Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 38 - 48)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Do ảnh hưởng của những đặc điểm tự nhiên, KT-XH, đến phát triển chăn nuôi gia cầm của huyện Phú Ninh có rất nhiều yếu tố tác động, qua quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy có một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến quá trình chăn nuôi gia cầm như sau:

- Vốn đầu tư được vay từ ngân hàng chính sách xã hội, bạn bè, người thân…Nhưng nguồn vốn này còn eo hẹp và hạn chế không vay được với số lượng lớn để mỡ rộng sản xuất chăn nuôi.

- Nguồn cung ứng đầu vào: Con giống, thức ăn chăn nuôi, chăm sóc thú y, công nghệ, thiết bị chăn nuôi… được các công ty đến tận nơi để cung ứng.

- Thị trường tiêu thụ trong tỉnh và ngoài tỉnh, thương lái đến tận nhà để thu mua. Nhưng hạn chế chưa ký được hợp đồng mua bán lâu dài…

- Nguồn lực trong chăn nuôi dồi dào, giá nhân công rẻ…

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Điện, nước, đường giao thông được đầu tư thuận tiện

- Điều kiện tự nhiên, môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió, nguồn nước … đáp ứng được phần lớn trong quá trình chăn nuôi gia cầm rất dễ dàng thành công.

- Chính sách quản lý, phát triển ngành chăn nuôi của địa phương được Nhà nước quan tâm.

Huyện Phú Ninh có đầy đủ những yếu tố điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện KT- XH để phát triển chăn nuôi gia cầm như:

a. Vị trí địa lý

Huyện Phú Ninh nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Quảng Nam, Phía Đông giáp với thành phố Tam Kỳ trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, phía Tây giáp với huyện Tiên Phước là vùng trọng điểm sản xuất nông lâm nghiệp, Phía Nam giáp huyện Núi Thành, huyện Trà My, Phía Bắc giáp huyện Thăng Bình địa hình với hướng dốc từ Tây sang Đông nên phía dưới kênh Phú Ninh là vùng đồng bằng với tổng diện tích tự nhiên là 251,5 km2, dân số 80.344 người, gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 10 xã và 1 thị trấn. Vị trí địa lý của huyện từ 150 18’ 20’’ đến 150 31’ 10’’ độ kinh đông, trên địa bàn có quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, có đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Nam- Quảng Ngãi, có quốc lộ 40B nối liền cửa khẩu Bờ Y, trung tâm hành chính huyện cách sân bay Chu lai và Cảng kỳ hà 35km về phía nam, cách Thành Phố Đà Nẵng 70 km về phía bắc đây là những điều kiện thuận lợi để huyện phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu với các huyện khác trong tỉnh.

Như vậy, với điều kiện địa lý nhuận lợi, tạo ra cơ hội giao thương buôn bán gia cầm giữa các huyện thị và thuận lợi lớn cho vấn đề tiêu thụ sản phẩm thịt và trứng gia cầm cũng như các mặt hàng khác ở địa phương.

b. Địa hình, khí hậu, thủy văn

- Địa hình: Huyện Phú Ninh là huyện được tách ra từ thành Phố Tam Kỳ Quảng nam nên tên gọi Phú Ninh là tên gọi của một đại công trình thủy lợi. Là nơi du lịch sinh thái của huyện, do địa hình có xu hướng thấp dần từ tây sang đông nên địa hình có nhiều đồi núi cao như núi Đá Ngựa (238m), núi

là phần núi đồi thấp, mùa nắng mát do độ ẩm từ 67%- 79% làm cho nhiệt độ ôn hòa mát mẽ, tạo điều kiện thuận lợi bố trí sản xuất cũng như phát triển chăn nuôi gia cầm ở địa phương.

- Khí hậu: Với đặc điểm địa hình thấp dần từ tây sang đông nên huyện Phú Ninh chịu ảnh hưởng bởi gió mùa đông bắc và gió tây nam, đông nam là chính, nhiệt độ trung bình là 25,800C, tổng số giờ nắng trung bình hàng năm là 2,084 giờ, độ ẩm không khí trung bình là: 80%. Khí hậu ở huyện Phú Ninh nổi bật với vùng nhiệt độ gió mùa khá ổn định tạo điều kiện để cây trồng vật nuôi phát triển.

