6. Bố cục đề tài
3.5.2. Nhóm nhân tố Đội ngũ giảng viên và giáo trình, tài liệu học tập
Đội ngũ giảng viên bao gồm các biến quan sát: Giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu; Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy; Giảng viên có thái độ gần gũi và thân thiện với sinh viên; Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên; Giảng viên khuyến khích sinh viên tư duy sáng tạo trong quá trình học; Giảng viên có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn mình giảng dạy.
chuyên môn cũng như nâng cao trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ, nhờ vậy số lượng giảng viên học sau đại học ở nước ngoài ngày càng cao. Nhờ tích cực tham gia các dự án hợp tác quốc tế như Dự án HEEAP, Chương trình PFIEV…, cũng như các dự án đào tạo nguồn nhân lực của quốc gia như Đề án 911, Đề án Điện hạt nhân, Dự án Phát triển giáo viên THPT&TCCN, mà nhiều giảng viên của trường được cử đi đào tạo sau đại học tại các nước tiên tiến trên thế giới, được tham dự các khoá bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và năng lực nghiên cứu ở nước ngoài. Mặc dù các giảng viên của Nhà trường có trình độ chuyên môn cao (hầu hết là học thạc sĩ và tiến sĩ ở các nước tiên tiến) nhưng rất nhiều cán bộ là giảng viên trẻ, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài giảng chưa sinh động và thu hút sinh viên, thiếu phương pháp sư phạm và khả năng truyền đạt kiến thức làm cho sinh viên khó tiếp thu.
Giáo trình, tài liệu học tập bao gồm các biến quan sát:Giáo trình, tài liệu học tập được biên soạn rõ ràng, đảm bảo nội dung chính xác và được cập nhật; Giáo trình, tài liệu học tập giúp sinh viên tự học được; Giáo trình, tài liệu học tập mỗi môn học được cung cấp đầy đủ, đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên; Cấu trúc chương trình được thiết kế mềm dẻo, linh hoạt thuận lợi cho việc học tập của sinh viên; Đề thi bao phủ nội dung kiến thức đã học.
Tại Trung tâm thông tin Học liệu của Nhà tường có 30.800 đầu sách và 251.886 số bản sách chuyên khảo, sách tham khảo, giáo trình, sách hướng dẫn bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, từ đại cương đến từng chuyên ngành đào tạo đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của sinh viên. Ngoài ra, tại các khoa đều có các thư viện mini tại văn phòng khoa/bộ môn, các thư viện mini này trang bị nhiều giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo phục vụ trực tiếp cho việc học tập hằng ngày của sinh viên, như Thư viện mini Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao PFIEV, Trung tâm Xuất sắc COE… Tại mỗi buổi đầu của
kỳ học, giảng viên đều hướng dẫn cho sinh viên các giáo trình, tài liệu liên quan đến môn học. Tuy nhiên, nhiều giáo trình, tài liệu bằng tiếng nước ngoài giáo trình hay những giáo trình, tài liệu mới tại Trung tâm chưa có làm cho sinh viên chưa tiếp cận được.
3.5.3. Nhóm nhân tốCơ sở vật chất
Theo bảng 3.16, ta thấy nhóm nhân tố Cơ sở vật chất bao gồm các biến quan sát sau: Bộ phận y tế chăm sóc sức khỏe tốt cho sinh viên khi có nhu cầu; Phòng thực hành có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết cho nhu cầu thực hành của sinh viên; Phòng học được trang bị máy chiếu, màn chiếu; Phòng máy tính có nhiều máy tính và hoạt động hiệu quả đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên; Bố trí các vị trí làm việc của các phòng chức năng hợp lý.
Trang thiết bị y tế trong phòng y tế của Nhà trường với còn sơ sài, chỉ có 1 giường đủ cho 1 sinh viên khi bị đau ốm.
