CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CVTD

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 33)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CVTD

1.3.1.Nhân tố bên ngoài

a) Nhân tố từ môi trƣờng kinh doanh.

- Đối thủ cạnh tranh.

Ngân hàng thƣơng mại hoạt động trong môi trƣờng có nhiều đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một động lực tốt để Ngân hàng ngày càng hoàn thiện, vì để ngày càng phát triển thì Ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cƣờng các hoạt động của mình vƣợt đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khách hàng có sự lựa chọn nhằm có lợi nhất cho họ. Do đó để mở rộng hoạt động cho vay thì việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để ngày càng chiếm ƣu thế hơn là vô cùng quan trọng.

- Môi trường kinh tế vĩ mô.

Môi trƣờng kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố cơ bản nhƣ: tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế, lãi suất và xu hƣớng lãi suất của nền kinh tế, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, thu nhập bình quân đầu ngƣời, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, hệ thống thuế và mức thuế… Những yếu tố vĩ mô này trực tiếp ảnh hƣởng đến hoạt động của các TCTD nói chung và hoạt động CVTD nói riêng theo hƣớng thuận lợi hoặc ngƣợc lại.

Sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ hội mở rộng cho vay tiêu dùng một cách hiệu quả. Đặc biệt là ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát sẽ làm yên tâm các tổ chức tài chính cho vay vốn, các đối tƣợng vay vốn có thêm việc làm, tăng thu nhập, giúp họ yên tâm về sự ổn định trong thu nhập cũng nhƣ tạo sự ổn định của chi phí vay.

- Chính sách và định hướng cho vay tiêu dùng của Chính Phủ.

Chính phủ có vai trò to lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ và các chƣơng trình chi tiêu của

mình. Quan điểm của Chính phủ về vai trò của tiêu dùng trong nƣớc đối với phát triển và tăng trƣởng kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng. Để tận dụng đƣợc cơ hội, giảm thiểu nguy cơ các Ngân hàng phải nắm bắt đƣợc những quan điểm, những quy định, ƣu tiên những chƣơng trình chi tiêu của chính phủ và cũng phải thiết lập một quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể thực hiện sự vận động hành lang khi cần thiết nhằm tạo ra một môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng.

- Môi trường chính trị- pháp luật.

Các chính sách chính trị - pháp luật ảnh hƣởng đến các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Một hệ thống pháp luât hoàn thiện là cơ sở bảo vệ sự phát triển thị trƣờng tài chính an toàn, ổn định, thúc đẩy các định chế tài chính nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lƣợng cao cho dân cƣ, bảo vệ sự phát triển bền vững, quan hệ hợp tác bình đẳng giữa ngân hàng và khách hàng vì lợi ích của cả hai bên.

- Môi trường văn hóa - xã hội

Các yếu tố môi trƣờng là những vấn đề văn hóa xã hội và tƣơng đối ít thay đổi lâu dài, ảnh hƣởng đáng kể đến hoạt động của Ngân hàng là văn hóa tiêu dùng, thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng trong cuộc sống sống, thực hành tiết kiệm, đầu tƣ, ứng xử trong giao tiếp quan hệ, cuộc sống mong đợi, các cộng đồng tôn giáo, dân tộc... có tác động đáng kể về khoa học và chiến lƣợc khoa học của các ngân hàng thƣơng mại.

- Môi trường công nghệ

Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin trở thành một yếu tố trong việc bứt phá cạnh tranh của ngành ngân hàng. Các ngân hàng hiện nay có xu hƣớng sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị và công nghệ hiện đại để tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu suất. Bên cạnh đó, các kỹ thuật cách mạng khoa học đã thúc đẩy sự phát triển của kỹ thuật ngân hàng và xu hƣớng liên kết

thƣơng mại đa mục đích chia sẻ hệ thống công nghệ. Đây là một nguy cơ yếu tố tiềm năng cho hệ thống ngân hàng, bởi vì nó làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng vốn có thế mạnh cụ thể.

b)Nhân tố từ phía khách hàng.

- Năng lực tài chính của khách hàng:

Năng lực tài chính của khách hàng đƣợc thể hiện thông qua nguồn thu nhập của khách hàng dùng để trả nợ vay. Thu nhập của khách hàng vay tiêu dùng quyết định đến nhu cầu và tiêu dùng của họ và quyết định việc có cho vay hay không của ngân hàng. Ngân hàng khi CVTD sẽ căn cứ vào mức thu nhập hiện tại và trong tƣơng lai của khách hàng đó là nguồn thanh toán khoản nợ vay với ngân hàng.Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn đƣợc ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

-Tài sản đảm bảo nợ vay:

Tài sản đảm bảo là cơ sở pháp lý để có thêm nguồn trả nợ thứ 2 cho ngân hàng ngoài nguồn trả nợ thứ nhất, mang tính dự phòng rủi ro và tăng cƣờng mức độ an toàn cho khoản tín dụng.

