6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng huy động và sử dụng các yếu tố nguồn lực chăn nuô
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI HUYỆN PHÚ NINH THỜI GIAN QUA PHÚ NINH THỜI GIAN QUA
2.2.1. Thực trạng huy động và sử dụng các yếu tố nguồn lực chăn nuôi gia cầm nuôi gia cầm
- Lao động: Số lượng lao động tham gia vào ngành chăn nuôi của huyện còn rất khiêm tốn cụ thể năm 2015 chỉ có 52 người lao động ở trang trại, chiếm 0,285% của tổng số lao động huyện, do tổng trang trại hiện nay của huyện còn thấp là 15 trang trại trong đó có 05 trang trại chăn nuôi gia cầm điều này cho thấy địa phương chưa chú trọng phát triển chăn nuôi gia cầm tương xứng với tìm năng của huyện.
Lao động ở nông thôn của huyện phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn, tham gia vào ngành nông lâm thủy sản chiếm phần lớn, trong đó chỉ có một số ít người tham gia làm việc tại các trang trại, gia trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn của huyện, còn lại là lao động trong chăn nuôi hộ gia đình chiếm phần lớn ở nông thôn, nhưng trong đó con số này còn quá ít so với thực tế lao động tại huyện Phú Ninh. Như vậy, do quy mô trang trại, gia trại chưa phát triển, chưa tạo ra được nhiều công ăn việc làm tại địa phương, phần đông chỉ có chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ thu hút được số đông lao động do người chăn nuôi hộ lấy công làm lời, giải quyết việc làm cho lao động trong gia đình và thời gian nông nhàng trong sản xuất. Nên tình hình chăn nuôi gia cầm nhỏ lẽ
ở hộ gia đình còn chiếm tỷ lệ cao và lao động thuê ngoài tham gia làm việc ở các trang trại còn rất khiêm tốn và hạn chế.
Bảng 2.10. Tình hình lao động tham gia vào sản xuất chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh năm 2016
Chỉ tiêu ĐVT Hộ gia
đình Gia trại
Trang trại
1.Số hộ chăn nuôi gia cầm Hộ 11087 57 5
2. Số nhân khẩu bình quân Người 5 5 4
3. Lao động thuê ngoài bình quân Người 0 1 3 4.Trình độ học vấn Tiểu học % 60 10 0 Trung học cơ sở % 20 25 60 Trung học phổ thông % 20 65 40 5. Giới tính chủ hộ Nam % 84 85 100 Nữ % 16 15 0 5.Tình trạng hôn nhân Độc thân % 20 10,5 0 Lập gia đình % 80 89,5 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Tình hình dân số trong độ tuổi lao động của huyện Phú Ninh năm 2015 là 50.841 người, trong đó lao động trong nông thôn là 23.660 người. Trong đó lao động tham gia vào chăn nuôi gia cầm còn rất khiêm tốn, bình quân mỗi hộ chăn nuôi gia cầm hình thức trang trại, gia trại hay hộ gia đình bình quân có từ 2-3 người tham gia vào chăn nuôi gia cầm, trong đó lao động thuê ngoài ở trang trại là 3 người còn gia trại là 1 người, hộ gia đình thì không có, điều này cho thấy giải quyết công việc làm trong chăn nuôi gia cầm rất ít, những hộ, cá nhân
có thể tận dụng những tiềm năng có sẵn của mình để sản xuất chăn nuôi gia cầm kết hợp với nguồn vốn vay của địa phương để tự sản xuất chăn nuôi, giải quyết công ăn việc làm thu nhập cho bản thân và gia đình, trong khi vốn đầu tư ít, tận dụng thời gian và nguồng lực sẳn có trong tự nhiên và gia đình vào sản xuất chăn nuôi làm giảm chi phí, đầu tư ít nhưng lợi nhuận cao là điều mọi người quan tâm và dễ làm. Còn đối với trang trại, gia trại, vốn lớn, chi phí nhiều, rủi ro cao, đòi hỏi trình độ kỹ thuật, tay nghề cao, thu hút rất ít lao động. Trình độ học vấn của người tham gia vào sản xuất chăn nuôi gia cầm còn nhiều hạn chế với 60% người có trình độ học tiểu học, 20% trình độ học Phổ thông còn lại 20% học trung học cơ sở. Trong khi đó trang trại, không có trình độ tiểu học, chỉ có 60% là chủ hộ trung học cơ sở, còn lại 40% là trung học phổ thông, đối với hộ chăn nuôi gia trại có 10% trình độ tiểu học, 25% là trình độ trung học cơ sở còn lại 65 % người có trình độ trung học phổ thông. Nhìn chung trình độ văn hóa không đồng đều, dẫn đến khó khăn trong vấn đề nhận thức, tiếp thu kiến thức khi giao lưu học hỏi kinh nghiệm, sáng tạo trong chăn nuôi gia cầm hay khi tham dự ở các lớp tập huấn.