+ Nhiệt độ trung bình hằng năm là: 25,80C + Độ ẩm không khí trung bình là: 80%

+ Lượng mưa trung bình hằng năm đo được là: 2.531,5 mm + Lượng hơi nước trung bình là: 1.160 mm

Nhiệt độ: Trong năm nhiệt độ trung bình của huyện là 25,800C, tổng số giờ nắng trung bình hàng năm là 2,084 giờ đây chính là điều kiện có lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển, sinh trưởng tốt tăng năng suất trong sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt, cần phát huy và khai thác tuyệt đối lợi thế này.

Lường mưa: Trong năm lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 10,11 và 12 đến hết tháng 02 năm sau, chiếm khoảng 70% trong tổng lượng mưa trung bình hằng năm.

Đây chính là điều kiện có lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển, sinh trưởng tốt tăng năng suất, tăng sản lượng trong chăn nuôi và trồng trọt, cần khai thác tuyệt đối và phát huy lợi thế này.

c. Tình hình sử dụng đất đai

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Phú Ninh năm 2011-2015

ĐVT: ha Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tăng Giảm BQ% Tổng diện tích đất tự nhiên 25.151,95 25.152,0 25.152,0 25.564,68 25.564,68 100.41 1. Đất nông nghiệp 15.456,55 15.456,55 16.338,5 19.457,96 19,457,96 106.20 2. Đất phi nông nghiệp 5974,26 5974,26 5.608,8 5.526,16 5.526,16 98.10 3. Đất chưa sử dụng 3.721,14 3.721,14 3.204,7 5.80,56 580,56 97.44

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Ninh năm 2015) Bảng 2.2. Hiện trạng đất chưa sử dụng tại huyện Phú Ninh

(ĐVT: ha)

Diễn giải Năm 2014 Năm 2015

1.Đất bằng chưa sử dụng 187,38 187,38

2.Đất đồi chưa sử dụng 393,18 393,18

3. Núi đá không có rừng cây 307,10 307,10

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Ninh năm 2015)

Qua bảng 2.1 cho thấy hiện trạng tài nguyên đất tại huyện Phú Ninh năm 2015 có tổng diện tích đất tự nhiên là 25.564,68 ha, trong đó gồm các nhóm đất như sau:

- Đất nông nghiệp 19.457,96 ha chiếm 76,11% diện tích đất tự nhiên, tăng bình quân qua các năm là 6,2%, phân bổ không đồng đều giữa các xã, chủ yếu ở khu vực phía đông và đông bắc của huyện, một số diện tích nằm ở dọc các vùng ven sông suối, dưới công trình hồ đập Phú ninh, rất thuận lợi để sản xuất nông nghiệp, nhất là các cây lương thực, đây cũng chính là tiềm năng

và lợi thế của vùng, bố trí sản xuất chăn nuôi gia cầm tận dụng nguồn thức ăn từ nông nghiệp để phát triển chăn nuôi ở địa phương. Công tác dồn điền đổi thửa của huyện năm 2015 đạt 70%, điều này cho thấy huyện rất quan tâm chú trọng đến quy hoạch sử dụng đất tại địa phương.

- Đất phi nông nghiệp 5.526,16 ha chiếm 21,62% tổng diện tích đất tự nhiên, lượng đất này hằng năm giảm bình quân là 1,9%, phân bố rải rác ở các xã phí tây và tây nam, đất có màu đỏ vàng đến vàng xám, thành phần cơ giới nặng nên thuận lợi bố trí cây trồng lâu năm ,nhưng chủ yếu vẫn là cây lâm nghiệp, do có đặc điểm vùng đất đồi, trồng được cây có táng tạo được bóng mát dưới gốc cây nên đây là điều kiện thích hợp để huyện xem xét bố trí phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi gia cầm là rất phù hợp đó cũng chính là tiềm năng và lợi thế của vùng.

- Đất chưa sử dụng, 580,56 ha chiếm 2,27% tổng diện tích đất tự nhiên, có tốc độ giảm bình quân hằng năm là 2,56%. Trong đó bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi chưa sử dụng và đất đá không có rừng cây.

Với hiện trạng đất chưa sử dụng tại huyện Phú Ninh còn nhiều cụ thể năm 2015 tổng diện tích là 887,66 ha, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 187,38 ha, đất đồi chưa sử dụng là 393,18 ha còn lại là đất núi đá không có rừng cây loại đất này khó có thể áp dụng để bố trí chăn nuôi hay trồng trọt.