Trường Đại học Bách khoa có 05 khu giảng đường, 02 khu đào tạo Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao PFIEV và Chương trình tiên tiến, bao gồm 114 phòng học chung, 08 phòng học Sau đại học, 09 phòng học dành riêng cho Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, 12 phòng học cho Chương trình tiên tiến. Các phòng học được trang bị đầy đủ thiết bị bên trong (máy chiếu, máy tính, thiết bị âm thanh...), trong đó có khoảng 263 máy chiếu (projector) . Tuy nhiên, một số máy chiếu và các thiết bị khác đã cũ, hư hỏng nên chất lượng kém, chưa đảm bảo nhu cầu của người học. Ngoài ra, Nhà trường chỉ mới đầu tư, trang bị cho 2 phòng học đa phương tiện đào tạo trực tuyến và hệ thống quản lý học tập đặt tại phòng C215, C216 thuộc Trung tâm xuất sắc, do đó chỉ có những sinh viên thuộc Trung tâm này mới được sử dụng các thiết bị hiện đại trong phòng.
Mặc dù số lượng phòng học và diện tích đáp ứng được quy mô đào tạo hiện nay, tuy nhiên vẫn còn một số phòng học thấp, nóng, chưa bảo đảm về
tiêu chuẩn chống ồn… như giảng đường khu E (nhà cấp 4), phòng học nhỏ hẹp (giảng đường khu B, các phòng học thuộc khu C). Bên cạnh đó, Nhà trường gặp nhiều khó khăn trong xây dựng cơ bản vì quỹ đất hạn chế.
Nhà trường hiện có 108 phòng thí nghiệm, 14 xưởng thực hành được phân theo từng chuyên ngành khác nhau. Trong đó có 60 phòng thí nghiệm hiện đại thuộc đề án/dự án của ĐHĐN và một số dự án hợp tác quốc tế đã đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hằng năm, Nhà trường lên kế hoạch dự trù bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp các trang thiết bị cũ hoặc mua sắm mới một số các trang thiết bị. Tuy nhiên, một số trang thiết bị cũ lạc hậu, hư hỏng nhưng kinh phí sửa chữa cao hoặc không có phụ tùng thay thế trên thị trường Việt Nam. Với các trang thiết bị hiện đại, vật tư tiêu hao có giá thành quá cao, khó tìm trên thị trường, nên việc tìm kiếm và mua sắm gặp khó khăn. Một số thiết bị khác thì chưa tận dụng hết công suất trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, chỉ mới sử dụng cho một vài bài thí nghiệm nhỏ mà chưa tận dụng để làm các bài thí nghiệm hay công trình nghiên cứu lớn hơn.
Với 13 phòng máy tính thực hành và 1.136 máy có thể đáp ứng đủ cho sinh viên trong trường. Tuy nhiên, còn một số phòng máy chưa được nâng cấp, chương trình chạy còn chậm nên sinh viên học một số chương trình có phần mềm ứng dụng còn hạn chế.
3.5.4. Nhóm nhân tốHọc phí và khả năng đáp ứng
Từ kết quả phân tích của bảng 3.27, ta thấy Nhân tố Học phí và khả năng đáp ứng được sinh viên đánh giá cao nhất (3.753) nhưng lại là nhân tố ít ảnh hưởng đến sự hài lòng (Beta = 0.114). Theo bảng 3.16, ta thấy nhóm nhân tố Cơ sở vật chất bao gồm các biến quan sát sau: Ngoài học phí, Nhà trường không thu thêm các khoản không phù hợp khác; Thực hiện việc thu học phí đúng theo quy định; Ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội;
Trung tâm Thông tin Học liệu có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên.
Sinh viên đánh giá cao nhóm nhân tố này vì Nhà trường đã thực hiện việc thu học phí đúng theo quy định của Nhà nước, không có bất cứ khoảng phải thu không hợp lý nào khiến cho sinh viên không hài lòng. Những trường hợp sinh viên thuộc hộ gia đình nghèo, Nhà trường không thu học phí theo đúng quy định đảm bảo cho sinh viên được đi học. Việc thu học phí qua thẻ ngân hàng giúp tiết kiệm thời gian của sinh viên và đồng thời tránh xảy ra tình trạng sai sót trong quá trình thu học phí trực tiếp tại phòng Kế hoạch – Tài chính của Nhà trường.