-Đạo đức của người vay:

Ngoài những nhân tố trên còn kể đến nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hƣởng tới cho vay khách hàng cá nhân, đó là đạo đức khách hàng. Đạo đức khách hàng đƣợc đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm của khách hàng vay vốn. Đạo đức của ngƣời vay trong quan hệ tín dụng đƣợc đánh giá bằng độ tín nhiệm của khách hàng trên cơ sở sự sẵn lòng trả nợ và ý muốn thực hiện tất cả các giao ƣớc trong hợp đồng tín dụng. Nếu nhƣ khách hàng là ngƣời có ý thức trả nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, các quy định cũng sẽ không quá khắt khe.

1.3.2. Nhân tố từ phía Ngân hàng

- Mục tiêu và định hướng phát triển tín dụng của ngân hàng

Ngân hàng muốn tồn tại, phát triển thì phải có phƣơng hƣớng, chiến lƣợc kinh doanh. Chiến lƣợc kinh doanh càng phù hợp thì hoạt động cho vay ngày càng đƣợc mở rộng. Trên cơ sở các quyết định, chính sách của cấp trên, thông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, vị thế của Ngân hàng trên địa bàn hoạt động; Ngân hàng phải xác định nên tăng cƣờng hoạt động cho vay hợp lý, nên chú trọng hơn vào những hƣớng nào có hiệu quả, tìm hiểu thêm những lĩnh vực mới tiềm năng giúp mở rộng hoạt động CVTD của Ngân hàng.

- Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phƣơng thức cho vay, hƣớng giải quyết phần khách hàng vay vƣợt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề... tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng. Nếu nhƣ tất cả những yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng đƣợc các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng đó sẽ thành công trong việc tăng cƣờng hoạt động cho vay, nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng tín dụng. Ngƣợc lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cƣờng hoạt động cho vay của mình.

- Quy trình thực hiện cấp tín dụng

Các bƣớc của quy trình tín dụng đƣợc xây dựng một cách hợp lý, khoa học sẽ giúp rút ngắn đƣợc thời gian tác nghiệp, tránh sự trùng lắp không cần thiết các thao tác đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Đồng thời một quy trình tín dụng đƣợc tổ chức hợp lý sẽ giúp ngân hàng có đƣợc các khoản vay có chất lƣợng, giảm thiểu đƣợc rủi ro, tạo điều kiện để ngân hàng phát triển

doanh số CVTD.

-Lực lượng nhân sự của ngân hàng

Hoạt động CVTD đòi hỏi nguồn nhân lực lớn về cả số lƣợng lẫn chất lƣợng, đây là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lƣợc phát triển CVTD của các ngân hàng. Một đội ngũ nhân lực có trình độ cao tạo nên lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng, vì nó có thể làm tăng cƣờng khả năng thu hút khách hàng, nâng cao vị thế và giảm rủi ro trong hoạt động CVTD của ngân hàng. Thông qua việc tuyển dụng, đào tạo ra những nhân viên giỏi ngân hàng sẽ có những lợi thế nhất định trong phát triển hoạt động CVTD. Bên cạnh đó, các quy định, nội quy làm việc, chế độ đãi ngộ, chế độ khen thƣởng hợp lý đối với đội ngũ nhân viên cũng sẽ tạo động lực làm việc và tăng cƣờng sự gắn kết giữa nhân viên với ngân hàng, qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ, cải thiện hoạt động CVTD.

-Cơ sở vật chất thiết bị và trình độ khoa học công nghệ của ngân hàng

Việc trang bị đầy đủ các thiết bị tiến phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các nhu cầu khách hàng với chi phí cả hai bên đều có thể chấp nhận đƣợc sẽ giúp Ngân hàng tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, thực hiện tốt mục tiêu tăng cƣờng hoạt động CVTD.

Trong hoạt động ngân hàng, công nghệ đóng vai trò quan trọng. Nền tảng công nghệ hiện đại là cơ sở để các ngân hàng gia tăng tiện ích cho khách hàng, qua đó tăng cƣờng khả năng tiếp cận và tối đa hóa sự thỏa mãn của khách hàng, góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trƣờng.

