6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4.1.1. Ngành điện tử
Nghiên cứu đƣa ra giả thuyết nội dung giải trí sẽ tác động lên mức độ gắn kết của khách hàng cao nhất, nội dung thông tin lại thấp hơn nội dung giải trí và nội dung thù lao sẽ có mức độ gắn kết thấp nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu có kết quả không phù hợp với giả thuyết đƣa ra, ngoại trừ nội dung giải trí sẽ tác động lên mức độ gắn kết của khách hàng cao nhất ở chỉ tiêu “thích”.
Nghiên cứu cho thấy hình thức thông điệp hình ảnh sẽ tác động lên mức độ gắn kết của khách hàng cao nhất, hình thức video tác động lên mức độ gắn kết lại cao hơn hình thức link ở chỉ tiêu “thích”. Nhƣng hình thức thông
điệp video tác động cao nhất đến chỉ tiêu gắn kết của khách hàng “bình luận” và “chia sẻ”. Và kết quả nghiên cứu không tìm thấy sự tác động của hình thức văn bản và link lên sự gắn kết của khách hàng ở cả ba chỉ tiêu. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Golshani (2015). Giải thích cho kết quả này nhƣ sau, việc cung cấp liên kết điều hƣớng ngƣời tiêu dùng khỏi các trang thƣơng hiệu và ngƣời tiêu dùng có thể không quay trở lại các trang thƣơng hiệu để đặt một bình luận ;có thể hình thức văn bản đòi hỏi nhiều thời gian hơn từ ngƣời tiêu dùng, và do đó nó không còn sự hứng thú, sự liên quan, sự gắn kết của ngƣời tiêu dùng (Golshani, 2015). Nghiên cứu không tìm thấy sự tác động của hình thức thông điệp hình ảnh đến sự gắn kết ở chỉ tiêu “chia sẻ”.
Nghiên cứu đƣa ra giả thuyết rằng những thông điệp đăng vào ngày làm việc sẽ có tác động làm tăng mức độ gắn kết và kết quả phù hợp với giả thuyết này. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Golshani (2015) về ngành điện tử.