai trò quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi như trạm Thú y thường xuyên hướng dẫn, tư vấn cho các hộ chăn nuôi gia cầm trong công tác phòng và điều trị bệnh.
Phân công cán bộ đứng điểm thường xuyên bám cơ sở, phối hợp thú y các địa phương nắm bắt tình hình phát triển chăn nuôi và dịch bệnh gia cầm trên địa bàn, thu thập thông tin dịch bệnh, qua các cơ sở kinh doanh thuốc Thú y. Cấp giấy chứng nhận tiêm phòng cho các địa phương trong mỗi đợt tiêm phòng, lấy mẫu xét nghiệm, kiểm dịch gia cầm,…
Bảng 2.9. Thông tin về Thú y và phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia cầm của