KIẾN NGHỊ NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN TẠ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên chính quy đối với dịch vụ giáo dục tại trường đại học bách khoa đại học đà nẵng (Trang 110)

6. Bố cục đề tài

4.1.KIẾN NGHỊ NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN TẠ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÔNG QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT

4.1.1. Kiến nghị về Năng lực phục vụ

- Đối với thủ tục hành chính: mặc dù thủ tục hành chính đã tương đối đơn giản và thuận tiện cho sinh viên nhưng Nhà trường cũng nên có phương tiện hướng dẫn hay bảng chỉ dẫn cụ thể cho sinh viên khi sinh viên muốn giải quyết vấn đề, đặc biệt là các sinh viên mới vào trường và những sinh viên chưa nắm rõ thủ tục.

- Đối với cán bộ, nhân viên ở các phòng chức năng:

+ Thường xuyên lấy ý kiến của sinh viên về khả năng phục vụ của cán bộ, nhân viên tại các phòng chức năng để đánh giá và khắc phục những thiếu sót của cán bộ.

+ Cần lập ra những nội quy và yêu cầu về thái độ làm việc để cán bộ có thể phục vụ sinh viên một cách hiệu quả nhất.

- Đối với chương trình đào tạo: Thường xuyên cập nhật nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu việc làm của xã hội hiện nay. Nên tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp để biết được nhu cầu thực tế.

- Đối với vai trò cố vấn học tập của giáo viên chủ nhiệm: Tăng cường hơn nữa vai trò cố vấn học tập của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm phải luôn năm bắt nhanh chóng thông tin sinh viên của lớp mình để có thể can thiệp, xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh.

4.1.2. Kiến nghị về Đội ngũ giảng viên và giáo trình, tài liệu học tập

Đội ngũ giảng viên

yếu tố về đội ngũ giảng viên giữ vai trò quan trọng. Với mỗi chương trình đào tạo khác nhau, chất lượng của đội ngũ giảng dạy sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của chương trình đào tạo đó. Trong nhiều nghiên cứu cho thầy chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều vào khả năng sư phạm cũng như kiến thức và trình độ chuyên môn mà người giảng viên được đào tạo cũng như tích lũy kinh nghiệm thực tế để truyền đạt đến người học.

Theo Fallow và Steven (2000) cho rằng để đánh giá chất lượng giảng viên cần dựa vào các tiêu chí sau:

- Kiến thức chuyên môn tốt: người giảng viên phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng cả về lý thuyết và thực tiễn. Đồng thời để nâng cao chất lượng giảng dạy, giảng viên cần không ngừng cập nhật kiến thức mới đáp ứng nhu cầu giảng dạy cho người học.

- Khả năng sư phạm và truyền đạt kiến thức giỏi: bao gồm cả sự thuần thục về chuyên môn lẫn năng lực giao tiếp.

- Kinh nghiệm thực tế: giúp cho giảng viên có thể ứng dụng một cách phong phú những kinh nghiệm thực tế vào bài giảng của mình đồng thời giúp cho sinh viên cọ sát hơn với thực tế những kiến thức trong bài giảng.

- Sự hòa đồng, gần gũi, thân thiện và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của giảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giảng dạy và cũng là yếu tố giúp cho người học đạt đến chất lượng học tập cao hơn.

- Khả năng giao tiếp: giúp học viên tự suy nghĩ, phát triển tư duy sáng tạo trong quá trình học.

- Tiếp thu ý kiến phản hồi: giảng viên cần phải học cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ phía người học cũng như từ đồng nghiệp để ngày càng hoàn thiện và bổ sung thêm nhiều kiến thức cho minh.

Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ rất quan trọng, lâu dài trong việc đảm bảo, nâng cao chất lượng dịch

vụ tại Nhà trường, bời vì có những giảng viên giỏi mới là cơ sở vững chắc để đào tạo ra những sinh viên giỏi. Giảng viên giỏi là những người thường xuyên nghiên cứu cũng như trao dồi thêm kinh nghiệm thực tế ứng dụng vào bài giảng giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với nguồn kiến thức sách vở. Do đó cần tập trung phát triển hơn nữa về đội ngũ giảng viên tại trường nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên. Sau đây là một số giải pháp:

- Mỗi kỳ tổ chức những cuộc hội thảo không những trao dồi về chuyên môn mà còn nhằm mục đích trao đổi, học tập, cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy cho các giảng viên.