Hầu hết người chủ trang trại đều đã lập gia đình chiếm 100%, còn gia trại thì 89,5% lập gia đình và 10,5% là chủ gia trại độc thân còn hộ gia đình thì độc thân chiếm 20%, 80% là chủ hộ chăn nuôi đã lập gia đình.Như vây tình trạng hôn nhân của các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn của huyện đã lập gia đình chiếm phần đông, điều này cho thấy công việc chăn nuôi gia cầm đòi hỏi lao động nữ giới cao hơn nam giới, do tính chất công việc phải chịu khó, đam mê, yêu thích công việc này mới làm được, bên cạnh đó đòi hỏi phải có tay nghề tích lũy kỹ thuật Thú y.
- Vốn sản xuất: Có vai trò quan trọng trong sản xuất chăn nuôi gia cầm, vì ngành chăn nuôi có đặt thù cần nguồn vốn lớn, khi không có nguồn vốn thì người chăn nuôi gia cầm không thể tổ chức sản xuất chăn nuôi và tiếp tục đầu tư chăn nuôi. Trong khi đó người nông dân lại rất cần vốn và khan hiếm về vốn
trong chăn nuôi gia cầm, phòng chống dịch bệnh, mua con giống tái đàn…. Trong vài năm trở lại đây chính sách vốn vay chưa hợp lý như: nguồn vốn hỗ trợ cho vay sản xuất của ngân hàng chính sách cạn kiệt, lãi suất còn quá cao (0,65%/tháng), định mức vốn vay chưa hợp lý, còn mang tính chất chung chung. Dẫn đến nhiều người nông dân trong chăn nuôi gia cầm mong muốn vay vốn sản xuất hay mở rộng quy mô sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn, nên các chủ hộ tìm đến ngân hàng thương mại vay với lãi suất cao 0,9%/tháng. Điếu này gây hạn chế và khó khăn trong phát triển chăn nuôi gia cầm của huyện, cũng như phát triển kinh tế trên địa bàn của huyện. Thông qua bảng dưới đây cho chúng ta thấy rõ hơn về tình hình nguồn vốn của các hộ chăn nuôi gia cầm của huyện.
Bảng 2.11. Tình hình nguồn vốn của các hộ chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh năm 2016
Chỉ tiêu ĐVT Hộ gia
đình Gia trại
Trang Trại
Tổng số vốn đầu tư bình quân Trđ 69 510 1.200
Nguồn vốn tự có % 65 70 80
Vốn vay ngân hàng % 29 30 20
Vay bạn bè / người thân % 6 0 0
Tổ chức đoàn thể % 0 0 0
Thời gian vay năm 3 3 3
Lãi suất % 0,65 0,65 0,9
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy, tổng số vốn đầu tư ban đầu cho chăn nuôi gia cầm của hộ gia đình là 69 triệu đồng, gia trại là 510 triệu đồng và trang trại là 1200 triệu đồng. Như vậy, với nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn nếu không có sự hỗ trợ vốn vay từ nhà nước bạn bè, tổ chức đoàn thể thì không mấy ai có thể tổ chức chăn nuôi gia cầm được. Trong khi đó, người chăn nuôi
gia cầm chỉ được vay như sau: Đối với hộ gia đình vay 29% từ ngân hàng chính sách xã hội, lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng, còn lại 30% của các hộ chăn nuôi gia trại cũng được vay tại ngân hàng hỗ trợ sản xuất kinh doanh 0,655/ tháng, và 20 % lá lượng vốn mà các trang trại cần vay của các ngân hàng thương mại lãi suất 0.9%/tháng. Nhưng qua thực tế, người chăn nuôi còn mong muốn vay nhiều hơn để đầu tư vào chăn nuôi và sản xuất.