Dựa vào nguồn tài nguyên đất vốn có của huyện mà các xã và người chăn nuôi gia cầm đề xuất đất chăn nuôi cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để phát triển kinh tế, hạn chế chi phí trong chăn nuôi và tăng thêm thu nhập.

Trong khi đó, chăn nuôi gia cầm cần có đất để làm vườn chăn thả hoặc đất để trồng cỏ, trồng hoa màu làm tăng thêm nguồn thức ăn thô, tự nhiên làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng, nâng cao chất lượng giá trị thương phẩm khi xuất bán.

+ Đất đai thổ nhưỡng ở huyện còn nhiều, nguồn thức ăn từ tự nhiên phong phú làm cho gia cầm lớn nhanh tăng năng suất thịt và trứng.

Như vậy, với đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Phú Ninh như trên khá thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng hàng hóa, cùng với đó nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ, người dân có rất nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, cùng với sự hưởng ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới nên chăn nuôi gia cầm đối với hộ dân dễ làm mau thoát nghèo…

2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 2.3. Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế của huyện Phú Ninh giai đoạn 2011 - 2015

(ĐVT: %, theo giá hiện hành)

Chỉ tiêu Năm

2011 2012 2013 2014 2015

1.Tốc độ tăng trưởng của ngành

-Nông lâm thủy sản 101,7 103,3 104,21 103,5 101,0 -Công nghiệp xây dựng 97,4 117,9 121,0 87,5 101,6

+ Công nghiệp 96,8 118,2 119,7 70,7 99,7

-Thương mại- dịch vụ 115,5 114,0 119,9 111,1 120,0 2.Cơ cấu giá trị sản xuất (giá

hiện hành) 100 100 100 100 100

-Nông lâm thủy sản 34,0 29,9 26,6 28,5 27,5 -Công nghiệp xây dựng 36,5 39,1 40,6 35,5 32,2

+ Công nghiệp 30,5 32,1 33,0 23,2 20,5

-Thương mại- dịch vụ 29,4 31,0 32,8 36,0 40,3

Trong 5 năm (2011-2015), huyện Phú Ninh đã tập trung đầu tư phát triển kinh tế- xã hội thuộc các xã trên địa bàn huyện. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện ngày càng khởi sắc đáng kể, cụ thể là tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông lâm thủy sản là 102,7%/ năm, trong đó công nghiệp xây dựng cũng tăng bình quân là 105.08% và ngành thương mại dịch vụ tăng bình quân 116,1%. Như vậy trong vòng 5 năm tốc độ tăng trưởng của các ngành đều tăng nhưng tăng nhiều nhất là thương mại và dịch vụ, vì huyện Phú Ninh với điểm nổi bật nhất là có khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh được người dân trong tỉnh và du khách ngoại tỉnh đều biết đến thăm quan du lịch.

Năm 2015 huyện Phú Ninh đã thực hiện 31 cánh đồng mẫu, cánh đồng kỹ thuật theo quy trình sản xuất cánh đồng mẫu, góp phần tăng hiệu quả sản xuất lên 25%, nâng cao trình độ thâm canh cho bà con nông dân đồng thời góp phần tăng thu nhập đáng kể cho nông dân địa phương, bên cạnh đó tạo ra nguồn thức ăn từ sản xuất nông nghiệp như thóc, ngô, đổ tương… làm nguồn thức ăn cho gia cầm.

Trong cơ cấu giá trị sản xuất (tính theo giá hiện hành) dẫn đầu vẫn là ngành thương mại dịch vụ tăng thường xuyên qua các năm, cụ thể là năm 2015 là 40,3%; ngành công nghiệp tăng thấp nhất năm 2015 là 20,5% do địa phương chưa chú trọng ngành này; bên cạnh đó cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy còn rất khiêm tốn cụ thể năm 2015 đạt mức 27,5%, trong khi đó năm 2011 là 34% và năm 2012 là 29,9% tại thời điểm năm 2011 ngành thương mại dịch vụ chỉ có 29,4%, trong khi đó năm 2013 công nghiệp xây dựng chiếm 40,6% cao nhất so với các ngành khác là do huyện mới tách ra từ Thị xã Tam Kỳ nên dây là thời ký đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển trung tâm hành chính của huyện, cung với đó là một số khu công nghiệp được đầu tư xây dựng. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh

tế còn phụ thuộc rất lớn vào cơ chế chính sách của nhà nước và nhu cầu xu hướng của thị trường và từng thời kỳ nhất định.