- Thường xuyên tổ chức hội thảo tầm quốc gia, quốc tế về công nghệ thông tin, tự động hóa … tạo điều kiện cho giảng viên cơ hữu của trường hòa nhập với các nhà khoa học trong nước, từ đó tạo điều kiện cho giảng viên trình bày các đề tài nghiên cứu, công bố các bài báo trên tạp chí trong nước và quốc tế.

- Từng bước thay đổi phương pháp giàng dạy truyền thống bằng phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm tức là giảng viên luôn đối thoại, đặt vấn đề, tạo tình huống thảo luận cho sinh viên nhằm giúp giảng viên nâng cao được kỹ năng sư phạm và hiểu thêm mức độ tiếp thu bài giảng của sinh viên. Xác định, lựa chọn các phương tiện, phương pháp giảng dạy phù hợp với các bậc học, khóa học và loại hình đạo tạo trên cơ sở nắm vững các ưu, nhược điểm của từng loại phương tiện, phương pháp giảng dạy để vận dụng cho phù hợp nhằm phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo của sinh viên.

- Thêm nhiều chính sách ưu đãi đối với giảng viên, nên tạo môi trường làm việc thuận lợi để thu hút đồng thời giữ lại các giảng viên nhiều kỳ vọng, tận tâm và được đào tạo ở nước ngoài. Quan tâm đến chế độ tiền lương, chi phí giảng dạy cho giảng viên, đặc biệt là các giảng viên trẻ, mới vào nghề để họ có

thu nhập đảm bảo đời sống hiện nay, nhờ đó họ mới toàn tâm toàn ý dánh thời gian cho công tác nghiên cứu khoa học và nâng cao trình độ chuyên môn.

- Thiết lập chương trình khảo sát đánh giá giảng viên sau mỗi kỳ học làm căn cứ để nâng bậc lương. Thực hiện đánh giá hằng năm về công tác giảng dạy, tăng mức lương theo thành tích như các đánh giá về môn học của sinh viên, số lượng báo, tạp chí được phát hành, các bài tham luận tại hội nghị, tham gia nghiên cứu khoa học, có những hoạt động với doanh nghiệp và các hoạt động phục vụ cho Khoa, Trường.

- Thường xuyên thăm dò ý kiến sinh viên vào mỗi cuối học kỳ về công tác giảng dạy của giảng viên để Nhà trường có cái nhìn toàn diện hơn về nội dung, phương pháp truyền đạt, tác phong, thái độ ứng xử, tinh thần trách nhiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp của giảng viên … Tuy nhiên, chỉ nên xem ý kiến đánh giá của sinh viên như một kênh thông tin để tham khảo và Nhà trường nên trao đổi những thông tin phản hồi của sinh viên cho giảng viên biết để điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ ở năm học tiếp theo.

Giáo trình, tài liệu học tập

Giáo trình, tài liệu học tập bao gồm các tài liệu như sách giáo khoa, sách tham khảo, đề cương môn học, giáo trình điện tử, bài giảng bằng các đoạn phim (video), bài giảng trình chiếu, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm để luyện tập và luyện thi, tình huống thảo luận …

Có loại tài liệu dễ thấy hiện nay đó là tài liệu giấy và tài liệu điện tử. Sự đầy đủ, đa dạng và dễ dàng tìm kiếm các tài liệu học tập sẽ giúp người học có nhiều cơ hội mở mang kiến thức, phát triển khả năng tự học.

Một số giải pháp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khuyếnkhíchcác giảng viên viết sách, giáo trình mới để luôn cập nhật những nội dung, kiến thức mới phù hợp với tình hình thực tế của xã hội.

- Giảng viên nên cung cấp đầy đủ và đa dạng giáo trình, tài liệu tham khảo các môn học cho sinh viên để sinh viên có cơ hội học tập, tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn. Nhiệt tình hỗ trợ sinh viên khi họ không tìm ra tài liệu cần thiết.

- Xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu học tập đầy đủ để tạo môi trường tốt cho sinh viên phát huy được tính tự chủ trong học tập. Có kế hoạch kết nối thư viện điện tử của trường với thư viện của các trường khác để làm nguồn tài liệu thêm phong phú.

- Cải tiến và thẩm định chặt chẽ ngân hàng đề thi và cải tiến quy trình ra đề thi để đảm bảo tính khách quan, có khả năng đánh giá toàn diện kiến thức người học.

- Mỗi môn học, giảng viên cần phải có phương pháp đánh giá kết quả học tập riêng, phù hợp với chương trình của môn học để đánh giá sinh viên chính xác và công bằng hơn.

4.1.3. Kiến nghị về Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất, trang thiết bị đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng đào tạo, nếu Nhà trường cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất cũng như thiết bị thực hành cho sinh viên sẽ giúp sinh viên có điều kiện học tập tốt, cọ sát được với thực tế. Đồng thời giúp sinh viên tiếp cận với công nghệ khi đến làm việc tại các công ty, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đặc biệt là công nghệ thông tin, việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ từ công nghệ thông tin vào chương trình học một cách hiệu quả sẽ góp phần làm thỏa mãn nhu cầu của người học đồng thời nâng cao hiệu quả của một chương trình đào tạo.

Một số giải pháp để nâng cao sự hài lòng của sinh viên:

- Đối với bộ phận y tế: trang bị thêm các thiết bị y tế cần thiết để ứng phó kịp thời khi có vấn đề xảy ra. Thường xuyên đưa cán bộ y tế đi học

nghiệp vụ để nâng cao, bồi dưỡng chuyên môn.

- Đối với phương tiện, trang thiết bị học tập: Phương tiện, trang thiết bị phục vụ nhu cầu học tập là rất cần thiết và là nhân tố được sinh viên quan tâm nhất, bởi vì nếu có trang thiết bị tốt và đầy đủ thì sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu cho sinh viên. Mỗi khi sinh viên có nhu cầu nghiên cứu hoặc học những môn học cần đến thiết bị thực hành thì việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có cơ hội ứng dụng lý thuyết đã học vào thực tế, rèn luyện kỹ năng và thao tác nghề nghiệp ngay khi đang học, hơn nữa giúp sinh viên phát huy tốt khả năng tìm tòi, sáng tạo của họ. Để thực hiện tốt giải pháp này, Nhà trường cần phải:

+ Kiểm tra, rà soát lại những dụng cụ, thiết bị đã cũ, lỗi thời, thậm chí hư hỏng, khấu hao hết để có kế hoạch thay thế và mua sắm mới. Việc đầu tư thay thế, mua sắm mới trang thiết bị phải đồng bộ và gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành, sát với các lĩnh vực chuyên môn ngành học của sinh viên.

+ Xây dựng thêm các giảng đường với các phòng học thoáng mát, rộng rãi, chống ồn … và trang bị các thiết bị hiện đại, đặc biệt là hạ tầng về công nghệ thông tin để tạo dịch vụ tốt cho mỗi sinh viên.

+ Lập kế hoạch thực hành cho sinh viên các Khoa để tất cả sinh viên đều có cơ hội được thực hành, thí nghiệm như nhau. Nhà trường cần quy định các Khoa lên kế hoạch cụ thể (ngày, giờ …) phân bổ lịch thí nghiệm, thực hành cho sinh viên tránh tình trạng chồng chéo giữa các Khoa. Đồng thời liệt kê những dụng cụ, thiết bị, các loại hóa chất, máy móc cần thiết sử dụng trong kỳ học để Nhà trường xem xét và trang bị thêm cho sinh viên sử dụng. Bên cạnh đó, qua thăm dò ý kiến của sinh viên, tác giả nhận thấy một số sinh viên Khoa Điện có nhu cầu muốn tham gia chế tạo robot nhưng không có điều kiện vì trường chỉ đáp ứng một phần trang thiết bị, còn lại sinh viên phải tự bỏ tiền

ra mua sắm thêm các thiết bị, mạch điện, chíp điện tử … nên sinh viên không có điều kiện tham gia phát huy năng lực, nếu có thể Nhà trường nên hỗ trợ phần kinh phí này để khuyến khích sinh viên tham gia nhiều hơn.

