Thang đo Học phí

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên chính quy đối với dịch vụ giáo dục tại trường đại học bách khoa đại học đà nẵng (Trang 57)

6. Bố cục đề tài

2.4.6. Thang đo Học phí

Thang đo thành phần Học phí được ký hiệu là HP và có 3 biến quan sát. HP1: Thực hiện việc thu học phí đúng theo quy định

HP2: Ngoài học phí, Nhà trường không thu thêm các khoản không phù hợp khác

HP3: Dịch vụ giáo dục bạn nhận được tương xứng với mức học phí đã đóng

2.4.7. Thang đo thành phần Sự hài lòng của sinh viên

Thang đo thành phần Sự hài lòng của sinh viênđượcký hiệu là HL và có 4 biến quan sát.

HL1: Khóa học đã đáp ứng được những mong đợi của bạn

HL2: Kiến thức, kỹ năng có được từ khóa học giúp cho bạn tự tin về khả năng tìm việc làm sau khi ra trường

HL3: Nếu được chọn lại bạn sẽ lại chọn ngành mình đang học HL4: Bạn hài lòng về dịch vụ giáo dục tại Nhà trường

2.4.8. Tổng hợp các thang đo được mã hóa

Bảng 2.1. Tổng hợp các thang đo được mã hóa

TT Mã hóa Diễn giải

1 TC1 Ngành học có mục tiêu đào tạo rõ ràng

2 TC2 Cấu trúc chương trình được thiết kế mềm dẻo, linh hoạt thuận lợi cho việc học tập của sinh viên

3 TC3 Đề thi bao phủ nội dung kiến thức đã học

4 TC4 Nhà trường có cách đánh giá kết quả học tập phản ánh đúng năng lực của sinh viên

5 TC5 Giáo trình, tài liệu học tập giúp sinh viên tự học được 6 DU1 Ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội

7 DU2 Các thông tin trên website đa dạng, phong phú và được cập nhật thường xuyên

8 DU3

Thủ tục hành chính đơn giản, thuận lợi cho sinh viên (đăng ký học phần, giấy chứng nhận sinh viên, cấp bảng điểm, đóng học phí, đăng ký học lại, xin miễn giảm học phí, cấp học bổng …)

9 DU4 Trung tâm Thông tin Học liệu có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên 10 DU5 Giáo trình, tài liệu học tập mỗi môn học được cung cấp

đầy đủ, đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên 11 DU6 Giáo trình, tài liệu học tập được biên soạn rõ ràng, đảm

bảo nội dung chính xác và được cập nhật

12 DU7 Nội dung chương trình đào tạo có nhiều kiến thức được cập nhật

TT Mã hóa Diễn giải

giảng dạy

14 PV2 Giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu

15 PV3 Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy

16 PV4 Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy

17 PV5 Cán bộ, nhân viên ở các phòng chức năng giải quyết thỏa đáng và nhanh chóng các yêu cầu của sinh viên

18 PV6 Bạn hài lòng với vai trò cố vấn học tập của giáo viên chủ nhiệm

19 PV7 Bộ phận y tế chăm sóc sức khỏe tốt cho sinh viên khi có nhu cầu

20 CT1 Giảng viên có thái độ gần gũi và thân thiện với sinh viên

21 CT2 Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên

22 CT3 Giảng viên khuyến khích sinh viên tư duy sáng tạo trong quá trình học

23 CT4 Cán bộ, nhân viên ở các phòng chức năng có thái độ phục vụ tốt, nhiệt tình và tôn trọng sinh viên

24 HH1 Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng, đảm bảo yêu cầu về chỗ ngồi

25 HH2 Phòng học được trang bị máy chiếu, màn chiếu

26 HH3 Phòng thực hành có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết cho nhu cầu thực hành của sinh viên

27 HH4 Phòng máy tính có nhiều máy tính và hoạt động hiệu quả đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên

TT Mã hóa Diễn giải

28 HH5 Bãi giữ xe đáp ứng nhu cầu sinh viên

29 HH6 Dịch vụ cantin của Trường đáp ứng nhu cầu sinh viên 30 HH7 Bố trí các vị trí làm việc của các phòng chức năng hợp lý 31 HP1 Thực hiện việc thu học phí đúng theo quy định

32 HP2 Ngoài học phí, Nhà trường không thu thêm các khoản không phù hợp khác

33 HP3 Dịch vụ giáo dục bạn nhận được tương xứng với mức học phí đã đóng

34 HL1 Khóa học đã đáp ứng được những mong đợi của bạn

35 HL2 Kiến thức, kỹ năng có được từ khóa học giúp cho bạn tự tin về khả năng tìm việc làm sau khi ra trường

36 HL3 Nếu được chọn lại bạn sẽ lại chọn ngành mình đang học 37 HL4 Bạn hài lòng về dịch vụ giáo dục tại Nhà trường

2.5. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI

Để đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành phần trong mô hình nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi làm công cụ thu thập thông tin để tiến hành thiết kế bảng câu hỏi riêng phù hợp với đề tài nghiên cứu.

Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 2 phần:

- Phần I: Thông tin cá nhân của sinh viên được phỏng vấn

- Phần II được thiết kế để thu thập sự đánh giá của sinh viên đối với các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên. Tất cả các câu hỏi trong phần II của bảng câu hỏi điều tra được cho điểm từ 1 đến 5 (thang đo linker bậc 5). Ý nghĩa của các điểm số như sau:

1 2 3 4 5

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng

ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn

đồng ý Sự liên kết các thang đo lường và các câu hỏi khảo sát trong phần II được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2. Sự liên kết giữa các thang đo lường và bảng câu hỏi

Thang đo lường Câu hỏi

Sự tin cậy 1,2,3,4,5

Khả năng đáp ứng 6,7,8,9,10, 11,12

Năng lực phục vụ 13, 14,15,16,17,18,19

Sự cảm thông 20, 21,22,23

Phương tiện hữu hình 24,25, 26,27,28,29,30

Học phí 31,32,33

Thang đo sự hài lòng của sinh viên 34,35,36,37

2.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Các biến quan sát trong phiếu điều tra khách hàng được mã hóa theo phụ lục. Dữ liệu sau khi thu thập được nhập liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Một số phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này gồm:

2.6.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trong bước đầu tiên, tác giả sử dụng phân tích mô tả để phân tích các thuộc tính của mẫu nghiên cứu, như: giới tính, năm học, kết quả học tập của sinh viên.

2.6.2. Phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha là một hệ số kiểm định thống kê về mức độ tin cậy và tương quan trong giữa các biến quan sát trong thang đo. Nó cho biết sự

chặt chẽ và thống nhất trong các câu trả lời nhằm đảm bảo người được hỏi đã hiểu cùng một khái niệm.

Phương pháp phân tích này cho phép người nghiên cứu loại bỏ các biến quan sát không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để chọn thang đo là hệ số Cronbach’s Alpha của nó tổi thiểu là 0,6 nhưng tốt nhất là lớn hơn 0,7.

Tính toán hệ số tương quan biến - tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát không đóng góp nhiều cho sự mô tả các khái niệm cần đo.

Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA nhằm loại ra các biến không phù hợp, vì các biến này có thể tạo ra các nhân tố giả.

Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo: – Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

– Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

– Các biến quan sát có tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,4) được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0,7).

CA <0.6: Thang đo cho nhân tố là không phù hợp. Có thể do thiết kế bảng câu hỏi chưa tốt hoặc dữ liệu thu được từ khảo sát có nhiều mẫu xấu (bad sample).

0.6 < CA <0.7: Hệ số đủ để thực hiện nghiên cứu mới. 0.7 < CA <0.8: Hệ số đạt chuẩn cho bài nghiên cứu.

0.8 < CA <0.95: Hệ số rất tốt. Đây là kết quả từ bảng câu hỏi được thiết kế trực quan, rõ ràng, phân nhóm tốt và mẫu tốt, không có mẫu xấu.

CA >0.95: Hệ số ảo do có hiện tượng trùng biến. Nguyên do là thiết kế nội dung các câu hỏi trong cùng nhân tố cùng phản ánh một vấn đề hoặc không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa. Một nguyên do khác nữa là sample giả..

2.6.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi loại bỏ các biến không đủ độ tin cậy, phương pháp phân tích EFA được sử dụng để xác định giá trị hội tụ (Convergent Validity), giá trị phân biệt (Discriminant Validity), đồng thời thu gọn các tham số ước lượng theo từng nhóm biến.

Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát).

Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:

• Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu • Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng

Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu: Hệ số tải nhân tố (Factor loading )> 0.5

Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố (Factor Loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.4 trong một nhân tố (Jun và cộng sự, 2002). Để đạt độ giá trị phân biệt, khác biệt giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 (Jabnoun và cộng sự, 2003).

Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalues – đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố có Eigenvalues nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình (Garson, 2003).

Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

 Trị số KMO ≥ 0,5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett căn cứ trên giá trị Sig. ≤ 0,05.

