6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm của
cầm của huyện Phú Ninh
a. Quan điểm
- Đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng gia trại, trang trại, chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp chăn thả có kiểm soát, hạn chế hình thức nuôi vịt chạy đồng, gà thả vườn không có giải pháp kiểm soát dịch bệnh.
- Xây dựng một số vùng trọng điểm chăn nuôi gia cầm ở những nơi có điều kiện sinh thái, đất đai, nguồn nước tốt, phải xa khu dân cư, trường học, chợ, đường giao thông, đồng thời tổ chức chăn nuôi gia cầm đảm bảo an toàn sinh học.
b. Mục tiêu
nghìn con năm 2020, sản lượng thịt gà 2,429 tấn năm 2015 lên 4,054 tấn năm 2020
- Quy hoạch khu chăn nuôi tập trung đến năm 2020
Bảng 3.1. Quy hoạch địa điểm chăn nuôi tập trung của huyện đến năm 2020
TT Xã Địa điểm Diện tích
(ha)
Tổng diện tích
(ha)
01 Tam Thành
Đồi Nỗng Đường - Thôn 2 Đồi Nỗng Chùa - Thôn 6 Đồi Đá Ngựa - Thôn 10
12,582 16,191
6,859 35,632
02 Tam Thái
Đồi Nông trường - Thôn Hòa Bình Đồng Triệu - Thôn Hòa Bình Đồi Cây Cốc - Thôn Hòa Bình Đồi Tranh - Thôn Lộc Thọ
10,25 7,2 10,8 10 38,25 03 Tam An Đá Trắng - Thôn An Mỹ 2 Đồng La Á - Thôn An Mỹ 2 4,605 10,175 14,78 04 Tam Dân Đồi Cù Lao - Thôn Ngọc Giáp
Đồi Hố Nước - Thôn Ngọc Giáp
29,333
14,455 43,788
05 Tam Đàn
Nỗng Đường - Thôn Vạn Long Gò Xoa - Thôn Đàn Trung Gò Bòng - Thôn Thạnh Hòa 1 Gò Miên - Thôn Thạnh Hòa 2 Gò Ông Thú - Thôn Trung Định Gò Trắc - Thôn Đàn Hạ 12,40 4,76 4,80 8,00 5,60 3,70 39,26 Tổng cộng 171,71
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn năm 2012 của huyện Phú Ninh)
c. Định hướng
Định hướng phát triển ngành chăn nuôi gia cầm của huyện theo hướng bền vững, xác định lợi thế con nuôi phù hợp từng vùng để đầu tư, khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng hàng hóa quy mô gia trại, trang trại đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và phù hợp với nhu cầu của thị trường; tăng cường kiểm soát chăn nuôi, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm gia cầm sạch, thương hiệu sản phẩm chăn nuôi gia cầm, tìm kiếm thị trường nhằm nâng cao hiệu quả và kích thích ngành chăn nuôi gia cầm phát triển phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của địa phương và hội nhập quốc tế.
- Quy hoạch khu chăn nuôi tập trung các xã còn lại hay chỉ tập trung chăn nuôi ở những khu đã quy hoạch là điều đáng bàn. Vì nếu chăn nuôi dàng trải thiếu điểm nhấn trong quy hoạch, làm cho công tác phòng chống dịch, bệnh và kiểm soát môi trường còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao hơn.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát dịch bệnh, phát hiện bệnh sớm, xử lý bệnh kịp thời không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Các ngành, các cấp và tổ chức, cá nhân có chăn nuôi gia cầm thuộc địa bàn tiêm phòng khẩn trương triển khai thực hiện tiêm vắc-xin cúm gia cầm cho đàn gia cầm nhằm bao vây các ổ dịch và phòng bệnh cho đàn gia cầm tập trung tại các địa phương có ổ dịch cũ, các vùng có nguy cơ cao theo quy định