- Mạng lưới hoạt động của ngân hàng

Mạng lƣới hoạt động của ngân hàng là một phần trong chiến lƣợc phân phối, nó góp phần tích cực vào việc mở rộng hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng. Một ngân hàng có mạng lƣới hoạt động càng rộng, càng bao phủ đƣợc thị trƣờng thì khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng càng tốt.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã nghiên cứu và trình bày một số vấn đề cơ sở lý luận chung về hoạt động CVTD và phân tích hoạt động CVTD, cụ thể gồm:

-Khái niệm, đặc điểm, phân loại CVTD

-Các nội dung, tiêu chí đánh giá và phƣơng pháp phân tích hoạt động CVTD tại NHTM

-Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động CVTD tại NHTM

Những nội dung trình bày trong Chƣơng 1 là cơ sở để tác giá triển khai các nội dung phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – CN Quảng Bình trong Chƣơng 2 và đề xuất các giải pháp trong Chƣơng 3.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH

QUẢNG BÌNH

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Vietinbank Chi nhánh Quảng Bình chính thức thành lập vào ngày 19/04/2004 theo quyết định số 167/QĐ-HĐQT-NHC1 tại địa chỉ: 215 Lý Thƣờng Kiệt, phƣờng Đồng Phú, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; với đội ngũ CBNV khởi đầu là 20 CBNV. Đến ngày 15/03/2013 Vietinbank Quảng Bình chuyển trụ sở về số 50 Lý Thƣờng Kiệt, phƣờng Đồng Phú, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.

Tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade – Quang Binh Branch.

Tên viết tắt: Vietinbank Quảng Bình.

Sau hơn 10 năm hoạt động tại địa bàn, mạng lƣới hoạt động tại Vietinbank Chi nhánh Quảng Bình bao gồm 1 Trụ sở chính và 5 PGD trực thuộc.

- PGD Đồng Hới: Số 328 Lý Thƣờng Kiệt, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- PGD Chợ Ga: Đƣờng Tố Hữu, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- PGD Ba Đồn; Khu phố 1 TT Ba Đồn, H. Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- PGD Bố Trạch: Số 374 Hùng Vƣơng, TT Hoàn Lão, H. Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

a) Cơ cấu tổ chức quản lý tại Vietinbank Quảng Bình. Bộ máy quản lý Vietinbank Quảng Bình bao gồm:

- Ban giám đốc: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc

- Dƣới Ban Giám đốc, tại trụ sở Chi nhánh có 6 phòng. Ngoài ra

hệ thống mạng lƣới hoạt động có 5 phòng giao dịch trực thuộc.

Và đƣợc tổ chức theo mô hình kết hợp trực tuyến và chức năng. Mối quan hệ trực tuyến đƣợc thiết lập trên cơ sở sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc với các phòng, bộ phận. Giữa các phòng, bộ phận có sự phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện các quy trình nghiệp vụ hình thành nên mối quan hệ chức năng. Mỗi phòng, bộ phận đƣợc xác định rõ chức năng nhiệm vụ và nêu rõ các mối quan hệ, phối hợp giữa các phòng, bộ phận.

b) Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban.

Phòng KHDN và Phòng bán lẻ:

- Làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của Ngân hàng cho khách hàng, triển khai các tác nghiệp.

- Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển thị phần. BP Kế toán – Kho quỹ Phòng Khách hàng doanh nghiệp Phòng Bán lẻ Phòng TCHC Phòng Hỗ trợ Phòng Tổng hợp Các PGD trực thuộc Ban Giám Đốc

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng năm đồng thời theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch.

Phòng Kế toán – Kho qũy:

- Hƣớng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với tất cả các đơn vị trực thuộc Chi nhánh.

- Đảm nhận công tác thanh toán của Chi nhánh đối với nội bộ ngân hàng và các ngân hàng khác.

- Tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn Chi nhánh.

- Quản lý chi phí điều hành, quản lý thanh khoản, quản lý kho quỹ.  Phòng tổ chức hành chính:

- Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lƣu trữ văn thƣ.

- Phối hợp với bộ phận quỹ chính để bảo quản và sử dụng khuôn dấu

của Chi nhánh theo đúng quy định.

- Quản lý, bảo dƣỡng cơ sở hạ tầng toàn Chi nhánh, kiểm kê tài sản và cơ sở vật chất của Chi nhánh.

- Tham mƣu cho Ban Giám đốc về việc xây dựng hệ thống nhân sự và tổ chức quản lý tài sản của Chi nhánh.

Phòng hỗ trợ

- Kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã đƣợc phê duyệt trƣớc khi giải ngân. - Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân.

- Thanh lý và lƣu trữ hồ sơ tín dụng.

Phòng tổng hợp

- Quản lý danh mục dƣ nợ và tình hình thu hồi nợ. - Xử lý nợ xấu tại chi nhánh.

- Hƣớng dẫn, hỗ trợ kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với tất cả các đơn vị trực thuộc.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

a) Hoạt động huy động vốn.

Bảng 2.1. Tình hình HĐV của Vietinbank Quảng Bình giai đoạn 2014 – 2017

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Tổng NVHĐ 1.096 1.506 2.008 2.415

Tiền gửi của TCKT 136 267 360 184

Tiền gửi cá nhân 762 1.089 1.248 1.652

Tiền gửi BHXH 197,3 150 400 580

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2017)

Nhìn vào bảng trên, có thể thấy rằng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng lên qua các năm. Tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank – CN Quảng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)