Thư viện của Trường Đại học Bách khoa được sáp nhập vào Trung tâm Thông Tin Học liệu Đại học Đà Nẵng từ năm học 2005-2006, đây là thư viện điện tử hiện đại với diện tích 5040m2 với các phòng đọc rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng phục vụ sinh viên đọc tại chỗ; phòng mượn tài liệu, giáo trình và các quầy dịch vụ thông tin đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Cán bộ, giảng viên, người học có thẻ dùng tin đều được sử dụng tất cả các dịch vụ có tại Trung tâm như dịch vụ đọc tại chỗ, mượn tài liệu về nhà, tham gia các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu và học tập, sử dụng máy tính có internet đường truyền tốc độ cao.
Sách, báo, tạp chí được được nối mạng trên trang web của Trung tâm (www.lirc.udn.vn) tạo thuận lợi cho nhân viên cũng như người dùng tin trong việc tìm kiếm thông tin, kiểm soát các thông tin cá nhân về việc mượn trả sách. Số lượng sách, tạp chí và tài liệu chuyên khảo phục vụ các chuyên ngành đào tạo, số lượng tạp chí khoa học trên thế giới được cung cấp hằng năm liên tục tăng trong các năm học vừa qua. Với 30.800 đầu sách và 251.886 số bản sách chuyên khảo, sách tham khảo, giáo trình, sách hướng dẫn bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, từ đại cương đến từng chuyên ngành đào
tạo. Tuy nhiên, do giảng viên và sinh viên có nhiều nguồn cung cấp phong phú khác nhau, nên số lượng giảng viên cũng như sinh viên đến thư viện còn hạn chế.
Trung tâm đã mua bản quyền sử dụng phần mềm tạp chí khoa học công nghệ ProQuest Central, chuyên cung cấp các bài báo, tạp chí, luận án dưới dạng tóm tắt và toàn văn nhằm phục vụ việc giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. Để việc cập nhật và tăng số lượng đầu sách phù hợp với yêu cầu sử dụng, Trung tâm thường xuyên có kế hoạch về việc bổ sung sách. Chính sách của Nhà trường khuyến khích cập nhật giáo trình của các giảng viên và dành riêng nguồn tài chính cho công tác này. Tuy nhiên, do người đọc có thể nhận tài liệu từ nhiều nguồn phong phú, nên số đầu sách giáo trình được nhập vào thư viện trong các năm vừa qua không tăng nhiều.
Trung tâm là thành viên của Hiệp hội Thư viện quốc gia, Hiệp hội Thư viện các tỉnh phía Nam, các trung tâm học liệu trên cả nước và có mối liên hệ mật thiết với các thư viện nước ngoài như Boston của Mỹ, New Zealand...
CHƯƠNG 4
HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ CÁC KIẾN NGHỊ
4.1. KIẾN NGHỊ NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÔNG QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÔNG QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT
4.1.1. Kiến nghị về Năng lực phục vụ
- Đối với thủ tục hành chính: mặc dù thủ tục hành chính đã tương đối đơn giản và thuận tiện cho sinh viên nhưng Nhà trường cũng nên có phương tiện hướng dẫn hay bảng chỉ dẫn cụ thể cho sinh viên khi sinh viên muốn giải quyết vấn đề, đặc biệt là các sinh viên mới vào trường và những sinh viên chưa nắm rõ thủ tục.
- Đối với cán bộ, nhân viên ở các phòng chức năng:
+ Thường xuyên lấy ý kiến của sinh viên về khả năng phục vụ của cán bộ, nhân viên tại các phòng chức năng để đánh giá và khắc phục những thiếu sót của cán bộ.
+ Cần lập ra những nội quy và yêu cầu về thái độ làm việc để cán bộ có thể phục vụ sinh viên một cách hiệu quả nhất.
- Đối với chương trình đào tạo: Thường xuyên cập nhật nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu việc làm của xã hội hiện nay. Nên tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp để biết được nhu cầu thực tế.
- Đối với vai trò cố vấn học tập của giáo viên chủ nhiệm: Tăng cường hơn nữa vai trò cố vấn học tập của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm phải luôn năm bắt nhanh chóng thông tin sinh viên của lớp mình để có thể can thiệp, xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh.
