Một số giải pháp khác nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi gia cầm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 95 - 98)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6. Một số giải pháp khác nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi gia cầm

a. Phát triển các dịch vụ hỗ trợ

* Nâng cao chất lượng thức ăn cho chăn nuôi : Khuyến khích các hộ chăn nuôi gia cầm mua thức ăn chăn nuôi tại các công ty lớn, có uy tín và chất lượng cao. Quản lý chặt chẽ các đơn vị cung ứng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện

* Dịch vụ cung ứng con giống: kêu gọi đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống tại địa phương để đảm bảo về chất lượng và số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của địa phương. Do điều kiện tự nhiên thời tiết khí hậu và điều kiện cơ sở vật chất tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đó, muốn đầu tư con giống thì cần nguồn vốn kỹ thuật hiện đại tiên tiến, phải nghiên cứu con bố mẹ lai chuẩn cho năng suất cao mà phú hợp với điều kiện đất đai thời tiết khí hậu ở địa phương thì chưa làm được đặc biệt là trong chăn nuôi gà địa phương lấy giống từ các địa phương về nuôi thử sau một thời gian

thấy hiệu quả làm được thì chuyển đổi.

*Dịch vụ thú y

- Phòng bệnh cho đàn gia cầm tại huyện, là việc làm rất cần thiết, dịch bệnh là một trong những yếu tố rủi ro lớn trong chăn nuôi, qua kết quả điều tra cho thấy đa số người chăn nuôi cho rằng 85% là rủi ro lớn nhất xãy ra với họ là từ dịch bệnh, còn lại 15% yếu tố thời tiết thiên tai ngoài ý muồn. Đó chính là thách thức lớn nhất trong chăn nuôi gia cầm.Thuốc thú y phòng và chống bệnh thực sự đang đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, người chăn nuôi được cán bộ thú y tư vấn sau đó tự đi mua thuốc về phòng và chữa bệnh cho gia cầm ở các cửa hàng tư nhân và đại lý.Vì vậy, bên cạnh giá thuốc cao thì chất lượng thuốc không đảm bảo. Thuốc tiêm phòng bệnh cho gia cầm như H5N1 được hỗ trợ và tiêm phòng bởi các cơ quan thú y một năm 02 đợt, trong khi đó số lượng đàn gia cầm tại huyện tăng qua các năm và cần lượng văcxin khá lớn mới cung ứng đủ nhu cầu tiêm tại địa phương, thường xuyên và liên tục. Bên cạnh đó, dịch bệnh luôn tiềm ẩn và có thể bùng phát bất cứ lúc nào, giá thuốc thú y tăng cao, nhưng chất lượng thuốc chưa mấy ai đảm bảo.

- Cần quản lý tốt nguồn giống nuôi ở địa phương điều này hết sức khó khăn không phải địa phương nào cũng làm được. Để làm được điều này cần khâu vận động người chăn nuôi ý thức được nguy cơ dịch bệnh khi vận chuyển xuất nhập đàn bừa bải hay chăn nuôi không có bải kiểm soát, bải chăn thả….

- Phổ biến kỹ thuật thú y cơ bản về phòng chống dịch bệnh đàn gia cầm cho người chăn nuôi tại địa phương như :

+ Tập trung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền thanh, truyền hình, băng rôn, áp phít, khẩu hiệu, phát hành tờ rơi, tờ gấp,… đưa các chương trình phòng chống dịch vào lồng ghép với các

chương trình khuyến nông, các tiểu phẩm gây cười khi tổ chức giao lưu văn nghệ, các cuộc họp dân,...

+Nâng cao ý thức cảnh giác của người chăn nuôi về cách nhận biết và phương pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia cầm.

+ Các thôn và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tiêm phòng cho đàn gia cầm, đảm bảo đạt trên 80% tổng đàn, hoàn thành tiến độ qui định của huyện về tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm.

+Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển, chú ý kiểm dịch gốc, tuyệt đối, người dân không được vận chuyển gia cầm từ vùng đang có dịch vào địa bàn huyện. Chú trọng công tác giám sát dịch bệnh, khi người dân phát hiện bệnh sớm phải xử lý kịp thời tránh lây lang ra diện rộng.

+Người chăn nuôi chủ động phòng bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý xuất, nhập đàn gia cầm. Con giống phải được thông qua kiểm dịch trước khi nhập đàn và sau khi xuất đàn

+ Khi phát hiện có trường hợp nghi ngờ nhiễm dịch bệnh thì phải báo ngay cho các cấp chính quyền địa phương tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, định bệnh để có công tác phòng, chống dịch bệnh và điều trị bệnh kịp thời, đạt hiệu quả cao.

+Chính quyền địa phương cần phải vận động các tổ chức tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại các khu chăn nuôi tại các gia trại, trang trại, hộ chăn nuôi gia đình, điểm giết mổ gia súc, gia cầm, các chợ, điểm tập kết buôn bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, các ổ dịch cũ trên địa bàn huyện.

gần hay vào khu vực chăn nuôi gia cầm. Người ra vào khu vực chăn nuôi gia cầm cần phải sử dụng trang bị bảo hộ phù hợp, thực hiện đúng quy trình vệ sinh, tiêu độc khử trùng, để hạn chế được rủi ro về dịch bệnh.

b. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

Tăng cương đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và tạo điều kiện động lực cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, từ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi cho đến thương mại…Cơ sở hạ tầng phát triển tốt thì người dân đi đến các vùng dễ dàng, vận chuyển hàng hóa đến tận nơi, tiết kiệm chi phí thời gian, tạo điều kiện giao thương giữa các vùng phát triển, sản phẩm làm ra tại các địa phương có thể dễ dàng trao đổi mua bán tiêu thụ, thu hút đầu tư tại địa phương cũng như trong và ngoài tỉnh, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.

Vì vậy, theo quyết định số: 2168 /QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam phê duyệt đề án đầu tư xây dựng dự án kết cấu hạ tầng nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Dự án xây dựng công trình giao thông tại Phú Ninh có tổng mức đầu tư công trình 296 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Quỹ phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ (OFID) tài trợ theo Hiệp định vay số 1495P là 11 triệu USD (tương đương 230 tỷ đồng), phần còn lại được đối ứng từ ngân sách nhà nước. Tổng chiều dài tuyến gần 22km, gồm hai tuyến đường chính: đường ĐH3 bao gồm đoạn Tam Kỳ đến Trung tâm hành chính huyện và xã Tiên Phong Tiên Kỳ dài 12,3km, thiết kế theo tiêu chuẩn đường ô tô cấp IV đồng bằng, đường ĐH9 qua các xã Tam Dân, Tam Vinh, Tam Lộc là tuyến đường mới đã được phê duyệt quy hoạch có chiều dài 7,7km, tuyến ĐH1 từ thị trấn Phú Thịnh đi xã Tam Phước dài 2km.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)