 Đại lượng Eigenvalue: Chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue lớn

hơn 1 mới giữ lại trong mô hình phân tích

 Hệ số tải nhân tố Factor loadings: Các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ

hơn 0,5 sẽ bị loại, điểm dừng khi Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988)

 Phép trích Principal Component với phép quay Varimax sẽ được sử

dụng trong phân tích nhân tố thang đo các thành phần độc lập.

2.6.4. Phân tích tương quan

Sig: significant của kiểm định Pearson. Giả thuyết H0: hệ số tương quan bằng 0. Do đó nếu Sig. này bé hơn 5% ta có thể kết luận được là hai biến có tương quan với nhau. Hệ số tương quan càng lớn tương quan càng chặt.nếuSig. này lớn hơn 5% thì hai biến không có tương quan với nhau

Vì một trong những điều kiện cần để phân tích hồi quy là biến độc lập phải có tương quan với biến phụ thuộc, nên nếu ở bước phân tích tương quan

này biến độc lập không có tương quan với biến phụ thuộc thì ta loại biến độc lập này ra khỏi phân tích hồi quy.

Xét tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập: nhỏ hơn 0.05 nghĩa là biến độc lập đó có tương quan với biến phụ thuộc, lớn hơn 0.05 nghĩa là biến độc lập đó KHÔNG tương quan với biến phụ thuộc và nên loại bỏ biến đó trước khi đi vào chạy hồi quy. Khi sig nhỏ hơn 0.05, các bạn chú ý tới hệ số tương quan Pearson r để đánh giá mức độ tương quan mạnh/yếu giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc.

Xét tương quan giữa các biến độc lập: Giá trị sig càng lớn càng tốt. Nếu các giá trị sig này lớn hơn 0.05 nghĩa là giữa các biến độc lập này không có mối tương quan và nó càng khẳng định tính "độc lập" tốt giữa các biến độc lập. Nếu sig nhỏ hơn 0.05 thì các bạn sẽ bắt đầu lưu ý tới hệ số tương quan Pearson để xem tính tương quan mạnh hay yếu giữa các biến và đặt ra nghi ngờ có thể xảy ra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

2.6.5. Phân tích hồi quy đa biến

Các nhân tố được trích ra trong phân tích nhân tố được sử dụng cho phân tích hồi quy đa biến để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết kèm theo. Các kiểm định giả thuyết thống kê đều áp dụng mức ý nghĩa là 5%.

Sau khi kết luận là hai biến có mối liên hệ tuyến tính thì có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả của hai biến này bằng hồi quy tuyến tính (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan.

Kiểm định các giả thuyết, sử dụng với phần mềm SPSS: Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến

Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình

biến độc lập) thông qua giá trị của độ chấp nhận (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor): VIF > 10 thì có thể nhận xét có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)

Xác định mức độ ảnh hưởng của: yếu tố có hệ số beta càng lớn thì có thể nhận xét rằng yếu tố đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn các yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu.

Kiểm định các giả thuyết

Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi qui dựa vào hệ số R và R2 . Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình.

Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi qui βi (I =1:6).

Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến sự hài lòng sinh viên sử dụng dịch vụ giáo dục, nhân tố nào có hệ số β lớn hơn thì có thể nhận xét rằng nhân tố đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn các nhân tố khác trong mô hình nghiên cứu.

2.6.6. Phân tích ANOVA

Việc phân tích ANOVA nhằm xác định ảnh hưởng của các biến định tính như: giới tính, năm học, kết quả học tập đối với nhân tố sự hài lòng của sinh viên sử dụng dịch vụ giáo dục tại trường ĐHBK. Phương pháp sử dụng là phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA). Đây là phương pháp được sử dụng trong trường hợp chỉ sử dụng một biến yếu tố để phân loại các quan sát thành các nhóm khác nhau.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU 3.1.1. Xác định kích cỡ mẫu

Hiện nay Nhà trường có 14 khoa, để thuận tiện cho việc tổ chức điều tra, tác giả chọn ngẫu nhiên sinh viên của từng khoa, bằng cách mỗi buổi đến một khoa và phát cho sinh viên đến khoa giải quyết hồ sơ, giấy tờ. Ngoài ra, tác giả lấy số lượng sinh viên đều cho các khoa để đảm bảo tính công bằng. Mẫu điều tra được thể hiện cụ thể ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Số lượng sinh viên tại 14 khoa tham gia điều tra

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên chính quy đối với dịch vụ giáo dục tại trường đại học bách khoa đại học đà nẵng (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)