+ Xây dựng chính sách và kế hoạch tài chính cụ thể đối với việc mua sắm các trang thiết bị hiện đại, đắt tiền.

+ Nên phát huy tối đa công suất và khả năng sử dụng của máy móc, thiết bị hiện tại để tránh cho máy móc, thiết bị bị lạc hậu khi càng ngày có nhiều máy móc được phát minh ra hữu dụng và tiện lợi hơn bằng cách yêu cầu các giảng viên, cán bộ thí nghiệm xây dựng thêm các bài thí nghiệm mới phù hợp với từng loại thiết bị, tăng cường nghiên cứu khoa học.

+ Nâng cấp hệ thống phòng máy tính, thường xuyên cập nhật các chương trình phần mềm ứng dụng mới để sinh viên thực hành.

- Đối với cơ sở hạ tầng:

+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát cơ sở hạ tầng, kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống cơ sở vật chất để có những điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch đổi mới, nâng cấp, bào trì, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng. Tăng cường công tác vệ sinh tại các khu vực phòng học, giảng đường và nhà vệ sinh để tạo ra không khí thoáng đãng, sạch sẽ trong khuôn viên trường.

+ Hướng dẫn, nhắc nhở sinh viên thực hiện đúng nội quy sử dụng, công tác bảo quản cơ sở hạ tầng và đưa ra những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm nhằm bảo vệ tốt cơ sở hạ tầng của Nhà trường.

+ Định kỳ lấy ý kiến đóng góp từ phía giảng viên và sinh viên để kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ tốt phục vụ hiệu quả công tác giảng dạy và học tập.

- Đối với việc bố trí các phòng ban: hiện tại phòng Đào tạo nằm ở 2 phòng và phòng Khoa học công nghệ & Hợp tác quốc tế của trường cũng bố

trí ở 2 phòng khác nhau. Đề nghị sắp xếp cho 2 phòng Đào tạo ở 1 phòng và phòng KHCN&HTQT ở 1 phòng để thuận tiện cho sinh viên đến làm việc.

4.1.4. Kiến nghị về Học phí và khả năng đáp ứng

- Chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu người học, đáp ứng thị trường lao động và yêu cầu của xã hội. Nên xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với các công ty, doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên được tham quan, thực tập, tiếp xúc với môi trường thực tế nhiều hơn.

- Mặc dùTrung tâm Thông tin Học liệu có nhiều tài liệu phong phú, đa dạng nhưng số lượng sinh viên đến Trung tâm không nhiều, do đó Nhà trường cần phải có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo nhiều điều kiện cho sinh viên đến học tập, nghiên cứu tại Trung tâm bằng cách cộng điểm thưởng, với những sinh viên đến thư viện nhiều thì nên tích lũy điểm thời gian đến Trung tâm để được thời gian mượn sách lâu hơn, số lượng nhiều hơn hoặc tặng sách cho sinh viên.

- Cập nhật thường xuyên nhiều đầu sách chuyên ngành có giá trị và các tài liệu tham khảo mới bao gồm sách, báo, tạp chí trong nước và nước ngoài nhắm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên và nghiên cứu của giảng viên, đặc biệt là các tài liệu của các nước tiên tiến trên thế giới.

4.2. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên chính quy đối với dịch vụ giáo dục tại Trường Đại học Bách khoa là ít phổ biến và chưa từng thực hiện nên đây là lý do làm cho quá trình thực hiện đề tài gặp nhiều khó khăn và dẫn đến việc nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong quá trình nghiên cứu chỉ tập trung thực hiện đối với sinh viên chính quy, chưa bao gồm đối tượng sau đại học và sinh viên tại chức nên khả

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên chính quy đối với dịch vụ giáo dục tại trường đại học bách khoa đại học đà nẵng (Trang 110)