4.1.2. Kiến nghị về Đội ngũ giảng viên và giáo trình, tài liệu học tập
Đội ngũ giảng viên
yếu tố về đội ngũ giảng viên giữ vai trò quan trọng. Với mỗi chương trình đào tạo khác nhau, chất lượng của đội ngũ giảng dạy sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của chương trình đào tạo đó. Trong nhiều nghiên cứu cho thầy chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều vào khả năng sư phạm cũng như kiến thức và trình độ chuyên môn mà người giảng viên được đào tạo cũng như tích lũy kinh nghiệm thực tế để truyền đạt đến người học.
Theo Fallow và Steven (2000) cho rằng để đánh giá chất lượng giảng viên cần dựa vào các tiêu chí sau:
- Kiến thức chuyên môn tốt: người giảng viên phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng cả về lý thuyết và thực tiễn. Đồng thời để nâng cao chất lượng giảng dạy, giảng viên cần không ngừng cập nhật kiến thức mới đáp ứng nhu cầu giảng dạy cho người học.
- Khả năng sư phạm và truyền đạt kiến thức giỏi: bao gồm cả sự thuần thục về chuyên môn lẫn năng lực giao tiếp.
- Kinh nghiệm thực tế: giúp cho giảng viên có thể ứng dụng một cách phong phú những kinh nghiệm thực tế vào bài giảng của mình đồng thời giúp cho sinh viên cọ sát hơn với thực tế những kiến thức trong bài giảng.
- Sự hòa đồng, gần gũi, thân thiện và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của giảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giảng dạy và cũng là yếu tố giúp cho người học đạt đến chất lượng học tập cao hơn.
- Khả năng giao tiếp: giúp học viên tự suy nghĩ, phát triển tư duy sáng tạo trong quá trình học.
- Tiếp thu ý kiến phản hồi: giảng viên cần phải học cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ phía người học cũng như từ đồng nghiệp để ngày càng hoàn thiện và bổ sung thêm nhiều kiến thức cho minh.
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ rất quan trọng, lâu dài trong việc đảm bảo, nâng cao chất lượng dịch
vụ tại Nhà trường, bời vì có những giảng viên giỏi mới là cơ sở vững chắc để đào tạo ra những sinh viên giỏi. Giảng viên giỏi là những người thường xuyên nghiên cứu cũng như trao dồi thêm kinh nghiệm thực tế ứng dụng vào bài giảng giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với nguồn kiến thức sách vở. Do đó cần tập trung phát triển hơn nữa về đội ngũ giảng viên tại trường nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên. Sau đây là một số giải pháp:
- Mỗi kỳ tổ chức những cuộc hội thảo không những trao dồi về chuyên môn mà còn nhằm mục đích trao đổi, học tập, cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy cho các giảng viên.
- Thường xuyên tổ chức hội thảo tầm quốc gia, quốc tế về công nghệ thông tin, tự động hóa … tạo điều kiện cho giảng viên cơ hữu của trường hòa nhập với các nhà khoa học trong nước, từ đó tạo điều kiện cho giảng viên trình bày các đề tài nghiên cứu, công bố các bài báo trên tạp chí trong nước và quốc tế.
- Từng bước thay đổi phương pháp giàng dạy truyền thống bằng phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm tức là giảng viên luôn đối thoại, đặt vấn đề, tạo tình huống thảo luận cho sinh viên nhằm giúp giảng viên nâng cao được kỹ năng sư phạm và hiểu thêm mức độ tiếp thu bài giảng của sinh viên. Xác định, lựa chọn các phương tiện, phương pháp giảng dạy phù hợp với các bậc học, khóa học và loại hình đạo tạo trên cơ sở nắm vững các ưu, nhược điểm của từng loại phương tiện, phương pháp giảng dạy để vận dụng cho phù hợp nhằm phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo của sinh viên.
- Thêm nhiều chính sách ưu đãi đối với giảng viên, nên tạo môi trường làm việc thuận lợi để thu hút đồng thời giữ lại các giảng viên nhiều kỳ vọng, tận tâm và được đào tạo ở nước ngoài. Quan tâm đến chế độ tiền lương, chi phí