- Mặt bằng chăn nuôi: Phải đủ lớn để gia cầm tăng trưởng và phát triển, địa điểm làm chuồng trại phù hợp với tình hình địa phương và điều kiện tự nhiên, khí hậu của vùng và theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước, được cấp giấy chứng nhận tình hình sử dụng đất dùng vào chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh Như sau:
Bảng 2.12. Diện tích đất dùng trong chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh năm 2016
Chỉ tiêu ĐVT Hộ gia
đình Gia trại
Trang Trại
Số lượng điều tra Hộ 100 10 5
Tổng số gia cầm Nghìn con 391,8 290,70 46,00
Quy mô đàn bình quân Con 692 5.100 9.200
Đất làm chuồng, trại bình quân m2 90,7 510 1.200
Bải chăn thả bình quân m2 700 600 500
Đất canh tác bình quân m2 1500 500 200
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Từ bảng số liệu ở trên cho ta thấy tình hình sử dụng đất dùng trong chăn nuôi gia cầm với diện tích đất làm chuồng trại chăn nuôi gia cầm bình quân một trang trại là 1000m2 với quy mô chăn nuôi là 9200 con/ trang trại điều này cho thấy cứ 10 con gia cầm cần sử dụng 1,3m2 làm chuồng chăn nuôi.
Trong khi đó, chăn nuôi gia trại là 5.100 con/ gia trại thì cần đất làm chuồng trại là 510m2 và bình quân 10 con gia cầm thì cần 1m2 đất. Như vậy, diện tích chuồng dành cho trang trại lơn hơn so với gia trại là do trang trại nuôi nhốt hoàn toàn chiếm số lượng lớn. Qua điều tra 05 trang trại thì thấy có 03 trang trại nuôi nhốt hoàng toàn. Gia trại ngoài nuôi chuồng kín phần lớn đều có bải chăn thả để gà vận động, tự kiếm thêm thức ăn, thích ứng với điều kiện môi trường tự nhiên.
Đối với hộ gia đình chăn nuôi chủ yếu nuôi nhốt ban đêm, ban ngày gia cầm được thả trong khu vực chăn nuôi có kiểm soát, có tường rào xung quanh bao phủ, gia cầm tự kiến thức ăn và được bổ sung thức ăn theo thời gian 04 lần/ ngày, buổi sáng, buổi trưa 1 lần/ ngày, riêng buổi chiều 2 lần/ ngày tước giờ chiều và sau giờ chiều. Chăn nuôi phần lớn thời gian là nông nhàng, ngoài chăn nuôi các hộ gia đình còn phải canh tác sản xuất nên diện tích đất canh tác bình quân là 1500m2 để phục vụ sản xuất trồng lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ tương… vừa phục vụ gia đình phần còn lại dùng làm thức ăn chăn nuôi gia cầm. Trong khi đó, trang trại và gia trại có diện tích đất canh tác rất ít đủ để trồng cỏ bổ sung nguồn thức ăn xanh cho gia cầm.
- Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gia cầm: Việc áp dụng kỹ thuật là hết sức cần thiết, trình độ khoa học kỹ thuật quyết định năng suất và chất lượng đầu ra của sản phẩm và giá trị của sản phẩm. Thị trường và người tiêu dùng hướng đến sản phẩm sạch, chất lượng nâng cao, đảm bảo sức khoẻ. Vì vậy, người chăn nuôi gia cầm muốn thành công thì cần phải tạo ra sản phẩm cái mà thị trường cần chứ không phải cái mà thị trường đã có.
Chăn nuôi trên địa bàn huyện Phú Ninh trong những năm gần đây được khuyến khích phát triển tại các vùng theo hướng nông trại tương đối mạnh,
như mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học... đã được nhân rộng và phát triển với quy mô lớn. Tuy nhiên, khi chăn nuôi đã phát triển mạnh thì lượng chất thải chăn nuôi nhiều lên, trong khi đó người dân có xu hướng ít dùng phân chuồng, chủ yếu là phân vô cơ bón cho đồng ruộng, dẫn tới chất thải trong chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường sống...Năm 2013, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Nam, Trạm Khuyến nông Khuyến lâm huyện đã xây dựng và triển khai mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học bằng chế phẩm men vi sinh trong chăn nuôi gà an toàn sinh học với quy mô 600m2 trên nền chuồng gà tại 10 hộ dân của xã Tam Thái. Mô hình này được người dân hưởng ứng đồng tình cao và ngành chuyên môn sẽ nhân rộng trên địa bàn huyện trong thời gian đến [12,tr 02]
Theo ông Nguyễn Văn Kỉnh-Trưởng Trạm KNKL huyện Phú Ninh: Chúng tôi triển khai mô hình này vì nó giảm lượng chất thải trong chăn nuôi, giảm thiểu mùi hôi trong chuồng trại, hạn chế ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra và giảm chi phí công lao động.