b. Tình hình dân số, lao động của huyện Phú Ninh

Huyện Phú Ninh có 10 xã và một thị trấn Phú Thịnh, là huyện có diện tích đất tự nhiên tương đối lớn, theo số liệu thống kê năm 2015 dân số của huyện trung bình là 80.092 người, mật độ dân số là 313 người/ km2, dân số khu vực nông thôn chiếm 94,72%, điều này cho thấy lao động nông nghiệp chiếm phần lớn nên đòi hỏi nhu cầu giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn là rất cao. Vì vậy, huyện cần phải có chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là điều hết sức cần thiết. Như vậy,phát triển ngành chăn nuôi gia cầm của huyện cũng là bài toán giúp huyện giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn.

Bảng 2.4. Dân số, lao động huyện Phú Ninh giai đoạn 2011-2015

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015

Tăng BQ (%)

1.Mật độ dân số Người/km2 309 311 314 316 313 0.32

2. Dân số trung bình Người 77.728 78.309 78.888 79.521 80.092 0.75

3.Tỷ lệ dân số ở KV

nông thôn % 95,000 94,950 94,803 94,741 94,720

4.Tỷ lệ dân số nữ % 51,639 51,553 51,477 51,422 51,406

5.Tổng số lao động Người 21468 21416 21.279 21.036 20.932 -25.44

6. Lao động của trang

trại Người 43 43 64 60 54 8.15

7.Tỷ lệ lao động trang

trại % 0,2 0,2 0,3 0,285 0,258

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Ninh năm 2015)

mật độ dân số từ 309 người/km2 lên 313 người/ km2, tăng bình quân 0,32%/năm.Năm 2015 tỷ lệ dân số ở khu vực nông thôn chiếm 94,720%, trong đó tỷ lệ dân số nữ là 51,406%. Điều này cho thấy, mật độ dân số còn thưa thớt, bố trí không đồng đèo, lao động nông thôn chiếm tỷ lệ lớn nên giải quyết việc làm cho người dân ở nông thôn có một vị trí việc làm là rất cần thiết và quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của huyện, giải quyết nhu cầu việc làm tại nông thôn của huyện là nóng bỏng. Hiện tại, huyện Phú Ninh có tổng số lao động đang làm việc phân theo thành phần và ngành kinh tế là 46.818 người. Trong đó, lao động làm việc trong ngành nông lâm thủy sản là 22.812 người và công nghiệp- xây dựng là 19.426 người, dịch vụ là: 4.580 người. Lao động trong các trang trại tăng bình quân giai đoạn 2011- 2015 là 8,15%.

Huyện Phú Ninh được chọn là một trong 5 huyện điểm của cả nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Qua 5 năm (2011-2015) triển khai thực hiện với tổng nguồn vốn huy động kinh phí huy động xây dựng nông thôn mới là 1.178 tỷ đồng, huyện đã triển khai nhiều kế hoạch, chính sách nhằm nâng cao chất lượng đời sống cho cư dân nông thôn. Đến nay thu nhập bình quân đầu người đạt 24,58 triệu đồng/người/năm tăng 13,2 triệu đồng so với năm 2010, hộ nghèo giảm nhanh từ 13,29% năm 2010 xuống còn 3,4% năm 2015. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm trên 50%, lao động có việc làm thường xuyên đạt 94,3%.Việc huyện được công nhận đạt chuẩn chỉ là kết quả bước đầu để hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn huyện Phú Ninh thịnh vượng, giàu bản sắc văn hóa, môi trường sống an toàn, sạch đẹp, đời sống tinh thần và vật chất của người dân không ngừng được nâng lên.

Tuy nhiên số hộ nghèo của huyện vẫn còn nhiều, năm 2015 là 749 hộ và hộ cận nghèo là 799 hộ (trong đó khu vực nông thôn là 766 hộ, thành thị là 33

hộ). Điều này cho thấy người dân ở nơi đây còn thiếu vốn, nghèo tư duy để phát triển kinh tế của bản thân gia đình họ, mà điều nay cần được sự quan tâm của các cấp chình quyền vào cuộc, vận động bà con gia tăng sản xuất giúp đỡ hỗ trợ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.Bên cạnh đó, vẫn còn một số ít người dân phong tục tập quán canh tác lạc hậu, không chịu đổi mới trong sản xuất gây

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)