Được biết, kỹ thuật áp dụng đệm lót trong mô hình chăn nuôi lúc đầu, người chăn nuôi rải đều lớp trấu dày từ 10-15 cm lên nền chuồng, sau đó thả gà vào nuôi. Sau một thời gian quan sát trên bề mặt chuồng thấy phân rải kín, người chăn nuôi dùng cào cào lớp mặt đệm lót cho tơi xốp. Lấy 2 kg chế phẩm men đã ủ, rãi đều lên toàn bộ bề mặt đệm lót. Tiếp theo dùng tay xoa trên bề mặt để men được phân tán đều khắp. Chị Nguyễn Thị Kim Hoàng một chủ hộ tham gia mô hình này với số lượng đàn gà hiện có trên 2.000 con tại thôn Hòa Bình, xã Tam Thái đã cho biết về cách làm chế phẩm men như sau đêm 2 kg chế phẩm BALASA N01 trộn đều với 15 kg bột ngô, cho thêm hơn 5 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều sau đó cho vào túi hoặc thùng và để chỗ ấm, ủ trong 2-3 ngày, và số lượng này dùng trên 50m2 nền chuồng nuôi...Qua thời gian gần 3 tháng triển khai thực hiện, bước đầu cho thấy hiệu
quả của mô hình đệm lót sinh học. Với hộ ông Nguyễn Đức Hậu-người tham gia mô hình cho biết: Tôi tham gia diện tích nuôi 100m2 với số lượng 600 con gà thịt giống Minh Dư. Trước đây, nuôi bằng cách truyền thống thì luôn bị bệnh về đường hô hấp và đường ruột, tỷ lệ hao hụt cao, gà tăng trọng thấp, nhất là mùi hôi thối từ chất thải không những gây ô nhiễm môi trường mà ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con xung quanh. Nhưng khi thực hiện mô hình đệm lót sinh học thì hiệu quả cải thiện đáng kể, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp không thấy biểu hiện, gà tăng trọng nhanh, độ đồng đều cao, môi trường được giải quyết một cách cơ bản, không còn mùi hôi thối.[12,tr 03].
Mô hình chăn nuôi gà trên nền chuồng đệm lót sinh học là mô hình phù hợp với phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch, phát triển bền vững, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi diện tích đất cho phát triển chăn nuôi gia trại và trang trại đang gặp khó khăn, đặc biệt là đối với các nơi tập trung dân cư đông đúc. Việc ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà an toàn sinh học và đảm bảo vệ sinh môi trường góp phần đáng kể hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, đây là mô hình dễ ứng dụng, vốn đầu tư không cao, thực hiện trong thời gian ngắn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khá cao cho người chăn nuôi.[12,tr 03].
Như vậy, khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi gia cầm đã làm giảm thiểu chi phí, gia tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được chi phí nhân công, hạn chế dịch bệnh, tăng chất lượng thương phẩm.
Kết quả điều tra về tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi gia cầm ở huyện Phú Ninh như sau:
Bảng 2.13. Kết quả điều tra việc áp dụng KH-KT vào chăn nuôi gia cầm năm 2016 Chỉ tiêu Hộ gia đình Gia trại Trang trại
Tổng số hộ chăn nuôi gia cầm 11087 57 5
1.Số hộ điều tra 100 10 5
2.Số hộ áp dụng hoàn toàn KH-KT 55 85 100
Hiệu quả kinh tế mang lại (%) 90 92 98
3.Hộ không áp dụng KH-KT 45 0 0
Hiệu quả kinh tế mang lại (%) 55 0 0
4.Hộ áp dụng KH- KT không hoàn toàn 0 15 0
Hiệu quả kinh tế mang lại (%) 0 75 0
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Bảng số liệu cho thấy chăn nuôi gia cầm tại các hộ gia đình còn chiếm tỷ lệ khá cao ở địa phương nên vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi gia cầm ở các hộ nhỏ lẻ còn rất hạn chế. Kết quả điều tra trong 100 hộ